Khám phá tài lẻ của máy bay huấn luyện Yak-130 Nga

(Kiến Thức) - Mặc dù là một máy bay huấn luyện song Yak-130 có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu một cách xuất sắc.

Khám phá tài lẻ của máy bay huấn luyện Yak-130 Nga

Yak-130 là loại máy bay huấn luyện phản lực kiêm chiến đấu hạng nhẹ được phát triển bởi Cục thiết kế Yakovlev. Yak-130 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1996, đi vào phục vụ trong Không quân Nga với vai trò máy bay huấn luyện từ năm 2009.

Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực AL-222-25 với hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số FADEC. Động cơ cung cấp lực đẩy 24,52 kN/chiếc, giúp Yak-130 đạt tốc độ tối đa 1.050km/h. Qua đó, phi công học viên có thể làm quen với cảm giác tốc độ siêu âm trên các chiến đấu cơ thế hệ 4++.

Thiết kế của Yak-130 đặc trưng cho một máy bay huấn luyện tiên tiến. Nó được trang bị hệ thống điện tử kỹ thuật số kiến trúc mở, buồng lái nhà kính hiện đại. Hệ thống kiểm soát bay “fly-by-wire” kỹ thuật số, phi công phía trước được trang bị một màn hình hiển thị HUD, hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ bay HMSS.

Yak-130 là một máy bay huấn luyện phi công phản lực xuất sắc.
 Yak-130 là một máy bay huấn luyện phi công phản lực xuất sắc.

Máy bay có hệ thống mô phỏng huấn luyện hiện đại cho phép mô phỏng các đặc tính của tiêm kích thế hệ 4++ và tiêm kích thế hệ 5. Nhà sản xuất tuyên bố Yak-130 có thể đảm nhiệm tới 80% chương trình huấn luyện bay thử nghiệm.

Có thể nói rằng, Yak-130 là một trong những máy bay huấn luyện phi công phản lực hàng đầu thế giới hiện nay. Tuy vậy đó chưa phải là điểm nổi bật nhất của máy bay này. Bên cạnh khả năng huấn luyện xuất sắc, Yak-130 còn là một máy bay chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến không thua kém các chiến đấu cơ thực thụ.

Để đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu hạng nhẹ, Yak-130 được trang bị một màn hình hiển thị HUD cho phép nhắm các mục tiêu trên không cũng như dưới mặt đất. HUD này được hỗ trợ bởi hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ bay HMSS. Một hệ thống định vị toàn cầu có thể sử dụng tín hiệu GPS hay GLONASS, một hệ thống tham khảo quán tính để nhắm mục tiêu.

Bên cạnh đó, Yak-130 còn có thể mang theo các thiết bị tìm kiếm-chỉ thị mục tiêu gắn ngoài để sử dụng các loại vũ khí có điều khiển. Yak-130 có thể mang theo tải trọng vũ khí 3.000kg bao gồm các loại tên lửa, bom, rocket có hoặc không có điều khiển.

Các mục tiêu trên không điển hình

Yak-130 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không điển hình như máy bay chiến đấu hạng nhẹ, máy bay không người lái (UAV), trực thăng tấn công, vận tải các loại. Với nhiệm vụ này, Yak-130 sẽ mang theo 2-4 tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn bằng hồng ngoại R-73E.

Cấu hình vũ khí gồm 4 tên lửa R-73E, 2 bom thông minh KAB-500Kr, 2 pod phóng rocket không điều khiển.
Cấu hình vũ khí gồm 4 tên lửa R-73E, 2 bom thông minh KAB-500Kr, 2 pod phóng rocket không điều khiển.

Mục tiêu UAV hay trực thăng sẽ được khóa bằng hệ thống tìm kiếm-chỉ thị mục tiêu trên mũ bay, nó tương thích với tên lửa R-73E giúp phi công có thể khai hỏa chỉ bằng một cái ngoái đầu. Đầu dò hồng ngoại đa kênh của R-73E có góc nhìn rất lớn cho phép tấn công mục tiêu với góc 60 độ so với mũi của máy bay.

