Khám phá công trình tiêu biểu của 4 tôn giáo lớn ở Sài Gòn

Khám phá công trình tiêu biểu của 4 tôn giáo lớn ở Sài Gòn

Thiên Chúa giáo, Hồi Giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo là bốn tôn giáo lớn nhất của nhân loại. Cùng khám phá công trình tiêu biểu của 4 tôn giáo này ở Sài Gòn - TP HCM, thành phố có sự da dạng văn hóa bậc nhất Việt Nam.

1. Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,  chùa Vĩnh Nghiêm khánh thành năm 1971, là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của TP HCM. Tên chùa được đặt theo tên ngôi chùa cổ Vĩnh Nghiêm ở tỉnh Bắc Giang, nơi từng là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm thời Lý.
1. Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm khánh thành năm 1971, là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của TP HCM. Tên chùa được đặt theo tên ngôi chùa cổ Vĩnh Nghiêm ở tỉnh Bắc Giang, nơi từng là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm thời Lý.
Tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, diện tích khoảng 6.000 m2, chùa Vĩnh Nghiêm là công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại. Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đã thiết kế chùa với sự cộng tác của các ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu.
Tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, diện tích khoảng 6.000 m2, chùa Vĩnh Nghiêm là công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại. Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đã thiết kế chùa với sự cộng tác của các ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu.
Ban đầu chùa gồm tòa nhà trung tâm có hai tầng (gồm các điện thờ, giảng đường, văn phòng, thư viện...), bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa có thêm các công trình khác như Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường…
Ban đầu chùa gồm tòa nhà trung tâm có hai tầng (gồm các điện thờ, giảng đường, văn phòng, thư viện...), bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa có thêm các công trình khác như Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường…
Khu Phật điện của chùa Vĩnh Nghiêm nằm trên tầng hai của tòa nhà trung tâm. Trung tâm của Phật điện là bàn thờ Phật Thích Ca, hai bên là Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền. Hậu cung của Phật điện có gian thờ Tổ và những người có công với đất nước...
Khu Phật điện của chùa Vĩnh Nghiêm nằm trên tầng hai của tòa nhà trung tâm. Trung tâm của Phật điện là bàn thờ Phật Thích Ca, hai bên là Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền. Hậu cung của Phật điện có gian thờ Tổ và những người có công với đất nước...
2. Tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 1, nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc thời thuộc địa nổi tiếng nhất Sài Gòn - TP HCM. Nhà thờ được khánh thành ngày 11/4/1880 với tên gọi ban đầu là nhà thờ Nhà nước (do được nước Pháp xây dựng và quản lý).
2. Tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 1, nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc thời thuộc địa nổi tiếng nhất Sài Gòn - TP HCM. Nhà thờ được khánh thành ngày 11/4/1880 với tên gọi ban đầu là nhà thờ Nhà nước (do được nước Pháp xây dựng và quản lý).
Công trình được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách Gothic. Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp có 6 chuông đồng lớn, nặng tổng cộng 28,85 tấn.
Công trình được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách Gothic. Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp có 6 chuông đồng lớn, nặng tổng cộng 28,85 tấn.
Vào năm 1959, linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đã cho đặt một tượng Đức Mẹ Hòa bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Italia, do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện, ở vườn hoa trước nhà thờ. Từ sự kiện này mà nhà thờ có tên gọi là nhà thờ Đức Bà.
Vào năm 1959, linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đã cho đặt một tượng Đức Mẹ Hòa bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Italia, do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện, ở vườn hoa trước nhà thờ. Từ sự kiện này mà nhà thờ có tên gọi là nhà thờ Đức Bà.
Toàn bộ thánh đường nhà thờ Đức Bà có chiều dài là 93 mét. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 mét. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 mét. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người...
Toàn bộ thánh đường nhà thờ Đức Bà có chiều dài là 93 mét. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 mét. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 mét. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người...
3. Tọa lạc tại số 66 Đông Du, thánh đường Jamia Al-Musulman là thánh đường Hồi giáo có kiến trúc tráng lệ bậc nhất TP HCM. Công trình được được các tín đồ Hồi giáo đến từ Nam Ấn Độ đóng góp tiền xây dựng vào năm 1935 để phục vụ nhu cầu hoạt động tâm linh tại Sài Gòn.
3. Tọa lạc tại số 66 Đông Du, thánh đường Jamia Al-Musulman là thánh đường Hồi giáo có kiến trúc tráng lệ bậc nhất TP HCM. Công trình được được các tín đồ Hồi giáo đến từ Nam Ấn Độ đóng góp tiền xây dựng vào năm 1935 để phục vụ nhu cầu hoạt động tâm linh tại Sài Gòn.
Thánh đường Jamia Al-Musulman không lớn nhưng có phong cách kiến trúc tinh tế mang đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á. Chính điện của thánh đường nằm ở tầng 2, sau một khoảng sân lớn có các bậc cấp rộng dẫn lên.
Thánh đường Jamia Al-Musulman không lớn nhưng có phong cách kiến trúc tinh tế mang đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á. Chính điện của thánh đường nằm ở tầng 2, sau một khoảng sân lớn có các bậc cấp rộng dẫn lên.
Mái thánh đường được bài trí các chi tiết kiến trúc mang tính biểu tượng Hồi giáo. Không gian cầu nguyện của thánh đường khá lớn, gồm chính điện và các dãy hành lang bao quanh với sức chứa hàng trăm người.
Mái thánh đường được bài trí các chi tiết kiến trúc mang tính biểu tượng Hồi giáo. Không gian cầu nguyện của thánh đường khá lớn, gồm chính điện và các dãy hành lang bao quanh với sức chứa hàng trăm người.
Do nằm ở trung tâm quận 1, thánh đường Jamia Al-Musulman là nơi tập trung đông đảo tín đồ Hồi giáo từ nhiều quốc gia đến hành lễ. Có thể coi đây là một thánh đường Hồi giáo quốc tế của Sài Gòn - TP HCM.
Do nằm ở trung tâm quận 1, thánh đường Jamia Al-Musulman là nơi tập trung đông đảo tín đồ Hồi giáo từ nhiều quốc gia đến hành lễ. Có thể coi đây là một thánh đường Hồi giáo quốc tế của Sài Gòn - TP HCM.
4. Nằm ở số 45 Trương Định, Q.1, đền thờ Bà Mariamman (người Việt thường gọi là chùa Bà) là ngôi đền Ấn Độ giáo (Hindu giáo) lớn và nổi tiếng nhất trong ba ngôi đền Ấn Độ giáo tại TP HCM ngày nay.
4. Nằm ở số 45 Trương Định, Q.1, đền thờ Bà Mariamman (người Việt thường gọi là chùa Bà) là ngôi đền Ấn Độ giáo (Hindu giáo) lớn và nổi tiếng nhất trong ba ngôi đền Ấn Độ giáo tại TP HCM ngày nay.
Ngôi đền được các thương gia người Ấn Độ ở Sài Gòn đóng góp tiền xây dựng cách đây một thế kỷ. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa Ấn Độ, được thể hiện qua những tác phẩm điêu khắc rực rỡ sắc màu được bài trí ở nhiều nơi, đặc biệt là mái đền.
Ngôi đền được các thương gia người Ấn Độ ở Sài Gòn đóng góp tiền xây dựng cách đây một thế kỷ. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa Ấn Độ, được thể hiện qua những tác phẩm điêu khắc rực rỡ sắc màu được bài trí ở nhiều nơi, đặc biệt là mái đền.
Trung tâm ngôi đền là phòng thờ Bà Mariamman. Bà thường được coi là một vị thần Thần Mưa – vị Thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ. Người theo đạo Hindu tin rằng bà có khả năng làm cho bách bệnh tiêu tan và vạn sự như ý, trong đó có cả việc sinh con, hỏi vợ hay lấy chồng.
Trung tâm ngôi đền là phòng thờ Bà Mariamman. Bà thường được coi là một vị thần Thần Mưa – vị Thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ. Người theo đạo Hindu tin rằng bà có khả năng làm cho bách bệnh tiêu tan và vạn sự như ý, trong đó có cả việc sinh con, hỏi vợ hay lấy chồng.
Theo thông lệ, nhiều người đến phía sau phòng thờ Bà Mariamman úp mặt vào những phiến đá hoa cương để cầu nguyện với mong muốn vị nữ thần nghe thấy và biến điều ước thành hiện thực. Người cầu nguyện phần lớn là phụ nữ...
Theo thông lệ, nhiều người đến phía sau phòng thờ Bà Mariamman úp mặt vào những phiến đá hoa cương để cầu nguyện với mong muốn vị nữ thần nghe thấy và biến điều ước thành hiện thực. Người cầu nguyện phần lớn là phụ nữ...
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.