Khả năng chống lại các biến chủng virus đậu mùa khỉ của vắc xin

Dữ liệu từ một nghiên cứu gần đây cho thấy các loại vaccine hiện có vẫn hiệu quả với các biến chủng mới của virus đậu mùa khỉ, từ đó giảm số ca mắc.

Khả năng chống lại các biến chủng virus đậu mùa khỉ của vắc xin

Các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian gần đây đang là mối quan tâm lớn liên quan sức khỏe toàn cầu. Bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Trong khi đó, các nhóm như trẻ em, người suy giảm miễn dịch đứng trước nhiều nguy cơ biến chứng.

Một nghiên cứu mới đây công bố trên tạp chí Virus cho thấy vaccine được điều chế dựa trên virus vaccinia (VACV) có khả năng tạo ra phản ứng chống lại virus đậu mùa khỉ.

Hiện nay, 2 trong số các loại vaccine từ cơ chế này đang sẵn có là vaccine MVA-BN và ACAM2000.

Có cần lo lắng về đậu mùa khỉ?

Cho đến trước năm 2022, bệnh đậu mùa khỉ vẫn rất hiếm khi xảy ra bên ngoài châu Phi. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ đang bùng phát trên toàn thế giới ở thời điểm này.

Tháng 7 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (US CDC) cũng lưu ý bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra khá tương tự với virus gây bệnh đậu mùa.

Kha nang chong lai cac bien chung virus dau mua khi cua vac xin

Dịch bệnh đậu mùa khỉ đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới. Ảnh minh họa: towfiqu_barbhuiya.

Tổng quan, bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua việc tiếp xúc gần hoặc hành động thân mật với người mắc. Đồng thời, virus đậu mùa khỉ cũng có thể lây nhiễm thông qua các bề mặt người bệnh từng sử dụng.

Các triệu chứng điển hình của đậu mùa khỉ bao gồm phát ban ở bộ phận sinh dục hoặc các khu vực khác trên cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cũng gặp một số triệu chứng tương tự cúm như đau nhức cơ, sốt, ớn lạnh, nghẹt mũi. Hầu hết bệnh nhân đậu mùa khỉ không có diễn biến nặng và thường mất vài tuần để hồi phục hoàn toàn.

Tuy nhiên, một số trường hợp có nguy cơ như suy giảm miễn dịch vẫn có thể diễn biến bệnh nặng.

Hiện nay, thế giới cũng có một số loại vaccine có thể sử dụng để bảo vệ những người nguy cơ cao. Tuy nhiên, hiệu quả của các loại vaccine này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng và đầy đủ.

Hiệu quả của vaccine

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã kiểm tra tiềm năng của một số loại vaccine có thể được sử dụng để chống lại bệnh đậu mùa khỉ. Cụ thể, những loại vaccine này dựa trên virus vaccinia và được phát triển ban đầu để chống lại bệnh đậu mùa.

Tuy nhiên, họ cũng lưu ý virus đậu mùa khỉ hiện nay có các biến chủng khác nhau so với biến chủng gốc được nghiên cứu trong quá khứ. Những biến chủng này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại vaccine hiện có.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã giải trình tự 513 bộ gene hoàn chỉnh của bệnh đậu mùa khỉ trong quá trình thực hiện và cơ sở dữ liệu về miễn dịch học để dự đoán phản ứng miễn dịch tiềm năng cũng như hiệu quả của vaccine chống lại bệnh đậu mùa khỉ.

Kha nang chong lai cac bien chung virus dau mua khi cua vac xin-Hinh-2

Vaccine virus vaccinia được chứng minh có hiệu quả với đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: mat_napo.

Kết quả cho thấy các loại vaccine hiện có, bao gồm MVA-BN và ACAM2000, có khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch hiệu quả đối với bệnh đậu mùa khỉ.

Trong báo cáo, các tác giả của nghiên cứu cho rằng các loại vaccine này vẫn có phản ứng cao đối với virus đậu mùa khỉ được phát hiện mới đây.