Bên cạnh tên lửa R-73E, Yak-130 còn có thể tiêu diệt các mục tiêu đường không nói trên bằng ụ pháo gắn ngoài SNPU-130 chứa 2 pháo GSh-23L 23mm. Mục tiêu sẽ được khóa bằng hệ thống trên màn hình HUD.

Các mục tiêu mặt đất điển hình

Yak-130 có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất như: Căn cứ không quân không có mái che, các mục tiêu nhỏ như xe quân sự các loại, căn cứ ngầm, tàu tải trọng nhỏ. Với nhiệm vụ tấn công các căn cứ không quân lộ thiên, Yak-130 sẽ mang theo bom không điều khiển nặng 500kg cùng 2 pod gây nhiễu.

Yak-130 thể hiện vai trò xuất sắc trong các nhiệm vụ chiến đấu hạng nhẹ.
 Yak-130 thể hiện vai trò xuất sắc trong các nhiệm vụ chiến đấu hạng nhẹ.

Mục tiêu sẽ được nhắm bằng màn hình hiển thị HUD. Với các mục tiêu nhỏ như xe quân sự, xe mang phóng tên lửa phòng không vác vai tự chế. Yak-130 sẽ mang theo ụ pháo 23mm gắn ngoài kết hợp với rocket không điều khiển S-8, S-13 hoặc S-25.

Với các mục tiêu như tàu tải trọng thấp, Yak-130 sẽ mang theo 2 bom thông minh KAB-500Kr. Đây là một loại bom dẫn hướng bằng kênh TV cho phép bám theo những mục tiêu di chuyển.
Còn với mục tiêu căn cứ ngầm, tọa độ mục tiêu sẽ được nạp vào bộ nhớ với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS/GLONASS. Bom thông minh KAB-500Kr tiếp tục là lựa chọn lý tưởng cho nhiệm vụ này.

Các chương trình nâng cấp

Yak-130 liên tục được cập nhật các gói nâng cấp nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Đầu tiên phải kể đến là gói nâng cấp tối thiểu M1 - Yak-130 sẽ được trang bị một hệ thống tìm kiếm mục tiêu và định tầm laser. Hệ thống này giúp tăng độ chính xác của các vũ khí không điều khiển từ 2-2,5 lần so với trước.

Bổ sung thêm 2 bộ thu phát giúp làm tăng độ tin cậy của thông tin vô tuyến giúp máy bay hoạt động tốt hơn trên mặt đất hay bay lướt trên mặt biển.
Gói nâng cấp M2 được bổ sung thêm thiết bị tiếp nhiên liệu trên không cho phép mở rộng phạm vi hoạt động.

Bổ sung thêm pod tìm kiếm-chỉ thị mục tiêu quang học gắn ngoài cho phép mở rộng sử dụng các loại vũ khí có điều khiển. Yak-130 M2 có khả năng thực hiện nhiệm vụ bất kể ngày đêm kết hợp với 2 pod gây nhiễu cho phép bảo vệ máy bay trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của đối phương.

Yak-130 là một lựa chọn lý tưởng cho nhiệm vụ huấn luyện phi công tiêm kích phản lực cũng như thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu hạng nhẹ khi cần thiết.

Nhà máy sản xuất máy bay huấn luyện Yak-130

Nhà máy sản xuất máy bay huấn luyện Yak-130
Trong kế hoạch trung hạn, Irkut sẽ sản xuất khoảng 250 chiếc Yak-130 cho Không quân Nga và khách hàng nước ngoài. Trong đó, nhiều nguồn tin Nga đã hé lộ khả năng xuất khẩu Yak-130 sang Việt Nam để thay thế các máy bay huấn luyện L-39 đang có trong biên chế Không quân Việt Nam.
 Trong kế hoạch trung hạn, Irkut sẽ sản xuất khoảng 250 chiếc Yak-130 cho Không quân Nga và khách hàng nước ngoài. Trong đó, nhiều nguồn tin Nga đã hé lộ khả năng xuất khẩu Yak-130 sang Việt Nam để thay thế các máy bay huấn luyện L-39 đang có trong biên chế Không quân Việt Nam.

