Khám phá món ăn Tết tiêu biểu của các quốc gia Châu Á

Khám phá món ăn Tết tiêu biểu của các quốc gia Châu Á

(Kiến Thức) - Trong năm mới, theo truyền thống của dân tộc mình, người dân các quốc gia châu Á thường chuẩn bị những món ăn tết đầy ý nghĩa dành cho mâm cỗ.

Món Lạp (Lào): Tết của Lào thường diễn ra muộn hơn, vào khoảng giữa tháng Tư dương lịch.  Món ăn tết đặc trưng của người Lào là món lạp. Trong tiếng Lào, món lạp mang nghĩa lộc, may mắn, tượng trưng cho lời cầu chúc bình an, may mắn của những người Lào giản dị.
Món Lạp (Lào): Tết của Lào thường diễn ra muộn hơn, vào khoảng giữa tháng Tư dương lịch. Món ăn tết đặc trưng của người Lào là món lạp. Trong tiếng Lào, món lạp mang nghĩa lộc, may mắn, tượng trưng cho lời cầu chúc bình an, may mắn của những người Lào giản dị.
Món lạp được làm khá đơn giản. Người Lào thường dùng các loại thịt bò, heo, gà, vịt và tim, gan băm nhỏ. Riêng món lạp heo có thêm bì heo thái sợi. Tất cả được trộn đều với gia vị như nước cốt chanh, riềng, sả, hành tây, rất nhiều ớt và một chút thính nếp.
Món lạp được làm khá đơn giản. Người Lào thường dùng các loại thịt bò, heo, gà, vịt và tim, gan băm nhỏ. Riêng món lạp heo có thêm bì heo thái sợi. Tất cả được trộn đều với gia vị như nước cốt chanh, riềng, sả, hành tây, rất nhiều ớt và một chút thính nếp.
Người Lào thường ăn món lạp thịt sống để cảm nhận hết vị tươi ngọt của thịt, vị bùi béo của tim gan. Khi ăn sống, nước cốt chanh và ớt vô cùng quan trọng, nó giúp sát khuẩn làm cho bên ngoài miếng thịt trở nên chín tái nhưng bên trong vẫn giữ được vị tươi ngon. Với những vị khách không quen ăn thịt sống như vậy, món lạp sẽ được làm chín.
Người Lào thường ăn món lạp thịt sống để cảm nhận hết vị tươi ngọt của thịt, vị bùi béo của tim gan. Khi ăn sống, nước cốt chanh và ớt vô cùng quan trọng, nó giúp sát khuẩn làm cho bên ngoài miếng thịt trở nên chín tái nhưng bên trong vẫn giữ được vị tươi ngon. Với những vị khách không quen ăn thịt sống như vậy, món lạp sẽ được làm chín.
Canh bánh gạo (Hàn Quốc): Canh bánh gạo Tteokguk là món ăn tiêu biểu cho ngày Tết Seollal, gợi cho mỗi người ý nghĩa về ngày tết truyền thống và ý nghĩa của gia đình. Món ăn tượng trưng cho tất cả sự may mắn (bok) trong năm mới.
Canh bánh gạo (Hàn Quốc): Canh bánh gạo Tteokguk là món ăn tiêu biểu cho ngày Tết Seollal, gợi cho mỗi người ý nghĩa về ngày tết truyền thống và ý nghĩa của gia đình. Món ăn tượng trưng cho tất cả sự may mắn (bok) trong năm mới.
Thành phần chính của món ăn này là bánh gạo được làm thành từng thanh bánh dài với ý nghĩa cầu mong cho sự trường thọ như thanh bánh. Thanh bánh gạo được cắt thành từng miếng tròn hình đồng xu, giống như loại tiền xu trước đây của Hàn Quốc là yeopjeon.
Thành phần chính của món ăn này là bánh gạo được làm thành từng thanh bánh dài với ý nghĩa cầu mong cho sự trường thọ như thanh bánh. Thanh bánh gạo được cắt thành từng miếng tròn hình đồng xu, giống như loại tiền xu trước đây của Hàn Quốc là yeopjeon.
Canh bánh gạo Tteokguk cũng đồng thời mang ý nghĩa cầu mong cho sự tái sinh và dư dôi của cải. Trong món ăn có ẩn chứa ý nghĩa tôn giáo rằng món ăn màu trắng bắt đầu năm mới tượng trưng cho sự tái sinh của vạn vật trên thế gian.
Canh bánh gạo Tteokguk cũng đồng thời mang ý nghĩa cầu mong cho sự tái sinh và dư dôi của cải. Trong món ăn có ẩn chứa ý nghĩa tôn giáo rằng món ăn màu trắng bắt đầu năm mới tượng trưng cho sự tái sinh của vạn vật trên thế gian.
Sủi cảo (Trung Quốc): Sủi cảo (còn gọi là bánh chẻo) được coi là một phần trong nền văn hóa của Trung Quốc. Cả gia đình cùng ăn món ăn truyền thống tượng trưng cho sự đoàn tụ, mời khách ăn là tỏ ra quý trọng và nhiệt tình. Người nước ngoài sẽ bị coi là chưa từng đến Trung Quốc, nếu chưa thưởng thức món này.
Sủi cảo (Trung Quốc): Sủi cảo (còn gọi là bánh chẻo) được coi là một phần trong nền văn hóa của Trung Quốc. Cả gia đình cùng ăn món ăn truyền thống tượng trưng cho sự đoàn tụ, mời khách ăn là tỏ ra quý trọng và nhiệt tình. Người nước ngoài sẽ bị coi là chưa từng đến Trung Quốc, nếu chưa thưởng thức món này.
Nhân sủi cảo có loại có thịt, có loại chỉ có rau, nhưng thường là thịt và rau trộn lẫn với nhau. Trong quá trình làm nhân, cầu kỳ nhất là băm thịt và rau. Khi băm nhân, dao và thớt chạm vào nhau phát ra tiếng rất rắn chắc, bởi vì luôn thay đổi dao to nhỏ khác nhau, khiến tiếng băm tiết tấu thay đổi lúc mạnh lúc nhẹ theo nhịp điệu, như một bản nhạc trầm bổng, truyền sang hàng xóm.
Nhân sủi cảo có loại có thịt, có loại chỉ có rau, nhưng thường là thịt và rau trộn lẫn với nhau. Trong quá trình làm nhân, cầu kỳ nhất là băm thịt và rau. Khi băm nhân, dao và thớt chạm vào nhau phát ra tiếng rất rắn chắc, bởi vì luôn thay đổi dao to nhỏ khác nhau, khiến tiếng băm tiết tấu thay đổi lúc mạnh lúc nhẹ theo nhịp điệu, như một bản nhạc trầm bổng, truyền sang hàng xóm.
Mọi người đều muốn tiếng băm của nhà mình vang vọng nhất, kéo dài nhất. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là “lâu dài và dư thừa”. Băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều, tức là cuộc sống đầm ấm, khá giả.
Mọi người đều muốn tiếng băm của nhà mình vang vọng nhất, kéo dài nhất. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là “lâu dài và dư thừa”. Băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều, tức là cuộc sống đầm ấm, khá giả.
Philippines: Năm 2012, Tết Âm lịch mới trở thành ngày lễ lớn chính thức của Philippines. Trong ngày Tết, món ăn không thể thiếu của người Philippines là bánh Tikoy.
Philippines: Năm 2012, Tết Âm lịch mới trở thành ngày lễ lớn chính thức của Philippines. Trong ngày Tết, món ăn không thể thiếu của người Philippines là bánh Tikoy.
Bánh được làm từ gạo nếp trộn mỡ lợn, đường, nước, nhúng vào trứng gà rồi chiên. Người Philippines tin rằng: Ăn bánh Tikoy vào ngày đầu năm giúp những người thân trong gia đình thêm gắn bó, đoàn kết và luôn bên nhau.
Bánh được làm từ gạo nếp trộn mỡ lợn, đường, nước, nhúng vào trứng gà rồi chiên. Người Philippines tin rằng: Ăn bánh Tikoy vào ngày đầu năm giúp những người thân trong gia đình thêm gắn bó, đoàn kết và luôn bên nhau.
Campuchia: Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt, do vậy thường ăn kèm với món Cari. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Ảnh: Internet.
Campuchia: Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt, do vậy thường ăn kèm với món Cari. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

GALLERY MỚI NHẤT