Khám phá ngôi chùa là “điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt”

Khám phá ngôi chùa là “điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt”

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2475/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua những nét nổi bật của ngôi chùa cổ nổi tiếng này.

Nằm trên núi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) là một ngôi chùa cổ được cả nước biết đến.
Nằm trên núi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) là một ngôi chùa cổ được cả nước biết đến.
Theo một số sử liệu, chùa được thành lập từ thế kỷ 6-7 nhưng đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn trong lịch sử. Năm 1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.
Theo một số sử liệu, chùa được thành lập từ thế kỷ 6-7 nhưng đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn trong lịch sử. Năm 1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.
Quần thể kiến trúc của chùa Tây Phương bắt đầu từ chân núi Câu Lâu. Các công trình từ dưới lên gồm Tam quan hạ, Tam quan thượng, chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn các công trình khác như nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà Khách và một số am thờ.
Quần thể kiến trúc của chùa Tây Phương bắt đầu từ chân núi Câu Lâu. Các công trình từ dưới lên gồm Tam quan hạ, Tam quan thượng, chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn các công trình khác như nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà Khách và một số am thờ.
Chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng được gọi chung là chùa chính, là hạng mục trung tâm của chùa Tây Phương, có kết cấu kiến trúc chữ Công với ba tòa nhà liền kề được ngăn cách bởi khoảng sân trời thoáng đãng.
Chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng được gọi chung là chùa chính, là hạng mục trung tâm của chùa Tây Phương, có kết cấu kiến trúc chữ Công với ba tòa nhà liền kề được ngăn cách bởi khoảng sân trời thoáng đãng.
Mỗi tòa nhà có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần mộc mạc, điểm những cửa sổ tròn với biểu tượng sắc và không. Các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh, trong khắc hình cánh sen.
Mỗi tòa nhà có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần mộc mạc, điểm những cửa sổ tròn với biểu tượng sắc và không. Các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh, trong khắc hình cánh sen.
Mái lợp có hai lớp ngói: Mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót, còn gọi là ngói chiếu, hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn.
Mái lợp có hai lớp ngói: Mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót, còn gọi là ngói chiếu, hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn.
Chùa Tây Phương là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ.
Chùa Tây Phương là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ.
Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long… đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù… rất tinh xảo được tạo ra dưới bàn tay thợ tài hoa của các nghệ nhân mộc xứ Đoài.
Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long… đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù… rất tinh xảo được tạo ra dưới bàn tay thợ tài hoa của các nghệ nhân mộc xứ Đoài.
Trong chùa có 64 pho tượng cổ cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi. Các tượng tạc bằng gỗ mít được sơn son thếp vàng.Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ pháp, cao chừng 3 mét, trang nghiêm phúc hậu.
Trong chùa có 64 pho tượng cổ cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi. Các tượng tạc bằng gỗ mít được sơn son thếp vàng.Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ pháp, cao chừng 3 mét, trang nghiêm phúc hậu.
Đặc biệt, bộ tượng “18 vị La hán chùa Tây Phương” được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Bộ tượng này gồm hai tượng đặt ở chùa Trung và 16 tượng ở chùa Thượng, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam.
Đặc biệt, bộ tượng “18 vị La hán chùa Tây Phương” được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Bộ tượng này gồm hai tượng đặt ở chùa Trung và 16 tượng ở chùa Thượng, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam.
Các bức tượng được tạo hình với những dáng điệu, biểu cảm nét mặt vô cùng sinh động, là nguồn cảm hứng cho nhà thơ Huy Cận sáng tác những câu thơ lay động lòng người trong bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”.
Các bức tượng được tạo hình với những dáng điệu, biểu cảm nét mặt vô cùng sinh động, là nguồn cảm hứng cho nhà thơ Huy Cận sáng tác những câu thơ lay động lòng người trong bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”.
Bên cạnh giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật, chùa Tây Phương còn nổi tiếng ở cảnh quan đẹp, tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu sừng sững giữa vùng đồng bằng màu mỡ, ẩn chứa những quan niệm phong thủy huyền bí của người xưa...
Bên cạnh giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật, chùa Tây Phương còn nổi tiếng ở cảnh quan đẹp, tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu sừng sững giữa vùng đồng bằng màu mỡ, ẩn chứa những quan niệm phong thủy huyền bí của người xưa...
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT