Khám phá huyền thoại “bát trân” ngày Tết trong cung đình Việt xưa

Khám phá huyền thoại “bát trân” ngày Tết trong cung đình Việt xưa

(Kiến Thức) - Thực đơn ngày Tết của các vương triều phong kiến Việt Nam có hàng trăm món, được chia làm nhiều hạng. Trong đó, hạng cao nhất là 8 món được mệnh danh "bát trân". Dù vậy, có ý kiến cho rằng một số món trong này chỉ mang tính truyền thuyết.

 1. Nem công. Nem công là món thường được nhặc đến đầu tiên trong  bát trân. Tương truyền, món này được chế biến bằng cách cho thịt đùi công đã được giã mịn lên men vi sinh cũng các gia vị có tính nóng như riềng, tỏi, tiêu... Món ăn này được cho là có khả năng giải trừ các chất độc hại trong cơ thể. Ảnh: San Diego Zoo Animals.
1. Nem công. Nem công là món thường được nhặc đến đầu tiên trong bát trân. Tương truyền, món này được chế biến bằng cách cho thịt đùi công đã được giã mịn lên men vi sinh cũng các gia vị có tính nóng như riềng, tỏi, tiêu... Món ăn này được cho là có khả năng giải trừ các chất độc hại trong cơ thể. Ảnh: San Diego Zoo Animals.
 2. Chả phượng. Theo các giai thoại, loài chim phượng chỉ xuất hiện khi có thánh nhân ra đời. Không chỉ hiếm, chả phượng còn là món ăn có cách chế biến rất cầu kỳ. Dù vậy, rất có thể đây chỉ là một món ăn mang tính truyền thuyết mà thôi. Ảnh: ICPG.
2. Chả phượng. Theo các giai thoại, loài chim phượng chỉ xuất hiện khi có thánh nhân ra đời. Không chỉ hiếm, chả phượng còn là món ăn có cách chế biến rất cầu kỳ. Dù vậy, rất có thể đây chỉ là một món ăn mang tính truyền thuyết mà thôi. Ảnh: ICPG.
 3. Da tê ngưu. Để làm món này người ta lấy phần da gần nách tê giác đem phơi nắng, sấy lửa suốt 100 ngày, tẩm rượu một tháng rồi cất vào hộp bằng bạc hay vàng. Khi chế biến, da được ngâm nước tro thảo mộc bảy ngày rồi rửa sạch, đem hấp cách thủy cho chín. Sau thái mỏng để ăn như nem. Ảnh: JUICEOnline.
3. Da tê ngưu. Để làm món này người ta lấy phần da gần nách tê giác đem phơi nắng, sấy lửa suốt 100 ngày, tẩm rượu một tháng rồi cất vào hộp bằng bạc hay vàng. Khi chế biến, da được ngâm nước tro thảo mộc bảy ngày rồi rửa sạch, đem hấp cách thủy cho chín. Sau thái mỏng để ăn như nem. Ảnh: JUICEOnline.
 4. Tay gấu. Tay gấu được lưu truyền từ xa xưa như một món đại bổ. Cách chế biến để phục vụ vua: Nhúng tay gấu vào mỡ đun sôi đủ một trăm lần để làm lông, sau đó nấu cùng nhiều vị thuốc bổ khác trong thời gian dài.
4. Tay gấu. Tay gấu được lưu truyền từ xa xưa như một món đại bổ. Cách chế biến để phục vụ vua: Nhúng tay gấu vào mỡ đun sôi đủ một trăm lần để làm lông, sau đó nấu cùng nhiều vị thuốc bổ khác trong thời gian dài.
 5. Gân hươu. Sau khi mổ thịt, đùi nai được luộc cho mềm rồi xẻ lấy sợi gân. Ngâm gân nai vào nước có pha ít muối và dấm cho trắng và mềm. Khi đã mềm thì cho hầm chung với những nguyên phụ liệu khác... trong nước gà hầm đã lọc lấy nước trong rồi nêm gia vị. Ảnh: Fox News.
5. Gân hươu. Sau khi mổ thịt, đùi nai được luộc cho mềm rồi xẻ lấy sợi gân. Ngâm gân nai vào nước có pha ít muối và dấm cho trắng và mềm. Khi đã mềm thì cho hầm chung với những nguyên phụ liệu khác... trong nước gà hầm đã lọc lấy nước trong rồi nêm gia vị. Ảnh: Fox News.
 6. Môi đười ươi. Tương truyền, đười ươi còn được gọi là dã nhân hay người rừng, nó có đôi mắt và đặc biệt là cặp môi rất to. Bắt được đười ươi rất khó, nên món này chỉ được dành cho vua, chúa. Cho đến nay, chân tướng loài vật được gọi là "đười ươi" này vẫn là một ẩn số. Ảnh: YouTube.
6. Môi đười ươi. Tương truyền, đười ươi còn được gọi là dã nhân hay người rừng, nó có đôi mắt và đặc biệt là cặp môi rất to. Bắt được đười ươi rất khó, nên món này chỉ được dành cho vua, chúa. Cho đến nay, chân tướng loài vật được gọi là "đười ươi" này vẫn là một ẩn số. Ảnh: YouTube.
 7. Thịt chân voi. Voi từng là vật nuôi phổ biến trong quân đội các vương triều Việt Nam. Thịt gân ở chân voi săn chắc, giòn, chế biến món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Có thuyết cho rằng vòi voi cũng được dùng để chế biến thành món ăn phục vụ vua chúa. Ảnh: ZooChat.
7. Thịt chân voi. Voi từng là vật nuôi phổ biến trong quân đội các vương triều Việt Nam. Thịt gân ở chân voi săn chắc, giòn, chế biến món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Có thuyết cho rằng vòi voi cũng được dùng để chế biến thành món ăn phục vụ vua chúa. Ảnh: ZooChat.
 8. Yến sào. Yến sào là cái tổ được làm từ nước dãi con chim yến. Tố yến được tinh chế là nguyên vật liệu quý để chế biến thành các món ăn. Tổ yến được cho là có công dụng bồi bổ cơ thể và kéo dài tuổi thọ, dù không có công trình khoa học nào chứng minh điều nay. Ảnh: Yến sào Khánh Hòa.
8. Yến sào. Yến sào là cái tổ được làm từ nước dãi con chim yến. Tố yến được tinh chế là nguyên vật liệu quý để chế biến thành các món ăn. Tổ yến được cho là có công dụng bồi bổ cơ thể và kéo dài tuổi thọ, dù không có công trình khoa học nào chứng minh điều nay. Ảnh: Yến sào Khánh Hòa.
Xem clip: Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.