Khâm phục cặp vợ chồng làm điều gây sốc hồi sinh vùng đất chết

Kể từ năm 1998, cặp vợ chồng Brazil đã trồng hơn 2 triệu cây con của 293 loài cây, và làm trẻ hóa 1.502 mẫu rừng nhiệt đới ở vùng đất cằn cỗi tưởng như đã chết.

Khâm phục cặp vợ chồng làm điều gây sốc hồi sinh vùng đất chết
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Brazil Sebastião Salgado trở về quê nhà ở Minas Gerais, Brazil sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ như một phóng viên ảnh trong nạn diệt chủng Rwanda năm 1994, theo Theecpochtime.
Kham phuc cap vo chong lam dieu gay soc hoi sinh vung dat chet
 
Trở về quê hương với hy vọng tìm thấy niềm an ủi trong lòng một khu rừng xanh ngắt. Tuy nhiên, Minas Gerais, vùng đất trong tâm trí trước đây nay đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ có khoảng 0,5% phần đất trên khu vực là có bóng phủ của cây cối. Nơi từng là thiên đường cho loài cây nhiệt đới đã biến thành một vùng đất cằn cỗi không cây và không có động vật hoang dã.
Kham phuc cap vo chong lam dieu gay soc hoi sinh vung dat chet-Hinh-2
Vợ của ông Sebastião Salgado, bà Lélia, đã đề nghị trồng lại toàn bộ khu rừng. 
Theo Captain-planet, trong một cuộc phỏng vấn, ông mô tả vùng đất này đã “đau ốm”, và ông phải giúp đỡ quê hương theo cách nào đó để quê mình không trở thành một vùng đất hoang khác như nhiều khu rừng trong thời hiện đại đang trở thành.
Kham phuc cap vo chong lam dieu gay soc hoi sinh vung dat chet-Hinh-3
 Khu rừng ban đầu cây cối chỉ chiếm 0,5%.
Để thực hiện kế hoạch, cặp vợ chồng đã truyền cảm hứng trồng lại khu rừng tới nhiều người, kêu gọi gây quỹ để có tiền bạc trồng cây. Đến tháng 4/1988, Salgado đã thành lập Viện Instituto Terra với động lực biến đổi vùng đất cằn cỗi thành khu rừng trù phú khi xưa.
Vào thời điểm khởi ban đầu, vợ chồng ông đã thuê hơn 24 người công nhân, và sau đó, đã có nhiều tình nguyện viên tham gia trồng rừng cùng ông trong nhiều năm. Chẳng mấy chốc, công việc vất vả của họ đã đơm hoa kết trái, khi mà những loài cây nhiệt đới có nguồn gốc bản địa đã bắt đầu phát triển trở lại.
Họ đã nhận được sự quyên góp với hơn 1 triệu cây con để tạo ra một khu rừng rậm rạp. Khu rừng trồng thủ công bao gồm hầu hết các giống cây bụi và những loài cây địa phương. Hình ảnh vệ tinh mới nhất đã tiết lộ một lớp rừng xanh mát dịu đã bao phủ khu vực từng là một khu vực bị tàn phá khô cằn.
Kham phuc cap vo chong lam dieu gay soc hoi sinh vung dat chet-Hinh-4
 
Kể từ năm 1998, họ đã trồng hơn 2 triệu cây con của 293 loài cây, và làm trẻ hóa 1.502 mẫu rừng nhiệt đới. Khu vực giàu đa dạng sinh học gần đây đã được công bố là một Khu bảo tồn di sản thiên nhiên tư nhân (Private Natural Heritage Reserve - PNHR).
Theo 9gag, dự án trồng rừng của ông bà Salgado và Lélia chắc chắn là một trong những sáng kiến môi trường lớn nhất trên thế giới. Khu rừng cũng đã giúp kiểm soát xói mòn đất, và làm hồi sinh các nguồn suối tự nhiên trong khu vực.
8 con suối trước đây đã khô cạn, nay đã chảy với tốc độ khoảng 20 lít nước một phút, làm giảm nguy cơ cho khu vực dễ bị hạn hán bởi thiên tai. Thêm vào đó, điều thú vị nhất là 172 loài chim đã quay trở lại, trong đó có 6 loài đã có nguy cơ tuyệt chủng. 33 loài động vật có vú đã quay trở lại, trong số đó có 2 loài dễ bị tổn thương và sắp tuyệt chủng trên toàn thế giới. Ngoài ra có sự trở về của 293 loài thực vật, 15 loài bò sát và 15 loài lưỡng cư, theo Captain-planet.
Có những tranh cãi về biến đổi khí hậu, và rừng của ông Salgado cũng như một minh chứng rằng xu hướng có thể đảo ngược. Khu rừng cũng đã mang lại kết quả lượng mưa nhiều hơn cho khu vực, thời tiết mát mẻ hơn và mang lại sự thay đổi mạnh mẽ đáng mong đợi trong vấn đề khí hậu.

Hơn 20 năm cực nhọc trồng 200 ha rừng mà không...bán gỗ

Sở hữu cánh rừng tiền tỷ hơn 20 năm tuổi với nhiều loại cây, nhưng lão nông Võ Văn Ten vẫn quyết dành lại cho mai sau chứ chưa từng nghĩ đến việc chặt rừng bán gỗ.

Hơn 20 năm cực nhọc trồng 200 ha rừng mà không...bán gỗ
Dưới tán rừng đó, ông Ten trồng các loại cây công nghiệp, xen cây ngắn ngày đang cho năng suất vượt trội . Người dân trong xã, ngoài huyện đều tấm tắc khen, ông Ten trồng cây bằng tâm huyết mà cả một phần đời ông đã gắn vào.

Nghe chuyện về "thủ phủ” rừng quế Tây Bắc trên 500 tỷ đồng

Văn Yên là “thủ phủ” của rừng quế Tây Bắc, với diện tích 40.019,2ha, sản lượng khai thác mỗi năm trên 9.000 tấn quế vỏ, tổng giá trị thu nhập khoảng 540 tỷ đồng.

Nghe chuyện về "thủ phủ” rừng quế Tây Bắc trên 500 tỷ đồng
Rừng quế Tây Bắc trở nên vô cùng thiêng liêng đối với họ, mỗi năm người ta đều tổ chức cúng rừng, cúng người đã tìm ra cây quế giúp cho cuộc sống họ trở nên giàu có, sung túc bội phần…

“Vua phi lao” làm cha nuôi 50 người lâm nạn biển

Cuộc chiến bảo vệ rừng phi lao của cụ có khi còn gian nan gấp vạn lần gian khổ trồng cây.

“Vua phi lao” làm cha nuôi 50 người lâm nạn biển
“Vua phi lao” xứ Nghệ

Đọc nhiều nhất

Tin mới