Khám phá nét độc đáo quần thể lăng mộ Quận công Nguyễn Thế Lai

Lăng Quận công Nguyễn Thế Lai được xem là một trong những lăng đá cổ kính xứ Kinh Bắc với kiến trúc đá ong độc đáo.

Khám phá nét độc đáo quần thể lăng mộ Quận công Nguyễn Thế Lai

Khám phá nét độc đáo quần thể lăng mộ Quận công Nguyễn Thế Lai ảnh 1

Đá ong nâu là vật liệu chủ đạo trong lăng Quận công Nguyễn Thế Lai tọa lạc tại thôn Hạc Lâm, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Theo tiến sĩ Lê Đình Trọng – Viện Khảo cổ học Việt Nam, vào thế kỷ 17, khi nhà Lê quay trở lại quản lý Thăng Long và đất nước thì một loại hình kiến trúc lăng mộ được phát triển rầm rộ, có mặt ở nhiều nơi. Từ đó, đã đóng góp được rất nhiều giá trị khoa học lịch sử và nghệ thuật điêu khắc cho nền kiến trúc Việt Nam.

Xứ Kinh Bắc nói chung và mảnh đất Hiệp Hòa (Bắc Giang) nói riêng vốn là nơi giàu truyền thống văn hóa, đặc biệt là truyền thống khoa bảng, thi cử, địa linh nhân kiệt.

Từ năm 1554 – 1787, riêng mảnh đất Hà Bắc (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang) đã có 199 vị đỗ tiến sĩ làm quan lớn trong triều đình.

Những vị quan đó có công lớn trong việc xây dựng bảo vệ nước nhà. Khi già trở về quê hương được nhà vua ban thưởng nhiều bổng lộc và cho phép lập thành lăng mộ để làm chỗ an nghỉ vĩnh hằng cho mình. Và lăng Quận công Nguyễn Thế Lai tọa lạc tại thôn Hạc Lâm, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cũng là một nơi như thế.

Khám phá nét độc đáo quần thể lăng mộ Quận công Nguyễn Thế Lai ảnh 2

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đối với quần thể di tích lăng đá Quận công Nguyễn Thế Lai

Quận công Nguyễn Thế Lai vốn là người có tiếng thơm ở trong triều đình, công danh vinh hiển. Ông luôn lấy sự nhân nhượng để tiếp đãi với người, lấy ơn huệ để ban cho đời, trừ diệt điều ác, thương xót những người cô quả, làm nhiều điều thiện nên mọi người ai cũng kính nể tôn ông làm hậu thần.

Sinh thời, ông đã lấy tiền ruộng của mình ban cho dân làm ruộng hậu, ruộng thờ cúng nên ông được dân thờ phụng mãi mãi. Khi làm quan tới tuổi già, ông xin về hưu trí ở thôn Hạc Lâm, ông cho thợ đẽo đá, làm lăng.

Văn bia tọa lạc trong đình làng Hạc Lâm dựng từ năm 1766 hiện còn ghi rõ tấm lòng công đức này của tướng công. Bia chép: “Khi làm quan Quận công Nguyễn Thế Lai nổi tiếng là người thanh liêm, hòa kính với mọi người, giàu lòng thương dân, luôn luôn quan tâm đến người dân quê nhà".

Khi đó, thuyên trung hầu Nguyễn Thế Lai đã cấp cho bản xã 300 quan tiền cổ và 3 mẫu ruộng tốt để thu hoa lợi chi dùng việc cung... Trong bia còn ghi rõ việc tế lễ Tứ quý kỳ phúc của dân tiến hành như thế nào và việc sắm lễ và phối hưởng ra sao cùng các nghi thức khác…

Con cháu dòng họ Nguyễn Thế kể lại rằng, trước đây quần thể lăng của Quận công Nguyễn Thế Lai trải rộng khoảng 4-5 sào ruộng. Nhưng biến cố lịch sử khiến diện tích thực tế hiện tại chỉ còn khoảng hơn 300m2. Dù diện tích có bị thu hẹp nhưng quần thể kiến trúc ở khu lăng mộ này vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn với các khối đá ong nâu.

Khám phá nét độc đáo quần thể lăng mộ Quận công Nguyễn Thế Lai ảnh 3

Tượng dũng sĩ được chạm trổ rất tinh xảo với những họa tiết trên quần áo và khuôn mặt đầy thần thái

Dẫn vào khu mộ phần được trổ cửa với hình thức mái vòm cao khoảng trên 1,4m. Trước mộ phần về hướng tây có một ban thờ cao 1,4 m rộng 1,5x1,5m cũng được làm hoàn toàn bằng đá ong nâu.

