Khai mạc phiên họp thứ 3 của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Theo kế hoạch sáng 12/9, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ phát biểu khai mạc phiên họp thứ 3 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Khai mạc phiên họp thứ 3 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
Tại phiên họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật thủy lợi; dự án Luật đường sắt (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ; dự án Luật quản lý ngoại thương; dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); dự án Luật quy hoạch; dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; dự án Luật du lịch (sửa đổi); dự án Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật đấu giá tài sản; Cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật về hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (Ảnh: Q.H)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (Ảnh: Q.H) 
Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (thay thế Nghị quyết số 387/2003/NQ-UBTVQH11); Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên.
Tại phiên họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV; Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Đặc biệt, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng. Cho ý kiến về việc cử Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán Quốc gia.
Dự kiến, phiên họp sẽ được diễn ra từ ngày 12 đến ngày 22/9.
Mời quý độc giả xem video Lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (nguồn Youtube):

Những công trình vĩ đại bị phá hủy trên thế giới

(Kiến Thức) - Nhiều công trình vĩ đại trên thế giới đã bị các trận động đất, hỏa hoạn hay con người xóa sổ.

Những công trình vĩ đại bị phá hủy trên thế giới
Nhung cong trinh vi dai bi pha huy tren the gioi
Kể từ khi đánh chiếm thành phố cổ Palmyra - một trong những công trình vĩ đại của thế giới ở  Syria - hồi tháng 5/2015, tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS đã sử dụng nhà hát cổ đại để thực hiện các vụ hành quyết, phá hủy tượng sư tử Al-lat 2.000 năm tuổi và nổ tung đền cổ  Baal Shamin.
Nhung cong trinh vi dai bi pha huy tren the gioi-Hinh-2
Phiến quân IS phá hủy Nimrud – một khu di tích có niên đại từ thế kỷ 13 trước Công nguyên ở Iraq. Chuyên gia phân tích ảnh vệ tinh của Liên Hợp Quốc cho hay, “bên trong tòa thành bị phá hủy nghiêm trọng và nhiều cấu trúc trước đó đều bị hủy hoại hoàn toàn”. 
Nhung cong trinh vi dai bi pha huy tren the gioi-Hinh-3
Phiến quân IS phá hủy các khu di tích Công giáo ở Iraq. Hồi tháng ba, một số hình ảnh được đăng tải trên mạng dường như cho thấy một số phần của tu viện Mar Dehnam gần Mosul có từ thế kỷ thứ tư đã bị cho nổ tung.
Nhung cong trinh vi dai bi pha huy tren the gioi-Hinh-4
Mar Elian, Syria: Tuần trước, tổ cức Nhà nước Hồi giáo IS đã phá hủy tu viện Mar Elian ở Al-Qaryatain, miền trung Syria.
Nhung cong trinh vi dai bi pha huy tren the gioi-Hinh-5
 Thành phố cổ Aleppo ở miền bắc Syria đã bị san phẳng một phần sau các cuộc xung đột. Hình ảnh vệ tinh ghi lại hồi đầu năm cho thấy khách sạn Carlton 150 tuổi, ngọn tháp từ thế kỷ 11 của nhà thờ Great Umayyad – một trong những công trình cổ nhất thế giới – đã bị phá hủy.
Nhung cong trinh vi dai bi pha huy tren the gioi-Hinh-6
 Lực lượng Taliban đã phá hủy tượng Phật có niên đại từ thế kỷ thứ 6 ở thung lũng Bamyan của Afghanistan.
Nhung cong trinh vi dai bi pha huy tren the gioi-Hinh-7
Thành phố cổ Sanaa, Yemen: Các cuộc không kích ở thủ đô Sanaa, Yemen đã phá hủy một số tòa tháp được xây dựng từ thế kỷ 11. Tổ chức UNESCO cũng liệt kê thành phố Sanaa vào danh sách di sản thế giới đang gặp nguy hiểm.
Nhung cong trinh vi dai bi pha huy tren the gioi-Hinh-8
Tượng thần Mặt Trời ở Rhodescao khoảng 34 mét từng là một trong 7 kỳ quan thế giới. Bức tượng chỉ tồn tại trong vòng 56 năm cho tới khi Rhodes phải hứng chịu một trận động đất năm 226 trước Công nguyên.
Nhung cong trinh vi dai bi pha huy tren the gioi-Hinh-9
Tượng thần Zeus ở đỉnh Olympia là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Bức tượng do nhà điêu khắc cổ đại nổi tiếng là Phidias tiến hành khoảng năm 435 trước Công nguyên tại Olympia, Hy Lạp. Năm 475 sau Công nguyên, bức tượng đã bị một trận hỏa hoạn phá hủy sau khi được chuyển tới Constantinople.
Nhung cong trinh vi dai bi pha huy tren the gioi-Hinh-10
Thành phố Dresden, Đức: Trung tâm thành phố Dresden đã bị ném bom phá hủy vào năm 1945. Nhiều công trình, trong đó có nhà thờ Frauenkirche thế kỷ 18, nhà hát opera Semperoper và cung điện Zwinger đều bị tàn phá. Đến này, tất cả các công trình đều đã được xây dựng lại. 
Nhung cong trinh vi dai bi pha huy tren the gioi-Hinh-11
Lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn, Trung Quốc: Bí ẩn về nơi an nghỉ cuối cùng của Thành Cát Tư Hãn khiến các nhà khảo cổ đau đầu trong nhiều thế kỷ. Tương truyền, sau khi lăng mộ được hoàn thành, những người nô lệ từng xây dựng công trình này đều bị giết hại để giữ bí mật về nơi này. Trong ảnh là những bức tượng ở Ordos, Nội Mông, được cho là nằm gần lăng mộ.
Nhung cong trinh vi dai bi pha huy tren the gioi-Hinh-12
Lăng mộ của Mausolus, Thổ Nhĩ Kỳ: Lăng mộ của Mausolus được xây dựng giai đoạn 353 trước Công nguyên đến 350 trước Công nguyên tại Halicarnassus. Nhưng sau thế kỷ 16, một loạt các trận động đất xảy ra đã phá hủy công trình này. 
Nhung cong trinh vi dai bi pha huy tren the gioi-Hinh-13
Vườn treo Babylon ở Iraq được cho là đã bị nhiều trận động đất phá hủy vào khoảng sau thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. 

Cảnh phiến quân IS phá tan đền cổ xưa ở Palmyra

(Kiến Thức) - Những hình ảnh gây sốc về quá trình phiến quân IS phá tan đền cổ xưa 2.000 năm tuổi ở Palmyra, Syria.

Cảnh phiến quân IS phá tan đền cổ xưa ở Palmyra
Canh phien quan IS pha tan den co xua o Palmyra
 Các đám khói bốc lên ở hiện trường sau khi phiến quân IS phá tan đền cổ xưa Baalshamin bằng cách bọc thuốc nổ đặt bên trong di tích lịch sử này.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới