Khả năng Ukraine biến S-125 Pechora thành tên lửa đối đất và diệt hạm

Một số hình ảnh và thông tin đăng tải trên mạng xã hội gần đây cho thấy Ukraine nhiều khả năng sử dụng tên lửa đất đối không từ thời Liên Xô S-125 Pechora/Neva trong vai trò chống hạm và tấn công mặt đất.

Khả năng Ukraine biến S-125 Pechora thành tên lửa đối đất và diệt hạm
S-125 là hệ thống phòng không tầm ngắn và vừa, sử dụng nhiên liệu rắn, 2 giai đoạn, được thiết kế để bắn hạ máy bay ném bom, tiêm kích ném bom và cả tên lửa hành trình.
S-125 Pechora (đây là tên xuất khẩu, bản nội địa tên gọi Neva) được đưa vào hoạt động từ năm 1961. Các biến thể đầu tiên có khả năng bắn trúng một mục tiêu đang bay với tốc độ lên tới 560 m/s bằng hai tên lửa.
Kha nang Ukraine bien S-125 Pechora thanh ten lua doi dat va diet ham
 Hệ thống phòng không S-125 Neva. Ảnh: Eurasian Times
S-125 là một trong những hệ thống phòng không phổ biến và nổi tiếng nhất, từng bắn hạ F-117A Nighthawk của Mỹ - máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới, trong chiến dịch của NATO ở Nam Tư năm 1999.
Theo các nguồn tin của Ukraine, hồi tháng 9 vừa qua, một số hệ thống phòng không S-125 cũ lấy từ kho dự trữ đã được biên chế như một phần của hệ thống phòng thủ ven bờ chống hạm.
Khả năng của S-125 trong vai trò chống hạm và tấn công mặt đất?
Các chuyên gia đánh giá S-125 là một loại tên lửa có khả năng tác chiến cao, có thể được điều chỉnh để tấn công đất đối đất và sử dụng như một tên lửa chống hạm (AShM).
“Pechora, mặc dù cổ điển, vẫn là một hệ thống vũ khí chết người. Ukraine đã nâng cấp chúng sang kỹ thuật số cách đây khoảng một thập kỷ”, ông Rajiv Tyagi, cựu phi công Ấn Độ, hiện là chuyên gia quân sự về các hệ thống phòng không, nhận định.
Hình ảnh đăng tải trên Twitter ngày 20/8 cho thấy các kỹ thuật viên quân sự Ukraine đang lắp ráp và chuẩn bị tên lửa, với thông điệp kèm theo cho biết đây là một phần trong nỗ lực “tăng sản lượng tên lửa của họ (lên) 600%”. Dòng Twitter có bình luận nói rằng Ukraine giữ lại một lượng lớn các tên lửa này sau khi Liên Xô ran rã.
Nói về khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng S-125, ông Tyagi đánh giá, loại tên lửa này “chắc chắn có khả năng chống hạm”, nhưng ông không chắc nó được sử dụng như thế nào để tấn công các mục tiêu mặt đất.
Các thiết bị tìm kiếm mục tiêu của hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm tương tự nhau như thiết bị tìm kiếm như tần số vô tuyến (RF), hồng ngoại và radar. Máy bay và tàu chiến có động cơ, radar và hệ thống liên lạc tỏa nhiệt và sóng vô tuyến mà các thiết bị dò tìm của S-125 khóa mục tiêu.
Theo ông Tyagi, cũng có thể chuyển hướng thiết bị dò tìm tần số vô tuyến (RF) sang các mục tiêu trên mặt đất như trạm radar phòng không.
Ngày 10/11, tài khoản “Noelreports” đăng tải trên Twitter 2 bức ảnh hệ thống S-125 Pechora được gắn trên một chiếc xe tải, nói rằng chúng đang ở “một địa điểm nào đó bên bờ Biển Đen”.
Điều này có vẻ hợp lý vì Ukraine có thể sử dụng chúng để tấn công các tàu Hải quân Nga đang phóng tên lửa hành trình Kalibr vào Ukraine.
Ông Johnson Chacko, cựu phi công MiG-25 đã nghỉ hưu của Không quân Ấn Độ đánh giá Pechora là “vũ khí mạnh trong tay của một phi hành đoàn được đào tạo bài bản. Nó có phạm vi hạn chế, nhưng nếu tàu đối phương xuất hiện trong phạm vi đó, chúng có thể bị nhắm mục tiêu”.
S-125 từng bắn hạ máy bay F-117 của Mỹ
Ngày 27/3/1999, máy bay tàng hình F-117A Nighthawk của Không quân Mỹ do Trung tá Darrell Patrick ‘Dale’ Zelko điều khiển đã bị lực lượng Nam Tư bắn hạ bằng hệ thống S-125.
Kha nang Ukraine bien S-125 Pechora thanh ten lua doi dat va diet ham-Hinh-2
Máy bay F117-Nighthawk của Không quân Mỹ. Ảnh: Eurasian Times 
Hệ thống S-125 phiên bản Nam Tư (NATO định danh là SA-3 Goa) do Lữ đoàn Tên lửa Phòng không 250 của Quân đội Nam Tư khai hỏa dưới sự chỉ huy của Trung tá Zoltan Dani khi đó.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP vào tháng 10/2005, Trung tá Dani đã tiết lộ cách đơn vị của ông bắn hạ máy bay Nighthawk. Khi đó, ông lo ngại về Tên lửa chống bức xạ cao (HARM) mà Mỹ sử dụng cho các hoạt động trấn áp hệ thống phòng không của đối phương (SEAD). Điều này buộc ông phải và sử dụng các đường truyền tín hiệu trên mặt đất để liên lạc, liên tục thay đổi vị trí, không bật radar trong vài phút và huy động các nhân viên chuyên phát hiện mục tiêu.
Ông Dani không tiết lộ chính xác những thay đổi mà Nam Tư đã thực hiện đối với hệ thống dẫn đường và đầu đạn của tên lửa những năm 1960, nhưng cho biết, ông đã nghiên cứu về công nghệ tàng hình trước khi cuộc chiến nổ ra.
“Tôi kết luận rằng không có máy bay tàng hình nào cả, chúng chỉ khó quan sát hơn mà thôi”, ông Dani nói.
“Mặc dù NATO chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trên không, nhưng họ không bao giờ thành công trong việc đánh bại các khẩu đội của Dani”, một bài báo của USA Today sau này nhận định.
Đầu tháng 4, một máy bay Sukhoi Su-35 của Nga đã bị bắn rơi gần Kharkiv với nhiều bình luận trên mạng xã hội cho rằng S-125 đã góp phần vào thành công này.
Hạn chế duy nhất của S-125 là thiếu tính di động, mà theo cựu phi công Ấn Độ Chacko là “chỉ có thể vận chuyển sau khi tháo rời”.
Một bài báo trước đây của EurAsian Times từng đề cập về cách các tên lửa S-125 được nâng cấp lên tiêu chuẩn 2D Pechora, giúp tăng tầm bắn lên 40 km.

Belarus cáo buộc Kiev âm mưu tấn công, đông nam Ukraine hứng tên lửa

Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết nước này bị Belarus cáo buộc lên kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công nhằm chống quốc gia láng giềng.

Belarus cáo buộc Kiev âm mưu tấn công, đông nam Ukraine hứng  tên lửa

Đài RT trích dẫn thông cáo ngày 9/10 của nhà chức trách Ukraine cho hay, Igor Kisim, Đại sứ Ukraine tại Kiev đã bị Bộ Ngoại giao Belarus triệu tập đến để truyền đạt cáo buộc chính thức trên vào đêm 8/10 .

Belarus cao buoc Kiev am muu tan cong, dong nam Ukraine hung  ten lua
Binh sĩ Ukraine làm việc tại một chốt gác. Ảnh: Europa Press

Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố đã dứt khoát bác bỏ “những lời bóng gió mới nhất của Belarus", đồng thời tố ngược đây có thể là một phần trong kế hoạch của Nga nhằm "tạo ra một hành động khiêu khích và buộc tội thêm Kiev”. Bộ Ngoại giao Ukraine quả quyết nước này chưa bao giờ xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia khác và Kiev kêu gọi Minsk ngay lập tức ngưng ủng hộ Nga.

Trước đó, hồi đầu tuần này, Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko đã chỉ trích Kiev, tuyên bố rằng quân đội Ukraine đã nhiều lần tham gia vào các nỗ lực dàn dựng hành động khiêu khích ở biên giới giữa hai nước. Ông lưu ý, Kiev đã tập trung tới 15.000 quân gần biên giới cũng như thiết lập các vị trí và tiến hành trinh sát chống lại quân đội Belarus.

Ông Lukashenko nói, Belarus đang tham gia vào chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine nhưng với vai trò hạn chế. Theo lãnh đạo Chính phủ Belarus, Minsk đang ngăn chặn cuộc xung đột lan sang lãnh thổ của mình, trong khi đảm bảo “không ai sẽ bắn sau lưng người Nga từ lãnh thổ của Belarus”.

Hôm 7/10, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố có khả năng điều động 500.000 quân đã được huấn luyện "nếu có nhu cầu”.

Ukraine tố Nga nã tên lửa vào Zaporizhzhia

Các quan chức Ukraine cho biết, Nga đã thực hiện một vụ tấn công bằng tên lửa vào thành phố Zaporizhzhia, đông nam nước này sáng sớm nay (9/10), khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và 87 người khác bị thương.

Belarus cao buoc Kiev am muu tan cong, dong nam Ukraine hung  ten lua-Hinh-2
Một tòa chung cư ở Zaporizhzhia bị hư hại nặng vì trúng tên lửa ngày 9/10. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, cuộc tập kích trước bình minh vào Zaporizhzhia là vụ thứ 2 kiểu này trong 3 ngày qua.

Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia, Oleksandr Starukh, thống đốc vùng Zaporizhzhia cáo buộc máy bay Nga đã nã ít nhất 12 quả tên lửa, phá hủy một phần khu chung cư 9 tầng, san phẳng 5 tòa chung cư khác và làm hư hại nhiều công trình xây dựng. Trong số những người bị thương có 10 trẻ em và 60 nạn nhân đang phải nhập viện điều trị.

Belarus cao buoc Kiev am muu tan cong, dong nam Ukraine hung  ten lua-Hinh-3
Lực lượng cứu hộ và các cư dân địa phương đang tìm kiếm nạn nhân tại hiện trường một tòa chung cư bị phá hủy ở Zaporizhzhia ngày 9/10. Ảnh: Reuters

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lên án vụ tấn công nói trên, đồng thời khẳng định sẽ bắt những ai chịu trách nhiệm phải đối mặt với công lý.

Thành phố Zaporizhzhia nằm cách nhà máy điện hạt nhân đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Moscow khoảng 52km và thường xuyên là mục tiêu bị bắn phá trong những tuần gần đây.

Hầu hết vùng Zaporizhzhia đều đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ khi chiến sự bùng phát hồi cuối tháng 2. Song, Kiev vẫn nắm giữ quyền kiểm soát thành phố Zaporizhzhia, thủ phủ của vùng.

Phía Nga chưa lên tiếng phản hồi về các thông tin do các quan chức Ukraine công bố về tình hình ở thành phố Zaporizhzhia.

Chùm ảnh: Ukraine chìm trong “biển lửa”

Ngày 10/10, truyền thông Ukraine và Nga đồng loạt đưa tin về việc Nga thực hiện một cuộc không kích lớn nhằm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng và quân sự của Ukraine ở nhiều khu vực.

Chùm ảnh: Ukraine chìm trong “biển lửa”
Chum anh: Ukraine chim trong “bien lua”

Theo hãng tin Reuters, phía Ukraine cho biết vụ tấn công tên lửa hôm 10/10 xảy ra trên diện rộng nhất từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. Ảnh xe cháy rụi ở Kiev sau đợt không kích của Nga vào sáng 10/10.

Chum anh: Ukraine chim trong “bien lua”-Hinh-2
Cuộc không kích của Nga đã thiêu rụi nhiều xe cộ, nhà cửa, phá tan các giao lộ, công viên và địa điểm du lịch ở thủ đô Kiev.
Chum anh: Ukraine chim trong “bien lua”-Hinh-3
Các vụ nổ được ghi nhận ở Lviv, Ternopil và Zhytomyr ở miền tây Ukraine, Odessa ở miền tây nam, Dnipro và Kremenchuk ở miền trung, Zaporizhzhia ở miền nam và Kharkov ở miền đông.
Chum anh: Ukraine chim trong “bien lua”-Hinh-4
Vụ tấn công được xem là phản ứng của Nga sau vụ nổ trên cầu Crimea mà nước này gọi là hành động khủng bố của mật vụ Ukraine.
Chum anh: Ukraine chim trong “bien lua”-Hinh-5
Theo cảnh sát Ukraine, các cuộc tấn công đã khiến ít nhất 12 người thiệt mạng và 60 người bị thương.
Chum anh: Ukraine chim trong “bien lua”-Hinh-6
Sau loạt không kích khắp các thành phố của Ukraine vào sáng 10/10, Tổng thống Putin nói rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa là phản ứng trước "các hành động khủng bố" của các lực lượng Ukraine, trong đó có vụ nổ trên cầu Crimea cuối tuần qua. 
Chum anh: Ukraine chim trong “bien lua”-Hinh-7
Ông Putin tuyên bố Nga sẽ đáp trả "gay gắt" đối với bất kỳ cuộc tấn công nào tiếp theo của Ukraine.
Chum anh: Ukraine chim trong “bien lua”-Hinh-8
Tổng thống Putin cũng cáo buộc Ukraine và những đồng minh trong NATO đứng sau những vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream chạy từ Nga đến Đức dưới Biển Baltic.
Chum anh: Ukraine chim trong “bien lua”-Hinh-9
Các cuộc không kích làm tê liệt hệ thống nhiệt điện và trạm biến áp, buộc Ukraine phải ngừng xuất khẩu điện sang EU từ ngày 11/10 để ổn định hệ thống năng lượng của mình. 
Chum anh: Ukraine chim trong “bien lua”-Hinh-10
Lực lượng khẩn cấp giúp đỡ người bị thương trong cuộc không kích của Nga vào Kiev ngày 10/10.
Chum anh: Ukraine chim trong “bien lua”-Hinh-11
Ngày 10/10, một cơ quan Liên Hiệp Quốc và các cơ quan cứu trợ khác hoạt động ở Ukraine cho biết các vụ tấn công tên lửa đã làm gián đoạn các hoạt động hỗ trợ nhân đạo ở Ukraine.
Chum anh: Ukraine chim trong “bien lua”-Hinh-12
Nhiều đoạn đường và toà nhà bị hư hại nặng nề sau cuộc không kích của Nga. Ảnh: Reuters.

Video súng cối tự hành Nga khoe sức mạnh tham chiến tại Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga tung video một khẩu đội 2S4 Tyulpan tham gia "chiến dịch quân sự đặc biệt" mà nước này phát động tại Ukraine.

Video súng cối tự hành Nga khoe sức mạnh tham chiến tại Ukraine

Mô tả video

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.