Khám phá diện mạo đền Lý Bát Đế 100 năm trước

Khám phá diện mạo đền Lý Bát Đế 100 năm trước

(Kiến Thức) - Đền Lý Bát Đế hay đền Đô được vua Lý Thái Tông cho xây vào năm 1030, là ngôi đền quan trọng nhất của nhà Lý. Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý về ngôi đền này một thế kỷ trước do người Pháp thực hiện.

Thủy đình trong hồ bán nguyệt của  đền Lý Bát Đế, nơi diễn ra các buổi múa rối, Bắc Ninh thập niên 1920. Đền còn được gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện, là nơi thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý.
Thủy đình trong hồ bán nguyệt của đền Lý Bát Đế, nơi diễn ra các buổi múa rối, Bắc Ninh thập niên 1920. Đền còn được gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện, là nơi thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý.
Rồng đá ở Ngũ Long môn, cổng vào khu chính điện đền Lý Bát Đế. Công trình này từng được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn làm hình ảnh in trên tờ giấy bạc “năm đồng vàng” và cũng là hình in trên đồng tiền xu 1.000 đồng gần đây.
Rồng đá ở Ngũ Long môn, cổng vào khu chính điện đền Lý Bát Đế. Công trình này từng được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn làm hình ảnh in trên tờ giấy bạc “năm đồng vàng” và cũng là hình in trên đồng tiền xu 1.000 đồng gần đây.
Khu chính điện của đền với Phương đình ở phía trước, kế đến là nhà Tiền tế. Đền được vua Lý Thái Tông cho xây vào năm 1030 và trải qua nhiều lần trùng tu vào các thế kỷ sau đó. Năm 1952 đền bị quân Pháp phá hủy và năm 1989 được phục dựng.
Khu chính điện của đền với Phương đình ở phía trước, kế đến là nhà Tiền tế. Đền được vua Lý Thái Tông cho xây vào năm 1030 và trải qua nhiều lần trùng tu vào các thế kỷ sau đó. Năm 1952 đền bị quân Pháp phá hủy và năm 1989 được phục dựng.
Khu thờ thân mẫu vua Lý Thái Tổ, người sáng lập nhà Lý. Nhìn chung, kiến trúc của khu đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian trong một tổng thể hài hòa, bề thế vững chắc nhưng không cứng nhắc trong khung cảnh thiên nhiên.
Khu thờ thân mẫu vua Lý Thái Tổ, người sáng lập nhà Lý. Nhìn chung, kiến trúc của khu đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian trong một tổng thể hài hòa, bề thế vững chắc nhưng không cứng nhắc trong khung cảnh thiên nhiên.
Tượng voi phục trong sân đền. Đền Lý Bát Đế từng được người đời ngợi ca bằng câu ca dao: “Đền Đô kiến trúc tuyệt vời. Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm'”.
Tượng voi phục trong sân đền. Đền Lý Bát Đế từng được người đời ngợi ca bằng câu ca dao: “Đền Đô kiến trúc tuyệt vời. Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm'”.
Một góc trong khuôn viên đền Lý Bát Đế. So với những bức ảnh chụp một thế kỷ trước, diện mạo đền Lý Bát Đế ngày nay không có nhiều thay đổi.
Một góc trong khuôn viên đền Lý Bát Đế. So với những bức ảnh chụp một thế kỷ trước, diện mạo đền Lý Bát Đế ngày nay không có nhiều thay đổi.
Bàn thờ trong đền.
Bàn thờ trong đền.
Chiếc kiệu thờ được chạm rồng công phu.
Chiếc kiệu thờ được chạm rồng công phu.
Hai cánh cửa rồng ở lối vào chính.
Hai cánh cửa rồng ở lối vào chính.
Hai cánh cửa ngách được chạm khắc tinh tế.
Hai cánh cửa ngách được chạm khắc tinh tế.
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.