Phần mộ của lăng Quận công Nguyễn Thế Lai được bao quanh bởi 4 bức tường đá ong nâu với chiều dài 4 cạnh khoảng 15m, bề mặt tường rộng 40-50cm, cao khoảng 2m. Những khối đá ong hình chữ nhật xếp chồng lên nhau được gắn kết bằng loại vữa truyền thống trong vật liệu gắn kết xây dựng các công trình kiến trúc cổ.

Phía trước ban thờ là 2 dũng sĩ cao khoảng 1,5m làm bằng chất liệu đá được tạc hết sức tinh xảo. Tay phải dũng sĩ cầm đao, tay trái để trước ngực thể hiện sự tôn kính với người đã khuất. Từ những họa tiết trên quần áo cho đến chi tiết trên khuôn mặt của 2 pho tượng này đều được chạm trổ hết sức tỉ mỉ và tinh tế.

Đặc biệt hơn nữa, hiện nay dòng họ Nguyễn Thế vẫn còn lưu giữ được 4 đạo sắc phong của triều đình nhà Lê ban cho Quận công Nguyễn Thế Lai năm Quý Mùi (1763).

Sắc phong có dấu đỏ của triều đình, được thể hiện trên nền giấy dó khổ 40x70cm. Hiện trạng của sắc phong dường như vẫn còn nguyên vẹn khi trải qua gần 300 năm thăng trầm của lịch sử.

Nội dung sắc phong thể hiện, trong thời gian cư quan nhậm chức 1763-1775, Quận công Nguyễn Thế Lai 3 lần được triều đình ban tặng chức tước, từ tước Bá đến tước Hầu rồi cao nhất là tước Công. Đặc biệt, năm 1775, ông được phong tặng 2 lần liền vì có công lao thảo Thanh Hoa, Sơn Tây và tuyên hưng đẳng đạo.

Khám phá nét độc đáo quần thể lăng mộ Quận công Nguyễn Thế Lai ảnh 4
Một trong 4 đạo sắc phong triều đình ban tặng cho Quận công Nguyễn Thế Lai

Từ những chức tước đã từng được phong như vậy, Quận công Nguyễn Thế Lai được dự vào hàng Chánh tam phẩm và có rất nhiều bổng lộc và người hầu hạ.

Với những giá trị văn hóa lịch sử của lăng đá Quận công Nguyễn Thế Lai, đầu năm 2019, Phòng Văn hóa và thông tin huyện Hiệp Hòa đã đề nghị Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang xếp hạng di tích này thành di tích cấp tỉnh để quần thể kiến trúc này được quan tâm và bảo tồn đúng mức.

Từ đề nghị này, cuối năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đối với quần thể di tích lăng đá Quận công Nguyễn Thế Lai.  

Đem đồ cổ bán đồng nát, ông lão phá kỷ lục thế giới

Ông lão không ngờ rằng sự việc tình cờ tìm thấy những món đồ cổ của mình lại

Đem đồ cổ bán đồng nát, ông lão phá kỷ lục thế giới

Bối cảnh của sự việc xảy ra vào năm 1970 tại làng Đài Tây, thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, một ông lão đã vô tình tìm thấy chục cục sắt có hình thù kỳ dị khi đang chăn cừu trên núi. Trong mắt ông lão, những món đồ cổ kia chỉ là đồ đồng nát có thể mang ra nơi thu mua phế liệu bán sắt kiếm chút tiền.

Dem do co ban dong nat, ong lao pha ky luc the gioi

Những cục sắt ông lão tưởng là đồ đồng nát hóa ra đều là đồ đồng cổ vô cùng giá trị. (Ảnh: Kknews)

Nhưng, khi ông mang những cục sắt này về thị trấn, ông chủ trạm phế liệu một mực từ chối mua chúng. Hóa ra, ông chủ này ít nhiều cũng biết về đồ cổ, thoáng nhìn đã nhận ra ngay, ánh xanh trên những cục sắt nọ chắc chắn phải là đồ đồng cổ nên đã nhất quyết không nhận.

Sau đó, không biết vì sao một nhóm chuyên gia biết được tin tức này, họ lập tức tới gặp ông lão chăn cừu. Cuối cùng, các nhà khảo cổ đã xác định rằng những cục sắt nọ đích thực là đồ đồng cổ. Họ vui mừng vội vàng hỏi ông lão về nơi tìm thấy những kho báu ở đâu.

Dem do co ban dong nat, ong lao pha ky luc the gioi-Hinh-2

Từ địa điểm ông lão tìm thấy đồ cổ, các chuyên gia đã tìm thấy một khu lăng mộ có quy mô rất lớn. (Ảnh: Kknews)

Dưới sự hướng dẫn của ông lão, chẳng bao lâu, các chuyên gia đã tìm ra một khu lăng mộ cổ lớn với hơn 100 ngôi mộ nhỏ bên trong. Lăng mộ có niên đại từ thời nhà Thương, tức là hơn 3.400 năm trước. Nó được xây rất khéo nên may mắn chưa bị nhóm trộm mộ nào phát hiện.

Sau nhiều ngày khai quật, nhóm khảo cổ đã tìm được hơn 3.000 đồ đồng cổ cùng nhiều đồ gốm sứ, đồ trang sức bằng vàng và đồ trang trí sơn mài. Việc tìm thấy lăng mộ cùng những món đồ cổ này được coi là một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất của Trung Quốc lúc bấy giờ.

Dem do co ban dong nat, ong lao pha ky luc the gioi-Hinh-3

Lưỡi rìu sắt với cán làm bằng đồng được chế tác lâu đời nhất thế giới được tìm thấy tại đây. (Ảnh: Kknews)

7 kỷ lục thế giới

Không chỉ vậy, những món đồ cổ được tìm thấy đã được xác nhận lập được 7 kỷ lục thế giới mới. Cụ thể là:

Kỷ lục thứ 1: Lưỡi rìu bằng sắt cán đồng được chế tác sớm nhất thế giới, có niên đại hơn 3.400 năm.

Kỷ lục thứ 2: Xỉ sắt lâu đời nhất thế giới. Trong quá trình khai quật những ngôi mộ cổ tại Đài Tây, các chuyên gia đã tìm thấy rất nhiều xỉ sắt, quặng sắt, điều này chứng tỏ người Trung Quốc đã luyện sắt từ thời Thương.

Kỷ lục thứ 3: Trong một ngôi mộ, nhóm khảo cổ đã tìm thấy một chiếc liềm được bằng đá, tuy nhiên nó vốn không phải là công cụ lao động mà là một mảnh của con dao mổ có tên gọi là Biêm liêm. Và nó đã được công nhận là dụng cụ phẫu thuật cổ nhất thế giới.

 Dem do co ban dong nat, ong lao pha ky luc the gioi-Hinh-4

Trong mộ, các nhà khảo cổ còn tìm thấy loại men rượu lâu đời nhất thế giới. (Ảnh: Kknews)

Kỷ lục thứ 4 và 5: Nơi sản xuất rượu lâu đời nhất và men rượu được bảo tồn tốt nhất thế giới.

Các nhà khảo cổ đã tìm được hơn 8kg men rượu còn sót lại bên trong các ngôi mộ và chúng cũng là loại men được chưng cất lâu đời nhất thế giới.

Kỷ lục thứ 6 và 7: Loại vải gai dầu và vải lụa crepe được dệt trơn sớm nhất trên thế giới.

Từ những mảnh vải được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng trình độ dệt vải ở thời nhà Thương đã vô cùng phát triển.

Bí mật trong mộ cổ Tây An: Số phận nghiệt ngã của chủ nhân

Khám phá ra bí mật về thân thế người bên trong, các chuyên gia không khỏi xót xa trước số phận nghiệt ngã!

Bí mật trong mộ cổ Tây An: Số phận nghiệt ngã của chủ nhân
Năm 1957, một ngôi mộ cổ ở Tây An, Trung Quốc được mở ra. Cảnh tượng trước mắt khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc vì nó khác xa so với những gì sử sách ghi lại. Cấu trúc của ngôi mộ là những hố trục hình chữ nhật đặc trưng. Tuy nhiên điểm đặc biệt là nó sâu hơn so với những ngôi mộ thông thường tới 2 mét.

Bí mật sửng sốt trong lăng mộ hoàng đế “khủng” hơn cả Tần Thủy Hoàng

Nhiều người cứ ngỡ lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là "khủng" nhất, xây trong thời gian lâu nhất. Thế nhưng, lăng mộ của Hán Vũ Đế Lưu Triệt mới nắm giữ kỷ lục này.

Bí mật sửng sốt trong lăng mộ hoàng đế “khủng” hơn cả Tần Thủy Hoàng
Bi mat sung sot trong lang mo hoang de “khung” hon ca Tan Thuy Hoang
 Tần Thủy Hoàng được nhớ đến là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Hoa thống nhất. Không những vậy, ông nổi tiếng với việc xây dựng lăng mộ khủng cho mình trong suốt 38 năm mới hoàn thành. Theo đó, nhiều người cứ ngỡ đây là lăng mộ "khủng" nhất, xây trong thời gian lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới