Khai mạc Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 79 sẽ diễn ra nhiều cuộc họp song phương và cấp bộ trưởng về các vấn đề.

Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 79 khai mạc hôm nay tại New York, Mỹ, với chủ đề “Không bỏ lại ai phía sau: Cùng nhau hành động vì sự tiến bộ của hoà bình, phát triển bền vững và phẩm giá con người cho các thê hệ hiện tại và tương lai”.

Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 79 sẽ diễn ra nhiều cuộc họp song phương và cấp bộ trưởng về các vấn đề từ hệ sinh thái Đại Tây Dương đến nguồn cung cấp năng lượng của Ukraine hay cuộc xung đột đang ngày một leo thang tại Trung Đông. Một sự kiện mà Liên Hợp Quốc gọi là “Siêu cúp ngoại giao toàn cầu”.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh: “Để xây dựng lại lòng tin, chúng ta phải bắt đầu từ hiện tại và hướng tới tương lai. Trên khắp thế giới, mọi người đang hy vọng vào một tương lai hòa bình, phẩm giá và thịnh vượng. Họ đang kêu gọi hành động toàn cầu để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, giải quyết bất bình đẳng và giải quyết các rủi ro mới và đang nổi lên đe dọa mọi người. Và họ coi Liên Hợp Quốc là yếu tố thiết yếu để giải quyết những thách thức này".

Khai mac Tuan le cap cao Dai hoi dong Lien Hop Quoc

Tòa nhà nơi diễn ra Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ tại Mỹ. Ảnh: UN

Kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là sự kiện thường niên của các nhà lãnh đạo thế giới trong suốt gần 8 thập kỷ qua kể từ khi tổ chức đa phương này được thành lập tại San Francisco. Đây là nơi diễn ra các bài phát biểu dài, các phiên thảo luận riêng giữa các quốc gia và các cuộc họp nhóm về mọi vấn đề từ việc điều chỉnh trí tuệ nhân tạo đến các cuộc xung đột toàn cầu.

Năm nay, Liên Hợp Quốc một lần nữa vướng vào cuộc tranh luận về vai trò và hiệu quả của mình trong khi cố gắng ngăn chặn các cuộc xung đột ở Gaza, Ukraine và Sudan. Ngày càng nhiều tiếng nói kêu gọi cải cách Liên Hợp Quốc để phản ánh tốt hơn thế giới ngày nay, “khắc phục bất công lịch sử đối với châu Phi” khi không có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an và tăng cường tính đại diện của khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Mỹ Latin. Diễn ra ngay trước thềm Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Hội nghị thượng đỉnh Tương lai đã đạt được sự đồng thuận về việc nâng cấp Liên Hợp Quốc nhằm giải quyết các thách thức.

Tại sự kiện, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nhấn mạnh: "Đây là một cơ hội để thực hiện lời hứa cải cách cấu trúc quản trị toàn cầu, bao gồm các tổ chức tài chính quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đặt số phận của an ninh thế giới vào tay một số ít người được chọn khi mà phần lớn người dân trên thế giới phải gánh chịu hậu quả của nhiều mối đe dọa khác nhau. Điều này là bất công, không công bằng và không bền vững".

 "Thành công của nhân loại nằm ở sức mạnh tập thể của chúng ta, không phải ở chiến trường. Và đối với hòa bình và phát triển toàn cầu, cải cách trong các thể chế toàn cầu là điều cần thiết. Cải cách là chìa khóa cho sự phù hợp", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp lời.

Biến đổi khí hậu, hàng loạt cuộc xung đột đang diễn ra trên thế giới và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới sẽ chủ đề chi phối hầu hết các phát biểu và cuộc họp diễn ra. Một cuộc họp về vấn mực nước biển dâng cũng sẽ được tổ chức ngay trong ngày đầu tiên của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Các nhà lãnh đạo đến từ các quốc đảo dễ bị tổn thương đang kêu gọi nhiều hành động hơn để giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.

Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025

Ngày 11/10/2022 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc (New York, Hoa Kỳ), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025
Kết quả bầu cử cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam
Các thành viên Liên hợp quốc tham gia ứng cử được chia thành 5 khu vực địa lý, trong đó, nhóm châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có sự cạnh tranh cao nhất cho vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ này với 7 nước giới thiệu ứng cử từ giữa năm 2020 (1 nước rút ứng cử vào phút chót).

G7 chính thức khởi động sáng kiến “Lá chắn toàn cầu“

Đức tuyên bố sẽ cung cấp 170 triệu euro (172 triệu USD) cho sáng kiến “Lá chắn toàn cầu” nhằm giúp các nước có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương có thể phục hồi sau những thảm họa thiên nhiên.

G7 chính thức khởi động sáng kiến “Lá chắn toàn cầu“
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, sáng kiến “Lá chắn toàn cầu” được Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm V20 gồm 58 quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu chính thức khởi động trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ ủng hộ sáng kiến “Lá chắn toàn cầu”. Các quốc gia như Canada, Ireland và Đan Mạch cho đến nay đã cam kết tài trợ thêm 40 triệu euro cho sáng kiến này.
G7 chinh thuc khoi dong sang kien “La chan toan cau“
 Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập từ ngày 6 - 18/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Nâng cao vị thế phụ nữ trong gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc

Dù là thành viên mới tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc từ năm 2014 nhưng Việt Nam đã có những nỗ lực, cam kết mạnh mẽ trong việc nâng cao vai trò và sự hiện diện của phụ nữ trong các hoạt động này.

Nâng cao vị thế phụ nữ trong gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc
Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế Phụ nữ với hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên Hợp quốc (LHQ). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về Việt Nam tham gia GGHB LHQ và ngài Jean-Pierre Lacroix, Phó Tổng Thư ký LHQ đồng chủ trì Hội nghị.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.