Cận cảnh một chiếc Yak-130 đang được lắp ráp tại nhà máy sản xuất máy bay Irkut. Yak-130 được chế tạo cho nhiệm vụ huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu thế hệ 4+ và thế hệ 5.
 Cận cảnh một chiếc Yak-130 đang được lắp ráp tại nhà máy sản xuất máy bay Irkut. Yak-130 được chế tạo cho nhiệm vụ huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu thế hệ 4+ và thế hệ 5.

Yak-130 là loại máy bay huấn luyện thế hệ mới nhất của Nga, sẽ thay thế cho loại máy bay huấn luyện L-39 trong Không quân Nga.
 Yak-130 là loại máy bay huấn luyện thế hệ mới nhất của Nga, sẽ thay thế cho loại máy bay huấn luyện L-39 trong Không quân Nga.

Yak-130 là máy bay huấn luyện phi công kiêm chiến đấu hạng nhẹ do Phòng thiết kế Yakovlev phát triển vào năm 1996. Trong ảnh là hai kỹ thuật viên đang lắp đặt các thiết bị điện tử cho Yak-130.
 Yak-130 là máy bay huấn luyện phi công kiêm chiến đấu hạng nhẹ do Phòng thiết kế Yakovlev phát triển vào năm 1996. Trong ảnh là hai kỹ thuật viên đang lắp đặt các thiết bị điện tử cho Yak-130.

Bên cạnh việc lắp ráp Yak-130, nhà máy Irkut hiện gấp rút hoàn thành việc nâng câp tiêm kích Su-30K cho khách hàng nước ngoài.
 Bên cạnh việc lắp ráp Yak-130, nhà máy Irkut hiện gấp rút hoàn thành việc nâng câp tiêm kích Su-30K cho khách hàng nước ngoài.

Yak-130 là loại máy bay huấn luyện tiên tiến do đó việc tiếp xúc với Yak-130 sẽ giúp phi công tiếp cận nhanh hơn với các hệ thống điện tử phức tạp trên máy bay chiến đấu thế hệ 4+ và thế hệ 5.
 Yak-130 là loại máy bay huấn luyện tiên tiến do đó việc tiếp xúc với Yak-130 sẽ giúp phi công tiếp cận nhanh hơn với các hệ thống điện tử phức tạp trên máy bay chiến đấu thế hệ 4+ và thế hệ 5.

Điểm nổi bật của Yak-130 là được trang bị hệ thống điện tử kỹ thuật số với cấu trúc mở. Hệ thống "fly-by-wire" kỹ thuật số với 4 kênh tín hiệu. Mũ bay tích hợp, màn hình hiển thị HUD.
 Điểm nổi bật của Yak-130 là được trang bị hệ thống điện tử kỹ thuật số với cấu trúc mở. Hệ thống "fly-by-wire" kỹ thuật số với 4 kênh tín hiệu. Mũ bay tích hợp, màn hình hiển thị HUD.

Ngoài nhiệm vụ chính là huấn luyện phi công, Yak-130 còn có khả năng thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ với tải trọng vũ khí mang theo lên đến 3 tấn. Yak-130 có thể sử dụng vũ khí có và không có điều khiển.
 Ngoài nhiệm vụ chính là huấn luyện phi công, Yak-130 còn có khả năng thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ với tải trọng vũ khí mang theo lên đến 3 tấn. Yak-130 có thể sử dụng vũ khí có và không có điều khiển.

Yak-130 trang bị 2 động cơ phản lực AL-222-25 với hệ thống kiểm soát kỹ thuật số FADEC. Máy bay đạt tốc độ tối đa khoảng hơn 1.000 km/h. Với vận tốc này, phi công làm quen với tốc độ siêu âm trên các tiêm kích thế hệ 4+.
 Yak-130 trang bị 2 động cơ phản lực AL-222-25 với hệ thống kiểm soát kỹ thuật số FADEC. Máy bay đạt tốc độ tối đa khoảng hơn 1.000 km/h. Với vận tốc này, phi công làm quen với tốc độ siêu âm trên các tiêm kích thế hệ 4+.

