Khám phá năng lực hủy diệt vệ tinh của MiG-31

(Kiến Thức) - MiG-31 là tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới, ngoài ra nó còn sở hữu một khả năng săn vệ tinh mạnh mẽ với tên lửa 79M6.

Vũ khí chống vệ tinh đã trở thành một xu hướng phát triển vũ khí mới mà từ lâu rất nhiều quốc gia muốn sở hữu nó. Tuy nhiên, trái với sự phát triển rầm rộ của các loại vũ khí khác, vũ khí chống vệ tinh phát triển khá âm thầm bởi đây là một quân bài bí mật.
Mặt khác, các chương trình phát triển vũ khí chống vệ tinh luôn gặp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Nhưng với tiềm năng to lớn của nó các cường quốc trên thế giới vẫn tìm cách sở hữu nó. Sự kiện Mỹ tiêu diệt thành công một vệ tinh nhân tạo bằng tên lửa chống vệ tinh ASM-135 ASAT vào năm 1985 đã chính thức khơi mào cuộc đua “vũ khí không gian”.
Biến thể dùng cho chương trình tiêu diệt vệ tinh MiG-31D.
 Biến thể dùng cho chương trình tiêu diệt vệ tinh MiG-31D.
Nhằm đáp trả chương trình ASM-135 ASAT của Mỹ, Liên Xô đã phát triển một tên lửa chống vệ tinh phóng từ tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-31 Foxhund (Chó săn cáo). Biến thể sửa đổi này được chỉ định là MiG-31D.
Chương trình phát triển tên lửa chống vệ tinh phóng từ tiêm kích MiG-31D gọi là Hệ thống Kontakt được phê duyệt vào năm 1984. Các thành phần của hệ thống bao gồm trạm vô tuyến-quang học phức tạp 45ZH6 trên mặt đất. Trạm mặt đất này được sử dụng để đo một cách rất chính xác thông số của các vệ tinh ngoài quỹ đạo.
45ZH6 có thể sử dụng như một hệ thống phòng thủ không gian, nó sẽ cung cấp thông số cho tiêm kích MiG-31D để tiêu diệt vệ tinh. Hệ thống sử dụng tên lửa đánh chặn 79M6, đây là loại tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Nó có chiều dài gần 10 mét, đường kính 740mm, trọng lượng phóng 4,5 tấn.
Tên lửa có thể tiêu diệt vệ tinh ở độ cao từ 120-600km, giai đoạn 2 của chương trình sẽ tiêu diệt vệ tinh ở độ cao tới 1.500km. Theo thiết kế, tiêm kích MiG-31D sẽ đưa tên lửa 79M6 lên độ cao từ 15-18km, sau đó MiG-31 sẽ thực hiện một động tác cơ động và phóng tên lửa. Tên lửa có thời gian bay đến mục tiêu từ 100-380 giây, nó được trang bị đầu đạn phân mảnh để tiêu diệt mục tiêu.
Minh họa phương thức MiG-31D phóng tên lửa diệt vệ tinh 79M6.
Minh họa phương thức MiG-31D phóng tên lửa diệt vệ tinh 79M6.
Theo bản thuyết minh thiết kế, MiG-31D cùng tên lửa 79M6 có thể tiêu diệt 24 vệ tinh trong vòng 36 giờ đồng hồ. Nếu thành công, Liên Xô sẽ sở hữu khả năng tiêu diệt vệ tinh hàng đầu thế giới.
Biến thể MiG-31D chống vệ tinh mang số hiệu 071 và 072 đã tiến hành các chuyến bay thử nghiệm vào năm 1987. Tuy nhiên không có thử nghiệm với tên lửa được tiến hành. Chương trình Kontakt bị đình chỉ vào năm 1989 trước khi phát triển đạt đến thử nghiệm ban đầu.
Chương trình bị hủy bỏ là do sự khó khăn về kinh tế khi Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, năm 2009, Tư lệnh không quân Nga tướng Alexander Nikolayevich Zelin xác nhận Nga đang hồi sinh chương trình vũ khí không gian cùng mới tiêm kích đánh chặn MiG-31.
Kinh phí dành cho chương trình cũng đã được phân bổ trong giai đoạn 2009-2010, quá trình phát triển của dự án có thể đã được triển khai trong năm 2012. Mặc dù chương trình phát triển tên lửa chống vệ tinh phóng từ MiG-31D của Nga chưa thành công nhưng với tiềm lực quốc phòng hùng mạnh họ hoàn toàn có thể thành công với dự án đầy tham vọng này.

Đo sức mạnh tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới

Hiện nay, trong làng tiêm kích đánh chặn nói chung, MiG-31 được xem là loại máy bay mạnh nhất với khả năng đối không tầm siêu xa, tốc độ gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh, bay nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào ngày nay. Kể cả, nếu so khả năng không đối không với tiêm kích đa năng tiên tiến, MiG-31 vẫn nhỉnh hơn.
Hiện nay, trong làng tiêm kích đánh chặn nói chung, MiG-31 được xem là loại máy bay mạnh nhất với khả năng đối không tầm siêu xa, tốc độ gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh, bay nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào ngày nay. Kể cả, nếu so khả năng không đối không với tiêm kích đa năng tiên tiến, MiG-31 vẫn nhỉnh hơn.

