Khám phá “đường đi” của thuốc trong cơ thể người

Sau khi uống thuốc, điều gì xảy ra với những viên thuốc khi chúng được đưa vào cơ thể? Chúng đi đến đâu? Làm thế nào chúng đến được nơi cần đến? 
 

Đã bao giờ bạn tự hỏi thuốc giảm đau như Ibuprofen sẽ có tác dụng ra sao sau khi vào cơ thể?

Thuốc sau khi được đưa vào cơ thể có thể giúp bạn chữa đau đầu, đau lưng hay mắt cá chân bị bong gân nhói buốt.

Nhưng làm sao thuốc đến được nơi nó cần phải phát huy tác dụng. Câu trả lời là thuốc sẽ theo vòng tuần hoàn của máu đi khắp cơ thể để nhanh chóng phát huy tác dụng. Trước khi bị đào thải bởi các cơ quan có chức năng trung hòa và loại bỏ chất lạ từ bên ngoài.

Quá trình này bắt đầu ở hệ tiêu hóa, giả sử khi bạn uống một viên Ibuprofen để giảm đau cổ chân:

Kham pha “duong di” cua thuoc trong co the nguoi
 
Trong ít phút, viên thuốc bắt đầu tan trong dịch vị có tính axit của dạ dày, Ibuprofen hòa tan sẽ đi vào ruột non. Sau đó thẩm thấu qua thành ruột để vào một mạng lưới hệ mạch. Hệ mạch này thông với một tĩnh mạch, vốn vận chuyển máu và mọi thứ trong nó đến gan
Bước tiếp theo là gan sẽ xử lý thuốc: Trong lúc máu và các phân tử thuốc trong máu di chuyển trong hệ mạch gan. Men gan sẽ phần nào phản ứng với các phân tử thuốc để trung hòa thuốc. Các phân tử bị trung hòa, gọi là chất chuyển hóa, sẽ không còn hiệu lực như thuốc giảm đau.
Ở bước này, hầu hết lượng Ibuprofen đi qua gan mà không bị phản ứng. Thuốc sẽ tiếp tục di chuyển sau khi qua gan, thông qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn của cơ thể
Kham pha “duong di” cua thuoc trong co the nguoi-Hinh-2
 
Nửa tiếng sau khi bạn uống thuốc, một phần liều thuốc đã ở trong dòng máu tuần hoàn. Dòng máu này đi khắp cơ thể qua mọi chi và cơ quan bao gồm tim, não, thận và trở lại gan. Khi các phân tử Ibuprofen đến một vị trí, nơi phản ứng đau của cơ thể diễn ra dữ dội. Chúng sẽ kìm hãm các phân tử đặc biệt vốn góp phần gây ra phản ứng đau đó
Thuốc giảm đau, như Ibuprofen, sẽ cản trở sản phẩm của các chất vốn giúp cơ thể truyền tín hiệu đau. Khi càng nhiều phân tử thuốc tích tụ tác dụng cắt cơn đau sẽ tăng lên. Đạt mức tối đa trong khoảng một hoặc hai giờ, sau đó cơ thể bắt đầu đào thải Ibuprofen một cách hiệu quả.
Với liều trong máu giảm một nửa trung bình sau mỗi hai giờ. Khi các phân tử Ibuprofen rời khỏi vị trí, dòng máu tuần hoàn sẽ lại chuyển chúng đi. Trở lại gan, một phần nhỏ nữa trong tổng liều thuốc sẽ biến thành chất chuyển hóa. Vốn sau cùng sẽ bị thận lọc ra vào nước tiểu.
Kham pha “duong di” cua thuoc trong co the nguoi-Hinh-3
 
Vòng lặp từ gan qua cơ thể đến thận tiếp tục diễn ra ở mức khoảng một vòng tuần hoàn mỗi phút. Mỗi vòng lại có một ít thuốc bị trung hòa và đào thải. Mọi loại thuốc uống qua đường miệng đều qua những bước cơ bản này nhưng tốc độ xử lý và lượng thuốc đi vào máu thay đổi tùy theo loại thuốc, cơ địa mỗi người và cách thức thuốc vào cơ thể.
Chỉ dẫn về liều lượng trên nhãn thuốc có thể giúp ích, nhưng đó chỉ là số liệu trung bình dựa trên một nhóm mẫu, không hề đại diện cho mọi người dùng. Dùng thuốc đúng liều cũng rất quan trọng, nếu không uống đủ liều, thuốc sẽ không phát huy tác dụng, nếu uống quá liều, thuốc và chất chuyển hóa có thể gây độc. Điều này xảy ra với mọi loại thuốc
Kham pha “duong di” cua thuoc trong co the nguoi-Hinh-4
 
Trẻ em là một trong những nhóm bệnh nhân rất khó để xác định liều lượng phù hợp, vì quá trình xử lý thuốc cũng như cơ thể trẻ em thay đổi rất nhanh. Đơn cử như lượng men gan giúp trung hòa thuốc cực kỳ thất thường trong suốt giai đoạn sơ sinh và trẻ em. Đó chỉ là một trong số nhiều yếu tố gây phức tạp, di truyền, tuổi tác, chế độ ăn uống, bệnh tật và thậm chí việc mang thai cũng ảnh hưởng khả năng xử lý thuốc của cơ thể.
Một ngày nào đó, xét nghiệm ADN định kỳ có thể giúp điều chỉnh thuốc chính xác, phù hợp với khả năng xử lý của gan của từng cá nhân và các yếu tố khác. Còn hiện tại, tốt nhất là bạn nên đọc kỹ nhãn thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ đồng thời uống thuốc đúng liều lượng và thời điểm theo chỉ định.

6 thực phẩm “cấm kỵ” không cho trẻ ăn sau khi uống thuốc

Khi uống thuốc, có một số thực phẩm không thể ăn cùng hoặc ăn trước hay ăn sau khi uống thuốc vì nó có thể gây ra tình trạng bệnh nặng hơn.

1. Bưởi

Bà mẹ siêu “nhạy” 2 lần sinh đôi dù uống thuốc tránh thai

(Kiến Thức) - Dù sử dụng các biện pháp tránh thai được đánh giá là hiệu quả 99% nhưng cô Emma vẫn mang thai khi đang uống thuốc tránh thai vì quá "nhạy".

Ba me sieu “nhay” 2 lan sinh doi du uong thuoc tranh thai

Khi cô Emma Power mang thai khi đang uống thuốc tránh thai, cô mới 19 tuổi và không hề quên uống thuốc ngày nào, cũng không hề bị ốm. Hơn nữa cô lại mang thai đôi. Sau khi hai bé trai sinh đôi Connor và Kyle chào đời, cô quyết định sẽ không để mình rơi vào tình cảnh đó một lần nữa. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.