Tiến sĩ Arturo Casadevall, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học John Hopkins (Baltimore, Mỹ), giải thích: “Họ đã sử dụng thuật toán máy tính để phân tích 513 trình tự gene đậu mùa khỉ nhằm suy ra phản ứng chéo về khả năng miễn dịch. Từ đó, họ suy ra vaccine sử dụng virus vaccinia có hiệu quả bảo vệ chống lại virus đậu mùa khỉ. Về cơ bản, kết quả này là hợp lý và có thể tin tưởng”.

Mặt hạn chế và tương lai của vaccine

Dù vậy, nghiên cứu nói trên vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể, dựa trên các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ cần có thêm quá trình thử nghiệm để xác nhận hiệu quả. Một số sự thay đổi về dữ liệu hoàn toàn có thể thay đổi phản ứng của tế bào.

TS Casadevall lưu ý: “Hạn chế của nghiên cứu này là họ chỉ phân tích trình tự gene mà không có xét nghiệm miễn dịch đồng thời. Do đó, dù đáng tin, chúng ta vẫn cần các nghiên cứu miễn dịch bổ sung và bằng chứng cụ thể để chúng ta chắc chắn rằng vaccine virus vaccinia có thể chống lại tất cả biến chủng đậu mùa khỉ”.

Hiện tại, US CDC chỉ khuyến cáo tiêm chủng với một số nhóm có nguy cơ cao thay vì triển khai tiêm rộng rãi. Những khuyến cáo này có thể thay đổi khi chúng ta có nhiều dữ liệu hơn về hiệu quả của vaccine với những người nguy cơ cao.

Dẫu vậy, kết quả nghiên cứu này vẫn rất hữu ích. Chúng đã chỉ ra rằng các loại vaccine sẵn có sẽ tạo được phản ứng phù hợp với bệnh đậu mùa khỉ.

Đậu mùa khỉ có thể lây lan qua không khí

Trong một số trường hợp mắc đậu mùa khỉ, lây truyền qua không khí là lời giải thích duy nhất.

Đậu mùa khỉ có thể lây lan qua không khí

Từ ngày 13/5 đến 6/6, thế giới đã ghi nhận hơn 1.000 ca đậu mùa khỉ ở khoảng 30 quốc gia ngoài châu Phi - nơi lưu hành phổ biến của bệnh. Trong đó, Vương quốc Anh có nhiều bệnh nhân nhất (302 người), tiếp theo là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Canada và Đức.

Dau mua khi co the lay lan qua khong khi

Ảnh minh họa: Reuters

Một sự thay đổi đột ngột trong hướng dẫn của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra hiện tượng ít được biết đến: Đôi khi, đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua aerosol (giọt bắn siêu nhỏ) giống như Covid-19.

CDC khuyến nghị: “Hãy đeo khẩu trang. Đeo khẩu trang có thể giúp bảo vệ bạn khỏi nhiều bệnh, bao gồm cả đậu mùa khỉ”. Tối muộn 6/6, đề xuất đó đã bị xóa.

“Chúng tôi loại bỏ khuyến nghị đeo khẩu trang khỏi thông báo phòng tránh đậu mùa khỉ vì gây ra sự nhầm lẫn”, CDC giải thích.

Tuy nhiên, cơ quan này vẫn nói rằng ở các quốc gia đang lây lan đậu mùa khỉ, những người tiếp xúc với bệnh nhân và nhân viên chăm sóc sức khỏe” nên cân nhắc việc đeo khẩu trang. Hướng dẫn đó cũng áp dụng cho những người có thể tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Diễn biến trên đã đặt ra một khía cạnh ít được thảo luận của đợt bùng phát đậu mùa khỉ hiện nay: Virus có thể lây nhiễm trong không khí, ít nhất trong khoảng cách ngắn. Trong khi các chuyên gia cho biết, lây truyền qua không khí chỉ là một phần nhỏ trong sự lây lan tổng thể, không có ước tính chắc chắn về tỷ lệ.

Trong các đợt bùng phát trước đây, phần lớn các ca mắc mới đã tiếp xúc gần với bệnh nhân hoặc động vật nhiễm bệnh. Nhưng trong một số trường hợp, lây truyền qua không khí là cách giải thích duy nhất.

Đậu mùa khỉ được cho có đặc điểm giống với đậu mùa. Trong đánh giá về sự lây truyền bệnh đậu mùa, Tiến sĩ Donald Milton, Đại học Maryland (Mỹ), đã mô tả một số trường hợp lây truyền qua đường không khí.

Tiến sĩ Milton cho rằng, đó là lời giải thích hợp lý duy nhất trong đợt bùng phát bệnh đậu mùa ở New York (Mỹ) năm 1947, khi ca mắc mới ở cách bệnh nhân đầu tiên 7 tầng. Năm 1970, một trường hợp đã lây nhiễm cho nhiều người khác trên 3 tầng của một bệnh viện ở Meschede (Đức), nhờ sự hỗ trợ của luồng không khí trong tòa nhà.

Nhà virus học Mark Challberg, Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, cho biết: “Hầu hết mọi người nghĩ rằng bệnh đậu mùa thường lây truyền qua các giọt bắn lớn, nhưng vẫn có khả năng truyền qua aerosol”.

Tiến sĩ Milton cảnh báo, việc lập kế hoạch phòng ngừa nguy cơ lây truyền bệnh đậu mùa khỉ trong không khí đặc biệt quan trọng trong các bệnh viện.

Khi dịch đậu mùa khỉ tiếp tục bùng phát, nhiều bệnh nhân đang cách ly tại nhà do các triệu chứng nhẹ. Các thành viên trong gia đình có thể cần xem xét khả năng lây truyền qua đường không khí.

Vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về đậu mùa khỉ, bao gồm cả tại sao đợt bùng phát hiện nay chỉ gây ra các ca bệnh nhẹ. Giới khoa học không biết con người có thể truyền virus khi không có triệu chứng hay không, virus đã lưu hành trong cộng đồng bao lâu và liệu lây truyền trong tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo hay không.

Có bằng chứng ghi nhận phụ nữ mang thai có nguy cơ truyền virus đậu mùa khỉ sang thai nhi. Trong một nghiên cứu trên 216 bệnh nhân ở Cộng hòa Dân chủ Congo, 4/5 phụ nữ mang thai đã bị sẩy thai. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy virus và các tổn thương do virus trong bào thai.

WHO: Không còn “vùng không lưu hành” đậu mùa khỉ

Sau báo cáo về tổng số ca nhiễm/nghi nhiễm đậu mùa khỉ ở vùng không lưu hành "vượt mặt" số ca ở vùng lưu hành, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố xóa bỏ lằn ranh này.

WHO: Không còn “vùng không lưu hành” đậu mùa khỉ
Tờ Medical Xpress dẫn lời WHO trong một thông cáo báo chí ngày 17-6 cho biết họ đã xóa bỏ sự phân biệt giữa các quốc gia lưu hành và không lưu hành trong dữ liệu của mình về bệnh đậu mùa khỉ để thống nhất tốt hơn việc phản ứng với virus.

Ca tử vong đầu tiên vì đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát mới

Theo báo cáo mới của WHO, ca tử vong đầu tiên trong đợt bùng phát đậu mùa khỉ mới đã được ghi nhận ở Nigeria. Nạn nhân mắc cùng lúc nhiều bệnh và bị suy giảm hệ miễn dịch.

Ca tử vong đầu tiên vì đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát mới

Từ cuối tháng 5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang diễn ra có “nguy cơ vừa phải”. Theo số liệu thống kê của tổ chức này, chỉ sau 10 ngày, ca mắc trên toàn cầu đã tăng 65%. Đặc biệt, một ca tử vong đã được ghi nhận và một trường hợp nghi ngờ khác đang được điều tra.

Ca tử vong đầu tiên ở Nigeria

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.