MiG-31 do Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm thay thế cho dòng MiG-25. Hiện nay, Không quân Nga duy trì khoảng 400 chiếc MiG-31 trong biên chế.
MiG-31 do Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm thay thế cho dòng MiG-25. Hiện nay, Không quân Nga duy trì khoảng 400 chiếc MiG-31 trong biên chế.

MiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt mọi máy bay địch (máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay cảnh báo sớm đường không…). Trong ảnh là biên đội MiG-31 đang bay hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160.
MiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt mọi máy bay địch (máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay cảnh báo sớm đường không…). Trong ảnh là biên đội MiG-31 đang bay hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160.

Tiêm kích đánh chặn MiG-31 dài 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m, trọng lượng cất cánh tối đa 46.200kg.
Tiêm kích đánh chặn MiG-31 dài 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m, trọng lượng cất cánh tối đa 46.200kg.

Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), nếu dùng nhiên liệu phụ trội nó có thể đạt tốc độ tới Mach 3,2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ này, MiG-31 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay.
Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), nếu dùng nhiên liệu phụ trội nó có thể đạt tốc độ tới Mach 3,2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ này, MiG-31 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, MiG-31 có bán kính chiến đấu khá ngắn, khoảng 720km (với tốc độ Mach 2,35), nhưng nếu làm nhiệm vụ tuần tiễu thì tầm bay đạt tới 3.300km.
Tuy nhiên, MiG-31 có bán kính chiến đấu khá ngắn, khoảng 720km (với tốc độ Mach 2,35), nhưng nếu làm nhiệm vụ tuần tiễu thì tầm bay đạt tới 3.300km.

Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, MiG-31 có thể nới rộng bán kính chiến đấu.
Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, MiG-31 có thể nới rộng bán kính chiến đấu.

Cửa hút không khí cho động cơ phản lực khá lớn, nằm ở hai bên sườn máy bay.
Cửa hút không khí cho động cơ phản lực khá lớn, nằm ở hai bên sườn máy bay.

MiG-31 thiết kế buồng lái cho phi hành đoàn 2 người gồm: phi công ngồi trước và sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi sau. Trong ảnh là buồng lái phi công ngồi trước (ảnh trên) và sĩ quan vũ khí ngồi sau (ảnh dưới).
MiG-31 thiết kế buồng lái cho phi hành đoàn 2 người gồm: phi công ngồi trước và sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi sau. Trong ảnh là buồng lái phi công ngồi trước (ảnh trên) và sĩ quan vũ khí ngồi sau (ảnh dưới).

MiG-31 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, mang tên Zaslon S-800. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó. Biến thể nâng cấp Zaslon-M sau này có khả năng phát hiện mục tiêu tới 400km và điều khiển 6 tên lửa tấn công cùng lúc.
MiG-31 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, mang tên Zaslon S-800. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó. Biến thể nâng cấp Zaslon-M sau này có khả năng phát hiện mục tiêu tới 400km và điều khiển 6 tên lửa tấn công cùng lúc.

MiG-31 được thiết kế với 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 trên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm siêu xa.
MiG-31 được thiết kế với 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 trên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm siêu xa.

4 giá treo ở dưới bụng chỉ dùng để lắp tên lửa không đối không tầm siêu xa Vympel R-37 đạt tầm bắn tới 280km. Tên lửa ngoài khả năng tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích, cũng có thể diệt “mắt thần trên không” – máy bay chỉ huy cảnh báo sớm đường không của đối phương.
4 giá treo ở dưới bụng chỉ dùng để lắp tên lửa không đối không tầm siêu xa Vympel R-37 đạt tầm bắn tới 280km. Tên lửa ngoài khả năng tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích, cũng có thể diệt “mắt thần trên không” – máy bay chỉ huy cảnh báo sớm đường không của đối phương.

Các giá treo trên cánh được dùng để lắp tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tên lửa tầm trung R-40. Trong ảnh là tiêm kích MiG-31 treo 2 đạn R-40 (tầm bắn 60km) trên cánh.
Các giá treo trên cánh được dùng để lắp tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tên lửa tầm trung R-40. Trong ảnh là tiêm kích MiG-31 treo 2 đạn R-40 (tầm bắn 60km) trên cánh.

Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa các máy bay tiêm kích MiG-31 lên chuẩn MiG-31BM hiện đại hơn với việc nâng cấp hệ thống điện tử, radar, cho phép nó mang được tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77, tên lửa chống radar Kh-31P.
Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa các máy bay tiêm kích MiG-31 lên chuẩn MiG-31BM hiện đại hơn với việc nâng cấp hệ thống điện tử, radar, cho phép nó mang được tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77, tên lửa chống radar Kh-31P.

R-77: “sát thủ diệt chim sắt” siêu hạng của Su-30MK2 Việt Nam

(Kiến Thức) - R-77 là tên lửa không đối không tầm xa hiện đại có thể đã trang bị cho Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam.

Vympel R-77 hay còn gọi là RVV-AE  (NATO định danh AA-12 Adder) là loại tên lửa không đối không tầm trung – xa hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. R-77 là một đối thủ trực tiếp nặng ký với tên lửa không đối không tầm trung – xa AIM-120 AMRAAM của Mỹ.

Tin mới