Khách sạn hạng sang nói gì khi khách phản ánh bị ngộ độc thực phẩm?

Theo phản ánh, sau khi dùng bữa tại một khách sạn 6 sao, bà T.T.A.N đã gặp sự cố sức khỏe. Phía đại diện khách sạn nói, đã làm các xét nghiệm, nhưng thức ăn vẫn ổn, không tìm thấy vi khuẩn…

Khách sạn hạng sang nói gì khi khách phản ánh bị ngộ độc thực phẩm?
Bị đau bụng sau khi dùng bữa
Bà T.T.A.N (37 tuổi, nguyên quán ở huyện Mạo Khê, Quảng Ninh; hiện trú tại British Columbia, Canada) cho biết vào cuối tháng 7 vừa qua, bà cùng chồng từ Canada trở về Việt Nam mở rộng quy mô công việc, kết hợp thăm gia đình và du lịch.
Bà T.T.A.N cho biết: "Sau dịch COVID-19, chồng tôi đã quyết định đặt vé máy bay cho cả gia đình trở về Việt Nam với mục đích vừa xử lý công việc, vừa thăm gia đình bên vợ và vừa kết hợp du lịch. Gia đình chúng tôi đến Việt Nam và đặt phòng lưu trú tại khách sạn The Reverie Sài Gòn (số 22-36 phố Nguyễn Huệ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) trong thời gian 3 ngày 2 đêm (từ ngày 28 – 30/7/2022). Dự kiến sau thời gian này, khi đã hoàn thành buổi gặp với đối tác, chúng tôi sẽ trở lại quê hương Quảng Ninh để thăm gia đình".
Khach san hang sang noi gi khi khach phan anh bi ngo doc thuc pham?
Hình ảnh bà T.T.A.N truyền dịch ở TP. Đà Lạt sau khi gặp sự cố về sức khỏe. Ảnh: NVCC 
Vẫn theo bà N. phản ánh, vào ngày 29/7 (ngày thứ 2 ở khách sạn), hai vợ chồng bà dùng bữa sáng tại nhà hàng Café Cardinal của khách sạn vào thời gian trước 11h, với thực đơn gồm trà Earl Grey, phở bò, cá hồi xông khói. Tiếp đó, vợ chồng bà sử dụng dịch vụ spa của khách sạn từ lúc hơn 11h đến khoảng 16h30 phút chiều, được cơ sở spa cho dùng bữa ăn nhẹ là cá hồi, trứng cá hồi.
Bà N. cho biết, sự cố bắt đầu xảy ra sau khoảng 1 giờ đồng hồ dùng bữa ăn nhẹ, bà bị đau bụng quằn quại, sởn da gà, người lạnh, sau đó là nôn mửa, đi ngoài rất nhiều lần. Chồng bà N. là ông E.V (47 tuổi) đã xuống quầy lễ tân để phản ánh tình hình, đồng thời đề nghị khách sạn tìm nguyên nhân và hỗ trợ phương án xử lý. Ngay sau đó, một số nhân viên khách sạn, trong đó có quản lý ca trực là ông Nguyễn Xuân Kỳ đã có mặt để thăm hỏi.
Khach san hang sang noi gi khi khach phan anh bi ngo doc thuc pham?-Hinh-2
Đơn thuốc của bà T.T.A.N khám tại một phòng khám ở TP Đà Lạt sau khi có triệu chứng đau bụng kéo dài. Ảnh: NVCC 
Bà N. kể lại, thấy tình hình bất ổn, bà đã liên hệ và nhờ một người bạn làm trong ngành y tế vào khách sạn để truyền dịch trong gần 24h. Đến gần trưa ngày 30/7 (ngày hết thời hạn thuê phòng), cho rằng sự cố sức khỏe của mình không được khách sạn quan tâm giải quyết thấu đáo nên khi check-out, vợ chồng bà N. đã thể hiện sự bức xúc với quản lý và nhân viên khách sạn ngay tại quầy lễ tân.
Bà N cho biết: "Ngoài những lời xin lỗi, chúng tôi không nhận được bất kỳ phương án giải quyết nào từ phía khách sạn. Hơn nữa, vào ngày check-out, chồng tôi cũng bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tương tự như tôi. Sau khi rời khách sạn, chúng tôi đã chủ động đến phòng khám để tìm nguyên nhân".
Ngày 30/7, sau khi đến Đà Lạt, bà N đã vào một phòng khám tư nhân tại đường Hải Thượng, phường 6, thành phố Đà Lạt để khám. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa 1 chẩn đoán bà bị ngộ độc thức ăn và có kê một số thuốc làm tăng nhuận tràng, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng và truyền dịch.
Đến ngày 01/8/2022, các triệu chứng đau bụng vẫn không thuyên giảm, vợ chồng bà N đã về Nha Trang (Khánh Hòa) và nhập Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (tại đường Trần Phú, TP Nha Trang).
Khach san hang sang noi gi khi khach phan anh bi ngo doc thuc pham?-Hinh-3
 Một phần cáo cáo y tế sau khám đối với bà T.T.A.N được BVĐK Quốc tế Vinmec chứng nhận, chẩn đoán bà N viêm dạ dày thực quản trào ngược Helicobacter Pylori, viêm dạ dày ruột cấp. Tài liệu: NVCC
 Tại đây, hai vợ chồng bà N được làm các xét nghiệm chuyên sâu, Bệnh viện chẩn đoán bà N bị viêm dạ dày thực quản trào ngược Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP), viêm dạ dày ruột cấp. Ông E.V (chồng bà N) bị viêm dạ dày cấp Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP), nang gan phải, viêm dạ dày ruột cấp.
Theo bà N, từ khi rời khách sạn cho đến khi vào Bệnh viện Vinmec Nha Trang, do bụng luôn âm ỉ đau nên cả hai vợ chồng đều sử dụng cháo trắng. Cũng do sự cố sức khỏe mà vợ chồng bà N không thể trở ra Quảng Ninh. Đến ngày trở về Canada, vợ chồng bà N cũng không hề nhận được bất cứ thông tin liên hệ hay lời hỏi thăm nào từ phía khách sạn.
Ngày 11/8, sau khi trở về Canada, vợ chồng bà N đã e-mail đến khách sạn để gửi phản ánh, khiếu nại kèm các kết quả xét nghiệm, báo cáo y tế, hóa đơn điều trị. Bà N đề nghị phía khách sạn có lời xin lỗi chính thức và chi trả những chi phí liên quan tới việc chữa trị.
Bà N cho biết: "Trong các e-mail phản hồi, khách sạn có đính kèm kết quả thử nghiệm của mẫu thực phẩm phở bò, cá hồi xông khói cuộn kem phomai, cá hồi xông khói. Trong khi đó, số lượng món ăn chúng tôi sử dụng nhiều hơn 3 món, trong đó có cả trứng cá hồi". Bà N thắc mắc tại sao món trứng cá hồi không được kiểm nghiệm?
Phía khách sạn nói "thức ăn ổn, không tìm thấy vi khuẩn"
Bà N cho hay, ngày 11/8/2022, khách sạn The Reverie Sài Gòn đã có thư phản hồi đến vợ chồng bà N với nội dung: "Chúng tôi xin lỗi vì bạn và đối tác của bạn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thức ăn tại nhà hàng và spa của chúng tôi. Sau khi bạn khiếu nại, chúng tôi đã ngay lập tức gửi tất cả thức ăn thừa đến phòng thí nghiệm để kiểm tra xem có vấn đề gì không. Theo báo cáo của phòng thí nghiệm, thức ăn vẫn ổn và không tìm thấy vi khuẩn nào".
Tuy nhiên, trong thư ngày 19/8, phía khách sạn lại cho biết: "Chúng tôi đã không tiến hành kiểm tra tất cả các món ăn được phục vụ tại khách sạn của chúng tôi trong thời gian ông/bà lưu trú vì chúng tôi không nhận được bất kỳ khiếu nại nào như vậy từ bất kỳ khách nào khác…Với những thông tin thêm của ông/bà, chúng tôi sẽ sắp xếp hoàn trả các chi phí bổ sung của bà đã phát sinh và gửi qua thư vào ngày 11/8…".
Liên quan tới sự việc trên, phản hồi đến PV, Công ty Cổ phần Đầu tư Times Square Việt Nam (đơn vị vận hành khách sạn The Reverie Sài Gòn) khẳng định: "…Các mẫu thức ăn mà khách sử dụng, chúng tôi đã gửi cùng với các mẫu của ngày 29, 30 và 31/7/2022 đến phòng xét nghiệm TUV SUD vào ngày 01/8/2022 và ngày 08/8/2022, phòng xét nghiệm đã báo kết quả thực phẩm an toàn cho sử dụng.
Việc khách hàng sử dụng thực phẩm tại khách sạn vào trưa ngày 29/7 và ở tiếp đến ngày 30/7 mới trả phòng. Cho đến ngày 02/8, khách đi khám bệnh và cho rằng bị ngộ độc do dùng thức ăn của khách sạn vào ngày 29/7 là không hợp lý. Trường hợp khách bị ngộ độc do thức ăn của khách sạn vào ngày 29/7 như khách nói thì sẽ có triệu chứng ngay sau ấy hoặc chậm nhất là ngày hôm sau. Nhưng mãi đến ngày 02/8 khách mới đi khám khi đến Nha Trang sau khi đã ở Đà Lạt từ ngày 30/7, 31/7 và 01/8. Trong những ngày ở Đà Lạt, chắc chắn khách đã dùng nhiều bữa và ăn nhiều thức ăn khác".
Đại diện khách sạn cho rằng: "Việc ngộ độc thực phẩm không có chứng cứ xác đáng là do thức ăn của khách sạn nên không thể chịu trách nhiệm về việc này".

Ăn rau mẹ tự trồng, 4 con ngộ độc nặng, một người tử vong

Sau khi ăn rau được mẹ gửi đến, lần lượt con dâu cả, con dâu thứ, con gái thứ ba và con rể thứ ba của bà Hùng đều cảm thấy không khỏe, nôn mửa không ngừng, có dấu hiệu ngộ độc rõ ràng.

Ăn rau mẹ tự trồng, 4 con ngộ độc nặng, một người tử vong

Phân biệt rượu thường và rượu pha cồn công nghiệp methanol thế nào?

Thời gian gần đây, tại Việt Nam, nhiều vụ ngộ độc nghiêm trọng đã xảy ra do uống phải rượu chứa cồn công nghiệp methanol. Vậy, bằng cách nào để phân biệt rượu thường và rượu cứa cồn công nghiệp methanol?

Phân biệt rượu thường và rượu pha cồn công nghiệp methanol thế nào?
Phần lớn các vụ ngộ độc liên quan đến methanol xảy ra do uống đồ uống bị lẫn tạp chất và methanol. Vậy, phân biệt rượu thường và rượu cứa cồn công nghiệp methanol thế nào?
Về vấn đề này, Báo Tin Tức dẫn lời bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Nếu nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì khó biết được rượu chứa hàm lượng methanol cao hay không. Tuy nhiên, trong dân gian có hai cách phân biệt rượu thật và giả là bằng cảm quan và thử rượu trực tiếp.

Uống 50 viên thuốc tăng cân không rõ nguồn gốc, người phụ nữ nguy kịch

Khoa Hồi sức Tích cực & Chống độc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, vừa điều trị thành công một trường hợp ngộ độc cấp do uống thuốc tăng cân không rõ nguồn gốc.

Uống 50 viên thuốc tăng cân không rõ nguồn gốc, người phụ nữ nguy kịch

Thông tin từ gia đình cho biết, bà B.T.L (60 tuổi, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) lúc nhớ lúc quên và được người quen giới thiệu dùng thuốc tăng cân.

Sau khi uống thuốc được 2 ngày, khoảng 50 viên thuốc giảm cân trong lọ thuốc 100 viên, bà L có biểu hiện lơ mơ, tím tái và co giật, người nhà đưa bà L đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.