Một chiếc Yak-130 vừa lắp ráp xong còn chưa được sơn phủ đang thực hiện chuyến bay thử nghiệm. Hiện Yak-130 thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng quốc tế nhằm thay thế phi đội huấn luyện lạc hậu của họ. Theo một số nguồn tin, Việt Nam đã đặt hàng 8 chiếc Yak-130.
 Một chiếc Yak-130 vừa lắp ráp xong còn chưa được sơn phủ đang thực hiện chuyến bay thử nghiệm. Hiện Yak-130 thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng quốc tế nhằm thay thế phi đội huấn luyện lạc hậu của họ. Theo một số nguồn tin, Việt Nam đã đặt hàng 8 chiếc Yak-130.

Các chuyên gia và kỹ thuật viên thảo luận những vấn đề kỹ thuật sau khi bay thử nghiệm. Thông thường sau lần bay thử nghiệm, máy bay sẽ tiếp tục được hiệu chỉnh để hoàn thiện đặc tính kỹ thuật.
 Các chuyên gia và kỹ thuật viên thảo luận những vấn đề kỹ thuật sau khi bay thử nghiệm. Thông thường sau lần bay thử nghiệm, máy bay sẽ tiếp tục được hiệu chỉnh để hoàn thiện đặc tính kỹ thuật.

Hiện Irkut giới thiệu gói nâng cấp trang bị hệ thống dẫn đường quang điện cho Yak-130 để sử dụng các loại vũ khí có điều khiển nhằm làm tăng khả năng tấn công chính xác của máy bay.
 Hiện Irkut giới thiệu gói nâng cấp trang bị hệ thống dẫn đường quang điện cho Yak-130 để sử dụng các loại vũ khí có điều khiển nhằm làm tăng khả năng tấn công chính xác của máy bay.

Ngắm “lớp học trên trời” tương lai của Không quân Việt Nam

(Kiến Thức) - Tương lai, có thể các học viên phi công Không quân Việt Nam sẽ được học tập trên máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến Yak-130.

Ngắm “lớp học trên trời” tương lai của Không quân Việt Nam
Theo hãng thông tấn Ria Novosti, Việt Nam đã từng bày tỏ sự quan tâm tới việc mua máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến Yak-130 Mitten do Nga sản xuất. Ngoài Việt Nam, các quan chức Nga cũng tiết lộ thêm rằng, Malaysia và Philippiens cũng “ngắm nghía” Yak-130 nhằm thay thế cho máy bay huấn luyện – chiến đấu thế hệ cũ.
 Theo hãng thông tấn Ria Novosti, Việt Nam đã từng bày tỏ sự quan tâm tới việc mua máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến Yak-130 Mitten do Nga sản xuất. Ngoài Việt Nam, các quan chức Nga cũng tiết lộ thêm rằng, Malaysia và Philippiens cũng “ngắm nghía” Yak-130 nhằm thay thế cho máy bay huấn luyện – chiến đấu thế hệ cũ.
Yak-130 do Cục thiết kế Yakovlev (Nga) và Aermacchi hợp tác thiết kế phát triển từ đầu những năm 1990. Mẫu thử nghiệm đầu tiên mang tên Yak/AEM-130D đã bay thử lần đầu vào năm 1996. Khi quan hệ hợp tác đổ vỡ, dựa trên thiết kế ban đầu, Yakovlev phát triển thành mẫu Yak-130 còn Aermacchi phát triển thành M346 Master. Hiện, cả 2 loại đều được xem là những máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực hiện đại nhất thế giới.
Yak-130 do Cục thiết kế Yakovlev (Nga) và Aermacchi hợp tác thiết kế phát triển từ đầu những năm 1990. Mẫu thử nghiệm đầu tiên mang tên Yak/AEM-130D đã bay thử lần đầu vào năm 1996. Khi quan hệ hợp tác đổ vỡ, dựa trên thiết kế ban đầu, Yakovlev phát triển thành mẫu Yak-130 còn Aermacchi phát triển thành M346 Master. Hiện, cả 2 loại đều được xem là những máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực hiện đại nhất thế giới. 

Việt Nam có thể tăng hạn sử dụng An-26, L-39?

(Kiến Thức) - Trong nhiều năm tới, Không quân Nhân dân Việt Nam có thể tiếp tục sử dụng máy bay vận tải và máy bay huấn luyện chiến đấu hệ cũ An-26, L-39. 

Việt Nam có thể tăng hạn sử dụng An-26, L-39?

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới