Khám phá bài thuốc sắc đẹp của Từ Hi Thái Hậu

Từ Hi Thái Hậu bị nhiều điều tiếng thị phi do lối sống cực kỳ xa xỉ và thói dâm đãng “vô tiền khoáng hậu”. 

Khám phá bài thuốc sắc đẹp của Từ Hi Thái Hậu

Những toa thuốc bổ và thuốc chữa bệnh mà Thái Y Viện đã viết riêng cho Từ Hi Thái Hậu là một trong những chuyện “thâm cung bí sử” hấp dẫn nhất của Thanh Triều. Vậy thì thực hư ra sao?
Khám phá bài thuốc sắc đẹp của Từ Hi Thái Hậu
Chân dung Từ Hi Thái Hậu.
Đầu năm 1980, Viện Y học Cổ truyền Bắc Kinh đã được phép mở lại kho thư tịch của triều đại Mãn Thanh liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho Từ Hi vốn từng bị niêm phong suốt gần một thế kỷ. Trong những tài liệu vô giá ấy, các học giả đã đặc biệt chú ý đến những toa thuốc bổ, toa thuốc trị bệnh, và cả những toa đặc chế mỹ phẩm mà Viện Thái Y đã biên soạn dành riêng cho bà. Những kết quả bước đầu của công trình nghiên cứu này đã được Viện Y học Cổ truyền Trung Quốc công bố vào tháng 11/1981. 

Viện này đã thành lập “Nhóm đặc nhiệm” để tiến hành công trình khảo cứu về “Hoạt động của ngành Thái Y vào đời Mãn Thanh”, do giáo sư - bác sĩ Trần Khả Kí chủ trì. 

 Nhóm đặc nhiệm này đã được Chính phủ Trung Quốc cho phép mở lại kho thư tịch của Thanh triều để nghiên cứu những tài liệu nguyên bản đã bị niêm phong suốt gần một thế kỷ và họ đã phân loại các tài liệu ấy thành bốn nhóm: những hồ sơ bệnh án của các hoàng đế và hậu phi nhà Thanh, những toa thuốc viết cho các hoàng đế và hậu phi nhà Thanh, những hồ sơ lưu trữ của Thái Dược Viện và những tài liệu chính sử liên quan đến cuộc sống riêng tư của các hoàng đế và hậu phi nhà Thanh.

Sau gần 2 năm làm việc, đến tháng 11/1981, Nhóm đặc nhiệm đã chính thức công bố kết quả bước đầu từ công trình nghiên cứu của họ qua 3 tập tài liệu mà họ đã đúc kết, gồm: 

“Thanh Cung Y án nghiên cứu” (Nghiên cứu những bệnh án trong Cung đình vào đời Thanh), “Thanh Cung phối phương nghiên cứu” (Nghiên cứu những toa thuốc trong Cung đình vào đời Thanh) và “Từ Hi Quang Tự y phương tuyển nghị” (Bàn về những toa thuốc của Từ Hi Thái hậu và Quang Tự Hoàng đế). 

Cho đến thời điểm ấy, mặc dù công trình nghiên cứu mới chỉ đạt được những kết quả bước đầu, nhưng cũng đã làm giàu thêm cho nền y học cổ truyền của Trung Quốc cả về mặt phát triển lý luận lẫn kinh nghiệm chữa trị. 

Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu này còn giúp làm sáng tỏ những điều bí ẩn từng gây nhiều tranh cãi về những biến cố trong lịch sử của Thanh Triều. Thí dụ như có phải vua Đồng Trị, con trai của Từ Hi đã chết vì bệnh giang mai hay do bị mẹ đầu độc? Phải chăng Từ Hi đã bức tử cháu của mình là vua Quang Tự, và Từ Hi chết trước hay Quang Tự chết trước?

 Hồ sơ bệnh án và những toa thuốc của Từ Hi Thái hậu cho chúng ta biết thêm những gì về bà? Người ta tuyển chọn 209 toa thuốc của Từ Hi, chia thành 3 nhóm lớn gồm có các toa thuốc bổ, thuốc bệnh và mỹ dung (làm đẹp). Những toa thuốc này chẳng những cho người ta có thêm nhiều dữ kiện để tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của Từ Hi trong những năm bà cầm quyền, mà chúng còn bật mí, giải mã những biến cố lịch sử liên quan đến cuộc đời và nhân cách chính trị của bà.
 Toa thuốc bổ thì có hai loại, thuốc “Ích thọ” (có ích cho tuổi thọ, có nghĩa là thuốc bổ toàn diện, nhắm vào hiệu quả lâu dài) và thuốc “Cường sinh” (giúp tăng cường sinh lực, công hiệu nhanh và có tác dụng như thuốc kích thích thời nay).
 Từ Hi bắt đầu dùng các toa thuốc Ích thọ một cách đều đặn từ năm 1875 (40 tuổi) đến năm 1905 (70 tuổi). Có tất cả 12 toa Ích thọ khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng của bà, nhưng hầu hết đều chủ về bồi bổ tỳ vị. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc nước và thuốc viên để uống.
 Từ Hi bắt đầu dùng các toa thuốc Cường sinh từ năm 1880 (45 tuổi) đến năm 1900 (65 tuổi). Có tất cả 16 toa Cường sinh khác nhau, hầu hết đều chủ về bồi bổ Thận và Khí. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc viên để uống và dầu cao để bôi trên da. Tuy Từ Hi mất vào năm 1908 khi bà 73 tuổi, cũng không phải là thọ lắm đối với một người tham sống như bà, nhưng thể trạng của bà khỏe mạnh cho đến tận những năm cuối đời.
 Toa Mỹ dung (làm đẹp) của Từ Hi có 3 loại chính: dầu cao và phấn dùng để bôi ngoài da, thuốc gội đầu và nước tắm. Tùy thuộc vào trời nắng, trời gió, trời mưa hay trời tuyết khi Từ Hi đi ra ngoài, Viện Thái Y bào chế các loại nước tắm và thuốc gội đầu khác nhau để bà dùng khi hồi cung.
 Có một điều lý thú là khi nhìn vào những toa thuốc của Từ Hi và Quang Tự, người ta thấy rằng nhiều vị thuốc với dược tính mạnh từng bị vua Khang Hi loại bỏ khi ông khâm định lại sách “Bản thảo cương mục” và không cho phép dùng trong thái y, thì đến đời Đồng Trị, Từ Hi lại cho phép dùng lại, mặc dù kiến thức về y dược của bà rất hạn chế và hơn nữa bà lại là người cực kỳ thận trọng trong việc dùng thuốc.
Kiệu Từ Hi.
Kiệu Từ Hi.
 Từ Hi Thái hậu chữa bệnh như thế nào? Cùng một toa thuốc, người ta luôn luôn bào chế 2 liều lượng giống nhau, dưới sự giám sát trực tiếp của hai vị thái y. Và sau khi thuốc bào chế xong, hai vị này phải nếm trước rồi mới dâng lên cho Từ Hi dung.
  Dưới đây là một số toa thuốc bổ trích từ tập tài liệu “Từ Hi Quang Tự y phương tuyển nghị”, ấn hành năm 1981 (Bắc Kinh, Trung Quốc). Những toa thuốc “Ích thọ” này đã được Viện Thái Y của Thanh triều biên soạn riêng cho Tây Cung Hoàng Thái Hậu Từ Hi. Tên của các vị thuốc trong tài liệu được ghi bằng hai thứ tiếng La-tinh (tên khoa học) và tiếng Hoa. Liều lượng thì được ghi bằng đơn vị gram. (Lưu ý: Chỉ xin giới thiệu để độc giả tham khảo, chứ không khuyến khích sử dụng).
 Toa thuốc “Dưỡng tâm diên linh ích thọ đan” (Toa này được hai quan Thái Y Trang Thọ Hà và Lý Đức Trường lập vào ngày 9 tháng 11 âm lịch năm 1875, lúc Từ Hi Thái Hậu 40 tuổi):  Phục Thần (15g); Bách Tử Nhân (12g); Đảng Sâm (12g); Bạch Thược (12g); Đơn Bì (12g); Đơn Qui (15g);  Xuyên Khung (6g); Sinh Địa Hoàng (12g);Chi Tử (9g); Hoàng Cầm (9g); Trần Bì (9g);Bạch Truật (6g); Chỉ Xác (12g); Toan Táo Nhân (12g).
Toa thuốc “Trường xuân ích thọ đan”  (Toa này được Viện Thái Y biên soạn vào ngày mùng 5 tháng 2 âm lịch năm 1880, khi Từ Hi Thái Hậu 45 tuổi): Thiên Đông (60g); Mạch Đông (60g); Thục Địa Hoàng (60g); Sơn Dược (60g); Ngưu Tất (60g);Sinh Địa Hoàng (60g); Đỗ Trọng (60g); Sơn Chu Du (60g);Phục Linh (60g); Nhân Sâm (60g);Mộc Hương (60g);Bách Tử Nhân (60g); Ngũ Vị Tử (60g);Ba Kích Thiên (60g);Xuyên Tiêu (30g); Tạch Tả (30g); Thạch Xương Bồ (30g);Viễn Chí (30g); Thổ Ti Tử (120g); Nhục Thung Dung (120g); Cao Kỷ Tử (45g); Phúc Bàn Tử (45g); Địa Cốt Bì (45g)…/.

