Khám phá loài chim sặc sỡ bậc nhất Việt Nam

Nổi tiếng với bộ lông sặc sỡ tuyệt đẹp, chim giẻ cùi thu hút sự chú ý và xuất hiện trong một số câu ca dao tục ngữ.

Việt Nam là một đất nước có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Trong đó, có một loài chim được coi là loài chim sặc sỡ bậc nhất Việt Nam, và thường xuất hiện trong ca dao tục ngữ, đó là loài chim giẻ cùi.
Kham pha loai chim sac so bac nhat Viet Nam
Chim giẻ cùi có chiều dài khoảng 65-68 cm, với đầu và cổ màu đen kết hợp với các điểm xanh đốm, tạo nên hình ảnh độc đáo. Chúng thường sống thành từng đàn, và thường xuất hiện ở những khu rừng thưa, đồng cỏ và nương rẫy.
Kham pha loai chim sac so bac nhat Viet Nam-Hinh-2 
Chim giẻ cùi là loài ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng, hoa quả và hạt giống. Chúng là loài chim có ích cho nông nghiệp, giúp tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.
Kham pha loai chim sac so bac nhat Viet Nam-Hinh-3
Vẻ đẹp sặc sỡ của chim giẻ cùi đã khiến chúng trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật truyền thống. Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, chim giẻ cùi thường được nhắc đến như một biểu tượng của sự rực rỡ, tươi đẹp. 1 số câu ca dao có nhắc đến chim ghẻ cùi như: Giẻ cùi mồng xanh đậu cành lau xanh, giẻ cùi đậu cây bưởi, nhà em có gái xinh như hoa…
Kham pha loai chim sac so bac nhat Viet Nam-Hinh-4
Chim giẻ cùi là một loài chim có giá trị thẩm mỹ và sinh thái cao. Chúng góp phần làm phong phú thêm hệ sinh thái rừng và mang lại niềm vui cho con người. Tuy nhiên, hiện nay, chim giẻ cùi đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng và săn bắt trái phép. Vì vậy, cần có các biện pháp bảo tồn để loài chim này không bị tuyệt chủng.
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại 

Chim cánh cụt nhận ra bạn tình bằng cách ghi nhớ đốm chấm

Những nghiên cứu mới về loài chim cánh cụt Châu Phi đã tiết lộ một điều vô cùng đặc biệt về chúng.

Chim cánh cụt nhận ra bạn tình bằng cách ghi nhớ đốm chấm

Theo trang IFL Science mới đây đưa tin về một điều vô cùng thú vị ở loài chim cánh cụt. Trước hết chúng ta cần biết ở loài chim, khả năng nhận dạng các cá thể chủ yếu dựa vào tín hiệu âm thanh hơn là tín hiệu thị giác, trong hầu hết các trường hợp, động vật sẽ ẩn náu trên cây và do đó có thể không dễ dàng phân biệt bằng mắt thường. Tuy nhiên, loài chim cánh cụt lại nằm ngoại lệ quy luật trên.

Một đàn chim cánh cụt châu Phi (Spheniscus demersus) được nuôi tại Zoomarine Italia - Công viên biển gần Rome, sẽ giải đáp về cách các loài chim nhận ra nhau.

Tận mục loài chim quý trong Sách Đỏ: "Chuyên gia săn rắn" cực đỉnh

Diều hoa Miến Điện, tên khoa học Spilornis cheela, là loài chim chuyên săn và ăn các loài rắn, sinh sống khắp vùng Đông và Nam Á. Ở Việt Nam, Diều hoa Miến Điện phân bố phổ biến ở khắp các khu vực rừng núi.

Tận mục loài chim quý trong Sách Đỏ: "Chuyên gia săn rắn" cực đỉnh
Tan muc loai chim quy trong Sach Do:
 Diều hoa Miến Điện thuộc nhóm động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, cần được bảo tồn.
Tan muc loai chim quy trong Sach Do:
 Chim có đầu lớn, trên đỉnh đầu có đoạn lông dài giống như cái mào phía sau, mang lại vẻ dũng mãnh, mạnh mẽ.
Tan muc loai chim quy trong Sach Do:
Cơ thể của loài chim này có chiều dài từ 55-76 cm, sải cánh dài từ 109-169 cm và trọng lượng tối đa lên đến 1,8kg.
Tan muc loai chim quy trong Sach Do:
Chim có bộ lông màu nâu sẫm với những đốm trắng ở phần ngực, bụng và dưới cánh.
Tan muc loai chim quy trong Sach Do:
 Khi bay, mặt dưới của chúng có màu nâu với một dải màu nhạt trên đuôi và cánh.
Tan muc loai chim quy trong Sach Do:
Diều hoa Miến Điện thường tạo ra tiếng kêu to và rõ khi bay lượn, kiếm ăn.
Tan muc loai chim quy trong Sach Do:
Diều hoa Miến Điện thường săn và ăn rắn, thức ăn khác của chúng là các loài động vật có vú nhỏ, linh trưởng cỡ nhỏ và cả các loài chim khác.
Tan muc loai chim quy trong Sach Do:
 Mùa sinh sản của chim diều hoa Miến Điện bắt đầu vào cuối mùa Đông hàng năm. Con đực sẽ phụ trách việc kiếm ăn, nuôi cả nhà.
Tan muc loai chim quy trong Sach Do:
 Hiện nay, Diều hoa Miến Điện là một trong những nạn nhân của hoạt động nuôi chim săn mồi.

Ong bắp cày khổng lồ cũng khiếp sợ loài chim này

Tổ ong bắp cày dưới đây đã bị con chim tấn công mà không thể làm gì được, tại sao vậy?

Ong bắp cày khổng lồ cũng khiếp sợ loài chim này

Một con chim diều ăn ong châu Âu (Tên khoa học là Pernis apivorus) đã tìm cách tấn công một tổ ong bắp cày khổng lồ, đây là loài ong cực kỳ hung hăng và nguy hiểm nhưng con chim lại là kẻ ăn ong chuyên nghiệp nên nó không hề lo sợ điều này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới