Có xứng đáng với tên gọi “Kẻ hủy diệt”?
Cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài gần 10 tháng, loại xe bọc thép với hỏa lực hạng nặng, được mệnh danh là "Kẻ hủy diệt" này, cuối cùng cũng bắt đầu được đưa vào sử dụng theo từng đợt tại Ukraine.
Chúng ta cũng đã có thể tìm hiểu xem danh hiệu “Kẻ hủy diệt” có thực sự xứng đáng với tên gọi này hay không từ loạt ghi chép thực chiến này.
Đánh giá từ các thông tin chính thức của Nga và tin tức rò rỉ trên Internet cho đến nay, Tập đoàn quân số 3 của Nga; tức là những đơn vị sử dụng chính các phương tiện hỗ trợ xe tăng BMPT, rất hài lòng với hiệu suất của "Kẻ hủy diệt".
Xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT được cho là di chuyển ở vùng Donbass, miền đông Ukraine trong video công bố ngày 17/5. Nguồn: Youtube/Strela. |
Nhiều đơn vị của Nga bày tỏ, BMPT có thể trấn áp hiệu quả tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine và phá hủy các công sự chiến đấu. Hơn nữa, có thông tin cho rằng, quân đội Ukraine thậm chí còn "rung rinh" sau khi nhìn thấy BMPT để mô tả sức mạnh răn đe của "Kẻ hủy diệt" trên chiến trường.
Theo chia sẻ của một thành viên tổ lái BMPT, nhờ được trang bị thiết bị quan sát tuyệt vời nên khả năng nhận biết tình huống của BMPT cao hơn nhiều so với các loại xe tăng, thiết giáp truyền thống; đồng thời có khả năng đối phó hiệu quả với các mục tiêu bộ binh và thiết giáp nhẹ.
Sự kết hợp của các thiết kế này cuối cùng đã cho phép BMPT đạt được hiệu quả tấn công vượt xa so với xe tăng và xe bọc thép truyền thống; đồng thời có thể nhanh chóng tiêu diệt tất cả các mục tiêu hạng nhẹ và boong-ke phòng thủ của Ukraine trong tầm ngắm.
Xe hỗ trợ tăng BMPT của Nga được triển khai ở khu vực Luhansk. Ảnh: Tel. |
Hiệu quả thực chiến của BMPT trên chiến trương Ukraine
Với mục đích thiết kế ban đầu của BMPT, là phát triển một phương tiện hỗ trợ phụ trợ có thể nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu bộ binh và bọc thép hạng nhẹ, đồng thời phối hợp với xe tăng để tiến hành các chiến dịch tấn công truy kích.
Vì vậy, chúng ta có lý do để tin rằng, xét trên thành tích công khai trên chiến trường BMPT của Nga, loại xe hỗ trợ xe tăng này đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu thiết kế ban đầu. Và đến ngày nay, 20 năm sau khi xe nguyên mẫu ra đời, nó đã chứng minh được giá trị chiến thuật của riêng mình.
Tuy nhiên, thành công của BMPT trên chiến trường Ukraine cũng nảy sinh một vấn đề. Đó là, vì BMPT rất dễ sử dụng, tại sao bây giờ quân đội Nga mới đưa nó ra chiến trường?
Trên thực tế, BMPT không được triển khai tới chiến trường Nga-Ukraine trong thời gian gần đây. Ngay từ tháng 5 năm nay, khi quân đội Nga và quân đội Ukraine vẫn đang giao tranh ác liệt ở khu vực Bắc Donetsk, chiếc BMPT đã được vận chuyển đến tiền tuyến của Sư đoàn xe tăng cận vệ 90 và bị tiêu diệt trong trận đánh ngày 18/5; tuy nhiên nó đã kịp phá hủy một xe bọc thép và một trận địa tên lửa chống tăng của quân đội Ukraine.
Xe hỗ trợ tăng BMPT tham chiến hồi tháng 5 đã hết tên lửa trong chiến đấu. |
Ban đầu, những chiếc BMPT của Sư đoàn 90 sẵn sàng chứng tỏ danh hiệu "Kẻ hủy diệt" trong thực chiến tại các khu đô thị Severodonetsk và Lisichansk.
Tuy nhiên, do quân đội Nga sau đó đã chiếm được Severodonetsk và Lisichansk, nên sau khi quân đội Ukraine rút lui trên diện rộng, Sư đoàn 90 đã được rút về hậu phương để củng cố lực lượng sau chiến dịch và BMPT của sư đoàn chưa có cơ hội tham gia trận chiến thứ hai.
Ngoài ra, các quân đội khác của Nga không được trang bị loại phương tiện hỗ trợ xe tăng này vào thời điểm đó và BMPT chỉ đơn giản là "biến mất" khỏi cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Phải đến khi Quân đoàn 3, đơn vị thứ hai được trang bị BMPT của Quân đội Nga, được triển khai ra mặt trận thì "Kẻ hủy diệt" mới trở lại trong tầm ngắm của mọi người.
Xe hỗ trợ tăng BMPT của Quân đoàn 3 Quân đội Nga. |
Thế nên không phải quân đội Nga không đưa BMPT vào chiến trường Ukraine, mà là có nhưng sau một thời gian trụ lại chiến tuyến thì chúng chưa thực sự “để lại ấn tượng”; thậm chí đến chính Quân đội Nga cũng chưa có chiến thuật tối ưu với loại vũ khí mới này, nên chưa phát huy được giá trị kỹ, chiến thuật của BMPT.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ngoài việc không có đủ cơ hội tham chiến ở cấp chiến dịch, tình hình chiến trường của quân đội Nga từ tháng 5 đến tháng 10 không phù hợp để BMPT tham chiến.
Bởi như đã đề cập trước đó, BMPT là phương tiện tác chiến phụ trợ, được thiết kế để đối phó với bộ binh và các mục tiêu bọc thép hạng nhẹ, chứ không phải là vũ khí đột kích chính như xe tăng.
Mặc dù khả năng bảo vệ của BMPT có thể sánh ngang với xe tăng T-72 nhưng điều này không có nghĩa là BMPT có khả năng đối đầu trực diện với lực lượng tăng thiết giáp của đối phương. Vì vậy, khi quân đội Ukraine còn đủ xe tăng, giá trị kỹ chiến thuật của BMPT không chênh lệch đáng kể so với xe chiến đấu bộ binh BMP-2M và BMP-3 được trang bị vũ khí cùng loại.
Nhưng mặt khác, một khi thiết giáp của quân đội Ukraine đã cạn kiệt và chiến tuyến chỉ toàn bộ binh và các đơn vị thiết giáp hạng nhẹ, thì BMPT nếu không có “thiên địch” chẳng khác gì “Kẻ hủy diệt” trên chiến trường, có thể nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu nhỏ. Và đây chính là lý do khiến BMPT của Quân đoàn 3 có thể phô diễn uy lực trên tiền tuyến.
Xe tăng T-72AMT của Ukraine. Ảnh: TheArchive. |
Thế giới có theo bước chân Nga?
Nhiều độc giả có thể tò mò, đã nói nhiều như vậy, liệu BMPT này có phải là một vũ khí tốt? Vậy thế giới có đi theo chân Nga thiết kế hàng loạt BMPT không?
Thực tế không có câu trả lời tiêu chuẩn cho câu hỏi đầu tiên, bởi vì loại thiết kế được phát triển đặc biệt cho một mục đích cụ thể, có tác dụng vượt trội trong lĩnh vực này, nhưng thiếu tính linh hoạt cho mục đích kia, nên không có tiêu chuẩn thống nhất về tốt hay xấu.
Xe hỗ trợ tăng, dược cải tiến từ xe tăng T-62 "Berezok" của Algeria |
Chúng ta có thể đánh giá cao khả năng chiến đấu với mục tiêu bọc thép nhẹ của BMPT có thể thấy tốt; nhưng những người cảm thấy BMPT không thể chiến đấu với xe tăng, sẽ cảm thấy phương tiện này thua kém xe chiến đấu bộ binh.
Còn câu trả lời thứ hai là Algeria và Kazakhstan cũng là những ví dụ điển hình và là những khách hàng nước ngoài duy nhất, sau khi mua BMPT cho rằng dễ sử dụng nên đã thiết kế ý tưởng tương tự trên những chiếc T-62 của mình. Và những nước này sau khi mua 10 chiếc BMPT thì chưa thấy ngỏ ý muốn mua tiếp.