Từ Hi Thái Hậu là “bạo chúa” độc tài của Trung Hoa?

“Danh tiếng của Từ Hi đến nay vẫn là bạo chúa độc ác và cực kỳ bảo thủ chống lại mọi sự thay đổi”, Chang nói.

Từ Hi Thái Hậu là “bạo chúa” độc tài của Trung Hoa?
Cuốn sách mới xuất bản Từ Hi thái hậu (Empress Dowager Cixi) của nữ nhà văn người Anh gốc Hoa Jung Chang mang đến một góc nhìn mới về vị thái hậu cai trị nhà Thanh từ 1861 đến khi qua đời. Tuy nhiên, bản dịch tiếng Trung của bà bị cấm ở Trung Quốc.
Nhà văn Jung Chang nói, bà đã luôn nghĩ rằng những người Trung Quốc đã cấm tục bó chân phụ nữ dã man từng phổ biến (xương những cô gái bị đập nát bằng đá lớn và vĩnh viễn bị bó chặt, chỉ ngón chân cái phát triển).

Choáng váng bữa tiệc “vàng ròng” của Từ Hy Thái hậu

Là một trong số những người phụ nữ quyền lực nhất Trung Quốc thời phong kiến, những thú ăn chơi và cuộc sống xa hoa của Từ Hy Thái hậu.

Choáng váng bữa tiệc “vàng ròng” của Từ Hy Thái hậu
Bữa tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) mà Từ Hy Thái hậu tổ chức để tiếp đón phái đoàn sứ thần, tướng lĩnh phương Tây được tổ chức trong vòng 7 ngày 7 đêm, gồm những món ăn đắt đỏ chưa từng có. Bữa tiệc có 140 món, trong đó mỗi ngày sẽ có một món chủ đạo cực kỳ đặc biệt.
Choang vang bua tiec “vang rong” cua Tu Hy Thai hau
Chân dung người đàn bà quyền lực Từ Hy Thái hậu (đứng giữa). 
Cỏ Phương Chi
Cỏ này mọc trên đá ở núi Thái Hàng, tương truyền cỏ chỉ mọc vào năm nhuận, đúng ngày rằm Trung thu và sống trong vòng 1 – 1,5 tháng ngắn ngủi. Muốn lấy được cỏ, đêm trước Trung thu phải dắt lên núi một con ngựa đực màu trắng. Mặt trời vừa mọc, dắt ngựa đến ăn cỏ, ngựa ăn xong, chém chết ngay, sau đó mổ bụng lấy dạ dày đem về phơi khô.
Cỏ Phương Chi có tính mát, trong bữa tiệc Xuân được nấu chung với long tu (râu rồng) khiến người ăn cảm thấy sảng khoái tinh thần, trừ bỏ mệt mỏi.
Choang vang bua tiec “vang rong” cua Tu Hy Thai hau-Hinh-2
 Cỏ Phương Chi là món ăn quý giá và hiếm gặp (ảnh minh họa).
Sâm thử (chuột bao tử)
Chuột bao tử là chuột đồng được bắt về nuôi, cho ăn gạo trộn trứng gà và các vị thuốc bổ, uống nước sâm và lê ép. Mỗi ngày chuột được tắm rửa 2 lần bằng nước trầm thơm và dầu hương liệu hảo hạng. Món chuột bao tử lấy từ lứa con, cháu của những con chuột trên. Đầu bếp chế biến chuột thành món bánh sao cho vỏ ngoài bọc kín nhưng chuột vẫn sống. Món này được cho là bổ tỳ vị, bổ mắt.
Tinh tượng (tinh khí của voi)
Những tổ yến to và tốt nhất được lấy từ vách đá ngoài khơi biển Nam Hải, tẩy rửa cẩn thận rồi nấu trong nước nhân sâm và đường cống tiến của Đại Hàn, lại hòa với nước lê Vân Nam và bột Kiết Châu Phấn, nấu khô lại rồi nặn thành hình những con voi, đoạn bỏ vào lò nung cho thật chín và chắc. Tinh khí của những con voi đực khỏe mạnh được cho vào những bong bóng cá phơi khô, đặt vào chiếc lỗ tròn khoét ở trên lưng con voi bằng tổ yến rồi đem chưng cách thủy. Thưởng thức món ăn này bằng cách dùng kim vàng chọc một lỗ dưới bụng voi, cho nước chảy ra chén bạc rồi uống.
Não hầu (não khỉ)
Loài khỉ sống ở Sơn Đông hay ăn một loại lê có tên là lê Ngọc Căn, đây là loại quả quý có tác dụng trị bệnh cam, nhiệt, ho kinh niên. Người ta bắt loại khỉ này về nuôi, đến giờ đãi khách thì bắt chúng mặc quần áo, vẽ mặt theo kiểu các gian thần, tội nhân trong lịch sử, rồi nhốt vào lồng, khóa lại cho chúng không thể nhúc nhích. Trước khi ăn, người phục dịch cầm chùy đập một nhát ngay giữa đầu khỉ, khiến nó chết ngay, sau đó tưới nước sâm nóng cho não tái đi, rồi dùng thìa bạc xúc.
Trứng công
Công làm nem đã quý, Từ Hy Thái hậu tiếp khách bằng trứng công, chính là món sản vật quý nhất trên đời. Công giấu tổ rất khéo, lại hay lựa chọn làm tổ ở những nơi cheo leo, hiểm trở, khi có người định lấy trứng đi thì chúng chống cự rất quyết liệt. Người ta đã phải huấn luyện 100 con khỉ tinh ranh, trèo đến tổ để lấy trộm trứng công.
Sơn dương trùng
Những con dê cái đang có chửa ở vùng núi Thiên Tân được mang về kinh thành nuôi dưỡng, cho ăn loại cỏ quý, bổ gan thận có tên “đông trùng hạ thảo”. Sau khi sinh ra đàn dê con mập mạp, người ta sẽ lựa những con dê to khỏe nhất, làm lông, moi ruột rồi ngâm vào thùng rượu quý. Sau dó dê được vớt ra ngâm vào thùng sữa dê và nước sâm nhung. Cuối cùng, lấy hoa sen trắng, tách nhánh và dùng kim vàng ghim từ gương sen cho đến cuống hoa, rồi ghim đầy mình dê. Sau 10 ngày bắt đầu xuất hiện những ấu trùng trắng muốt trong các đóa sen. Đầu bếp sẽ thu các con trùng đó vào nấu thành món ăn đại bổ.
Heo sữa Phúc Châu
Vùng Phúc Châu có một loại heo quý, thịt thơm ngon, chuyên ăn một loại củ mọc trên đồi Châu Tịch Xương. Bữa tiệc đãi khách dùng 100 con heo 2 tháng tuổi, đầu bếp đập chết heo, thui qua một lượt cho cháy lông, xong mổ bụng, bỏ hết nội tạng rồi ướp các loại thuốc bổ quý trong 3 ngày, đem chưng cách thủy. Loại heo này ăn rất ngon, thịt thơm mềm và bổ dưỡng.
Choang vang bua tiec “vang rong” cua Tu Hy Thai hau-Hinh-3
Món heo sữa Phúc Châu cũng nổi tiếng thơm ngon (ảnh minh họa). 

Bí quyết thúc vượng đào hoa chiếu mệnh trong năm 2016

(Kiến Thức) - Cửu Tử tinh đại diện cho đào hoa, hôn nhân sẽ di chuyển đến hướng chính Đông, hãy vận dụng phong thủy sẽ giúp thúc vượng đào hoa chiếu mệnh.

Bí quyết thúc vượng đào hoa chiếu mệnh trong năm 2016
Bi quyet thuc vuong dao hoa chieu menh trong nam 2016
Những con giáp nào sẽ được đào hoa chiếu mệnh trong năm 2016? Năm 2016 Bính Thân, tuổi Sửu, tuổi Mùi là những con giáp có Hồng loan, Thiên Hỉ chiếu mệnh, vì thế rất vượng lưu niên đào hoa. Mưu sự cầu tài, vạn sự đều thuận, luôn gặp quý nhân giúp đỡ trong những lúc khó khăn.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới