Khắc phục những bất cập của Luật Lưu trữ (sửa đổi)
Nhiều ý kiến đóng góp đã được đưa ra tại Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Mai Loan
Ngày 29/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi)”.
Ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Mai Loan.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nêu rõ: Tài liệu lưu trữ chính là nguồn sử liệu hết sức quý giá, đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của mỗi cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp...
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác lưu trữ. Năm 2011, Quốc hội đã ban hành Luật Lưu trữ (thay thế Pháp lệnh lưu trữ quốc gia năm 2001). Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Lưu trữ đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tiễn, nhất là với các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử để tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
Do vậy, Chính phủ đã đề nghị và Quốc hội đã đồng ý đưa dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và 2024. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV (tháng 10 vừa qua), Quốc hội đã xem xét cho ý kiến lần đầu và dự kiến sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7 (vào tháng 5/2024).
Bà Nguyễn Thị Chinh, thành viên thường trực Tổ biên tập dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Cục Văn Thư lưu trữ (Bộ Nội vụ). Ảnh: Mai Loan.
Góp ý tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Chinh, thành viên thường trực Tổ biên tập dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Cục Văn Thư lưu trữ (Bộ Nội vụ) cho biết, Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) gồm 9 chương, 68 điều (tăng 2 chương, 26 điều so với Luật Lưu trữ năm 2011). Trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Lưu trữ năm 2011, dự thảo Luật có các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào 4 chính sách lớn, gồm: Quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ; Quy định về lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số; Quy định về hoạt động lưu trữ tư; Quy định về quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ.
Ông Đinh Thế Vinh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Lưu trữ Việt Nam góp ý điểm a và b khoản 1 điều 56 quy định: “Bộ Nội vụ hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ trong phạm vi toàn quốc. UBND cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ theo thẩm quyền quản lý”. Như vậy, một dự án, một hoạt động dịch vụ lưu trữ có đến ba cấp quản lý có thể thanh tra, kiểm tra từ Bộ Nội vụ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện.
Ông Vinh cho rằng, cần tách bạch giữa hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ vì nếu quy định không cẩn thận sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong việc thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tạo áp lực cho cá nhân tổ chức tham gia hoạt động dịch vụ lưu trữ, dễ phát sinh tiêu cực.
Tiến sĩ Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Mai Loan.
TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho hay, tại khoản 1 Điều 57 quy định về chứng chỉ hành nghề lưu trữ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tại khoản 6 quy định Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
Các quy định trên chưa chỉ ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là ai, gây khó khăn trong quá trình áp dụng vào thực tiễn. Vì vậy, cần quy định rõ ràng chủ thể có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ ngay tại Dự thảo Luật nhằm thống nhất áp dụng.
Một nội dung nữa cũng được TS Tân nêu ý kiến, đó là tại khoản 5 Điều 57 Dự thảo Luật quy định trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ là người đã bị kết án về một trong các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia; tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc hủy tài liệu bí mật công tác. Nhưng để đảm bảo quyền con người của người đã bị kết án, và theo quy định của Bộ luật Hình sự, nếu người bị kết án được xoá án tích thì họ không còn được coi là người có tội.
Các đại biểu nêu ý kiến sôi nổi tại Hội thảo. Ảnh: Mai Loan.
Do đó, ông Tân cho rằng, cần sửa quy định trên theo hướng người đã bị kết án về một trong các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia; tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc hủy tài liệu bí mật công tác mà chưa được xóa án tích thì thuộc trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Còn sau khi được xóa án tích, nếu người đã bị kết án đảm bảo các điều kiện theo quy định của dự thảo luật thì vẫn thuộc trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
Kết thúc hội thảo, ông Nguyễn Quyết Chiến cho biết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến tâm huyết, sâu sắc tại Hội thảo để gửi tới các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tới.
>>> Đại biểu Quốc hội, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nói về Luật Đất đai (sửa đổi):
Bộ trưởng Nội vụ: Hướng tới Chính phủ số, công dân số
Về vấn đề lưu trữ tài liệu số, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đây là nội dung mới được thiết kế thành một chương riêng, nhằm mục đích hướng tới xây dựng Chính phủ số
Cần khắc phục những bất cập trong thực hiện chuyển đổi số
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 27/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Tham gia phát biểu ý kiến, đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh, lưu trữ là một trong những vấn đề hệ trọng. Chính tài liệu lưu trữ là tài sản quý, được trao truyền giữa các thế hệ, phản ánh một cách chính thống những giá trị truyền thống văn hóa lịch sử, thậm chí phản ánh trình độ phát triển, văn minh của một quốc gia, dân tộc.
Đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội). Ảnh: QH.
Đại biểu cho rằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực lưu trữ chính là sự thay đổi phương thức làm việc, chuyển công tác quản lý nhà nước về hoạt động lưu trữ lên môi trường số, dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chuyển đổi số đang có những hạn chế về nhận thức, nhân lực, kinh phí, hạ tầng, khung pháp lý.
Chủ tịch Quốc hội giải thích lý do chưa thông qua Luật Đất đai
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 29/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã họp phiên bế mạc.
Thông qua 7 luật, 8 nghị quyết, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng
Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 22,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, hôm nay, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Dần giải quyết công việc một cách lý trí. Trong khi đó, tình duyên của người tuổi Dậu phát triển tốt đẹp.
(Vietnamdaily) - Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai sẽ phải trả lại khu đất rộng 283,2m2 tại phường An Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Đồng thời nhanh chóng tháo dỡ, di dời tài sản trên đất để bàn giao về Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tiếp nhận, quản lí và xây dựng phương án khai thác theo quy định.
Đến những con phố Hà Nội này lần đầu tiên, bạn đừng dại mà tự tìm đường, hãy nhờ người dân chỉ giúp. Bởi chúng như mê cung dễ dàng "đánh gục" bạn về độ lòng vòng.
Trong tháng 1/2025, 4 con giáp này cực kỳ may mắn, họ được dự báo sẽ thu hoạch đầy bồ, tiền bạc rủng rỉnh, chuẩn bị đón Tết thảnh thơi, không sợ thiếu tiền.
Thái Lan là một quốc gia Đông Nam Á nổi tiếng với nền văn hóa độc đáo, phong cảnh tuyệt đẹp và ẩm thực hấp dẫn. Sau đây là những điều lý thú về đất nước này.
Diễn ra từ năm 1914 - 1918, Thế chiến 1 là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử với hàng chục triệu người thương vong. Dưới đây là một số bức ảnh lịch sử về cuộc chiến.
Các nhiếp ảnh gia chụp nhiều bức ảnh lịch sử về thủ đô Moscow của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới 2. Người dân Liên Xô đã thực hiện cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại khi phát xít Đức bất ngờ tấn công xâm lược năm 1941.
Nghị quyết 57 lần đầu tiên xác định rõ các nội dung trọng tâm cốt lõi, đó là thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Để ngăn chặn nguy cơ tham nhũng và lạm dụng quyền lực phía sau việc biếu, tặng quà cho quan chức vào các dịp lễ, Tết, nhiều quốc gia trong khu vực đã áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động này.
Mới đây, chuyên trang về ẩm thực TasteAtlas đã công bố một bản danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024. Điều đặc biệt là Việt Nam có một đại diện duy nhất lọt vào bảng xếp hạng này.
Bảo tàng ảnh Hà Lan ở Rotterdam đã công bố một bộ sưu tập ảnh cũ ghi lại hình ảnh Trung Quốc hơn 90 năm về trước chụp bởi nữ nhà báo Ellen Thorbecke (tên khai sinh là Ellen Kolban, 1902-1973)
Syria là một quốc gia nằm ở Trung Đông với bề dày lịch sử và văn hóa kéo dài hàng ngàn năm. Đây là nơi giao thoa của nhiều nền văn minh lớn, với di sản để lại là nhiều di tích lịch sử hấp dẫn.
Trong Chiến tranh thế giới 2, hậu phương Liên Xô đã tham gia sản xuất vũ khí, đạn dược cũng như lương thực, thực phẩm... Những đóng góp của họ tiếp thêm sức mạnh cho Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến chống phát xít Đức.
Việc Chính phủ ban hành quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã kịp thời thể chế các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hội, cũng như giải quyết được những vấn đề về quản lý hội.
Ngày 10/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo: "Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức của các tổ chức KH&CN".