Khám phá đội tàu chiến hùng hậu Hải quân Ấn Độ

Hải quân Ấn Độ được biên chế 58.350 lính và trang bị 192 tàu cùng 181 máy bay các loại.
Hải quân Ấn Độ được biên chế 58.350 lính và trang bị 192 tàu cùng 181 máy bay các loại.
Lực lượng được trang bị đủ chủng loại tàu, gồm tàu sân bay, khu trục hạm, khinh hạm, hộ tống hạm, tàu ngầm, tàu đổ bộ, tàu vận tải…
Lực lượng được trang bị đủ chủng loại tàu, gồm tàu sân bay, khu trục hạm, khinh hạm, hộ tống hạm, tàu ngầm, tàu đổ bộ, tàu vận tải…
Trong ảnh, tàu sân bay INS Viraat của Hải quân Ấn Độ được mua lại từ Vương quốc Anh năm 1987. Con tàu có lượng giãn nước 28.700 tấn, dài 226,5m, có khả năng chở 30 máy bay. Ấn Độ đang muốn tăng cường lực lượng tàu sân bay với việc mua thêm tàu cũ của Nga và tự đóng mới.
Trong ảnh là tàu sân bay INS Viraat được mua từ Vương quốc Anh năm 1987, có lượng giãn nước 28.700 tấn, dài 226,5m, có khả năng chở 30 máy bay. Ấn Độ đang muốn tăng cường lực lượng tàu sân bay với việc mua thêm tàu cũ của Nga và tự đóng mới.
Dự kiến, năm 2013, Hải quân Ấn Độ sẽ tiếp nhận thêm tàu sân bay cỡ lớn INS Vikramaditya được sửa chữa nâng cấp từ tàu Đô đốc Gorshkov Hải quân Liên Xô.
Theo kế hoạch thì năm tới Hải quân Ấn Độ sẽ tiếp nhận thêm tàu sân bay cỡ lớn INS Vikramaditya được sửa chữa, nâng cấp từ tàu Đô đốc Gorshkov của Hải quân Liên Xô.
Về lực lượng tàu chiến đấu mặt nước, Ấn Độ có trong trang bị 3 tàu khu trục tên lửa lớp Delhi (Project 15) có lượng giãn nước 6.900 tấn, trang bị 16 tên lửa hành trình đối hạm Kh-35 Uran.
Về lực lượng tàu chiến mặt nước, Ấn Độ có 3 tàu khu trục tên lửa lớp Delhi (Project 15) có lượng giãn nước 6.900 tấn, trang bị 16 tên lửa hành trình đối hạm Kh-35 Uran.
Tàu khu trục tên lửa lớp Rajput (5 chiếc) có lượng giãn nước 5.000 tấn, trang bị 8 tên lửa hành trình đối hạm siêu thanh BrahMos – một trong những vũ khí diệt hạm nguy hiểm nhất thế giới.
Tàu khu trục tên lửa lớp Rajput (5 chiếc) có lượng giãn nước 5.000 tấn, trang bị 8 tên lửa hành trình đối hạm siêu thanh BrahMos – một trong những vũ khí diệt hạm nguy hiểm nhất thế giới.
Khinh hạm tên lửa tàng hình lớp Shivalik (3 chiếc) có lượng giãn nước 6.200 tấn, trang bị 8 tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.
Khinh hạm tên lửa tàng hình lớp Shivalik (3 chiếc) có lượng giãn nước 6.200 tấn, trang bị 8 tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.
Khinh hạm tàng hình lớp Talwar (5 chiếc) có lượng giãn nước 4.035 tấn, trang bị tương tự lớp Shivalik.
Khinh hạm tàng hình lớp Talwar (5 chiếc) có lượng giãn nước 4.035 tấn, trang bị tương tự lớp Shivalik.
Khinh hạm tên lửa lớp Brahmaputra (3 chiếc) có lượng giãn nước 3.850 tấn, trang bị đầy đủ các hệ thống vũ khí chống hạm, phòng không, chống ngầm. Ba lớp tàu Shivalik, Talwar và Brahmaputra đều là những chiến hạm thế hệ mới, trang bị tiên tiến, hỏa lực mạnh.
Khinh hạm tên lửa lớp Brahmaputra (3 chiếc) có lượng giãn nước 3.850 tấn, trang bị đầy đủ các hệ thống vũ khí chống hạm, phòng không, chống ngầm. Ba lớp tàu Shivalik, Talwar và Brahmaputra đều là những chiến hạm thế hệ mới, trang bị tiên tiến, hỏa lực mạnh.
Khinh hạm tên lửa lớp Godvari (3 chiếc) có lượng giãn nước 3.850 chiếc. Đây là lớp tàu được đóng từ những năm 1980 nên có phần hạn chế về hỏa lực, nó chỉ có 4 tên lửa hành trình SS-N-2D Styx tầm bắn ngắn, độ chính xác kém.
Khinh hạm tên lửa lớp Godvari (3 chiếc) có lượng giãn nước 3.850 chiếc. Đây là lớp tàu được đóng từ những năm 1980 nên có phần hạn chế về hỏa lực: chỉ có 4 tên lửa hành trình SS-N-2D Styx tầm bắn ngắn, độ chính xác kém.
Bên cạnh đội tàu chiến cỡ lớn, Hải quân Ấn Độ còn có 24 tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ (lượng giãn nước 500-1.500 tấn). Nhưng “nhỏ mà có võ”, trang bị vũ khí các tàu này đều có khả năng tiêu diệt những tàu địch lớn hơn nó gấp nhiều lần. Trong ảnh, hộ vệ tên lửa lớp Kora có lượng giãn nước 1.500 tấn, trang bị 16 tên lửa hành trình Kh-35 Uran.
Bên cạnh đội tàu chiến cỡ lớn, Hải quân Ấn Độ còn có 24 tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ (lượng giãn nước 500 - 1.500 tấn). Tuy nhiên, các tàu này “nhỏ mà có võ”, được trang bị vũ khí có khả năng tiêu diệt những tàu địch lớn hơn nhiều lần. Trong ảnh là tàu hộ vệ tên lửa lớp Kora có lượng giãn nước 1.500 tấn, trang bị 16 tên lửa hành trình Kh-35 Uran.
Hạm đội tàu ngầm Hải quân Ấn Độ đang biên chế 15 tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel và tàu ngầm hạt nhân. Trong ảnh, tàu ngầm tấn công lớp Kilo có lượng giãn nước 3.076 tấn, trang bị ngư lôi chống ngầm cỡ 533mm (một số tàu được hiện đại hóa mang tên lửa hành trình tầm xa Club-S).
Hạm đội tàu ngầm Hải quân Ấn Độ đang biên chế 15 tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel và tàu ngầm hạt nhân. Trong ảnh là tàu ngầm tấn công lớp Kilo có lượng giãn nước 3.076 tấn, trang bị ngư lôi chống ngầm cỡ 533mm (một số tàu được hiện đại hóa mang tên lửa hành trình tầm xa Club-S).
Hải quân Ấn Độ đang nỗ lực bù đắp khoảng trống tàu ngầm hạt nhân trong đội tàu của mình. Hiện nay họ chỉ có duy nhất một tàu ngầm hạt nhân mang tên INS Chakra (trong ảnh) thuê từ Nga.
Hải quân Ấn Độ đang nỗ lực bù đắp khoảng trống tàu ngầm hạt nhân trong đội tàu của mình. Hiện họ chỉ có duy nhất một tàu ngầm hạt nhân mang tên INS Chakra (trong ảnh) thuê từ Nga.
Đội tàu vận tải đổ bộ của Ấn Độ có 16 chiếc gồm đủ kích cỡ. Trong ảnh, tàu đổ bộ lớn nhất INS Jalashwa có lượng giãn nước 16.590 tấn.
Đội tàu vận tải đổ bộ của Ấn Độ có 16 chiếc với đủ kích cỡ. Trong ảnh là tàu đổ bộ lớn nhất INS Jalashwa, có lượng giãn nước 16.590 tấn.
Hải quân Ấn Độ cũng tổ chức lực lượng Không quân Hải quân biên chế đủ loại máy bay: tiêm kích hạm, trực thăng săn ngầm, tuần thám biển, trinh sát, tác chiến điện tử. Trong ảnh, hai loại máy bay tuần tra – chống ngầm tầm xa Il-38 (phải) và Tu-142 (trái).
Hải quân Ấn Độ cũng tổ chức lực lượng Không quân Hải quân với  đủ loại máy bay: tiêm kích hạm, trực thăng săn ngầm, tuần thám biển, trinh sát, tác chiến điện tử. Trong ảnh là hai loại máy bay tuần tra – chống ngầm tầm xa Il-38 (phải) và Tu-142 (trái). Hoàng Lê.

Đọc nhiều nhất

Tin mới