J-20 vượt trội F-22 trong khả năng tấn công mặt đất

(Kiến Thức) - J-20 - mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 có khả năng cường kích tốt hơn so với các đối thủ F-22 đến từ Mỹ. 

Khẳng định này được đưa ra từ mạng Sina của Trung Quốc sau khi mẫu thử mới nhất của J-20 mang số hiệu 2011 xuất hiện.
Xem xét bức ảnh J-20 với số hiệu 2011, Sina cho rằng hệ thống nhận biết mục tiêu quang-điện tử dưới mũi cho thấy J-20 được thiết kế chủ yếu cho các cuộc tấn công mặt đất. Thiết kế này tương tự với các thiết kế của mẫu máy bay tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ. Với khả năng tàng hình, Sina cho rằng J-20 sẽ là mẫu máy bay tuyệt vời khi dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.
Sina cho biết, J-20 mang được 24 quả bom trong khi F-22 chỉ mang được 8 quả.
 Sina cho biết, J-20 mang được 24 quả bom trong khi F-22 chỉ mang được 8 quả.
Hầu hết các nhiệm vụ được các máy bay chiến đấu Mỹ như F-16 Falcon và F-15E Strike Eagle thực hiện ở Afghanistan và Iraq là các nhiệm vụ cường kích, tấn công mục tiêu trên mặt đất. F-22 được thiết kế với khả năng thực hiện các cuộc tấn công mục tiêu mặt đất với đạn tấn công trực tiếp liên quân (JDAM) và bom đường kính nhỏ. Tuy nhiên, F-22 vẫn có thể bị radar địch phát hiện khi theo dõi các mục tiêu di chuyển trên mặt đất vì radar của F-22 tạo ra bức xạ điện từ.
Sau khi 35 vệ tinh thuộc giai đoạn 2 của Hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu do Trung Quốc tự phát triển được đưa vào quỹ đạo, J-20 có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác sử dụng vũ khí dẫn đường chống lại các mục tiêu mặt đất như F-22.
Mạng Sina cũng cho biết, Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí bao gồm tên lửa và bom cho máy bay tàng hình như J-20 và J-31.
“J-20 có thể chở theo 24 quả bom trọng lượng nhỏ trong khi F-22 chỉ có thể mang theo 8 quả”, mạng Sina cho hay.

Báo TQ quan tâm loại radar có thể “bắt sống” J-20

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu vừa đăng tải một số hình ảnh về hệ thống radar có khả năng “bắt sống” J-20 mang tên 55Zh6ME Nebo-ME.

Tại triển lãm hàng không vũ trụ MAKS 2013, Tập đoàn Almaz-Antey (Nga) đã trình làng hệ thống radar cảnh giới đường không cực kỳ hiện đại 55Zh6ME Nebo-ME. Đây là lần đầu tiên Almaz Antey giới thiệu 55Zh6ME Nebo-ME tại MAKS.
  Tại triển lãm hàng không vũ trụ MAKS 2013, Tập đoàn Almaz-Antey (Nga) đã trình làng hệ thống radar cảnh giới đường không cực kỳ hiện đại 55Zh6ME Nebo-ME. Đây là lần đầu tiên Almaz Antey giới thiệu 55Zh6ME Nebo-ME tại MAKS.
Hệ thống radar 55Zh6ME Nebo-ME do Viện nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến Nizhny Novgorod (NNIIRT) nghiên cứu phát triển cho lực lượng phòng thủ không gian chiến lược Nga. Nó chủ yếu dùng để tìm kiếm mục tiêu cơ động trên không và muc tiêu tên lửa đạn đạo trong điều kiện gây nhiễu điện tử mạnh.
Hệ thống radar 55Zh6ME Nebo-ME do Viện nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến Nizhny Novgorod (NNIIRT) nghiên cứu phát triển cho lực lượng phòng thủ không gian chiến lược Nga. Nó chủ yếu dùng để tìm kiếm mục tiêu cơ động trên không và muc tiêu tên lửa đạn đạo trong điều kiện gây nhiễu điện tử mạnh.

Hé lộ về tính năng “bú sữa” trên không của J-20

(Kiến Thức) - Hệ thống “bú sữa” – tiếp nhiên liệu trên không của J-20 có nhiều điểm khác biệt so với tiêm kích tàng hình F-22, F-35 của Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống tiếp nhiên liệu trên không của tiêm kích tàng hình J-20. Theo phân tích, bộ phận tiếp nhận nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi tiêm kích J-20 sử dụng kiểu ống mềm thay vì ống cứng như trên F-35 và F-22.
 Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống tiếp nhiên liệu trên không của tiêm kích tàng hình J-20. Theo phân tích, bộ phận tiếp nhận nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi tiêm kích J-20 sử dụng kiểu ống mềm thay vì ống cứng như trên F-35 và F-22.
Hiện tại, thiết bị tiếp nhận nhiên liệu trên không có 2 loại gồm: ống tiếp nhiên liệu cứng và ống tiếp nhiên liệu mềm. Nói chung, tính năng của ống tiếp nhiên liệu cứng kém hơn ống tiếp nhiên liệu mềm, do việc kết nối giữa hai máy bay rất mất thời gian, đặt ra vấn đề khó khăn với các phi hành viên, hơn nữa trong quá trình tiếp nhiên liệu đó, phi công cần phải kiểm soát độ cân bằng giữa hai máy bay. Chính vì vậy, J-20 đã được lựa chọn cách tiếp nhiên liệu bằng ống mềm. Lý do một phần vì công nghệ tiếp nhiên liệu bằng ống cứng của Trung Quốc chưa phát triển và để phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân.
 Hiện tại, thiết bị tiếp nhận nhiên liệu trên không có 2 loại gồm: ống tiếp nhiên liệu cứng và ống tiếp nhiên liệu mềm. Nói chung, tính năng của ống tiếp nhiên liệu cứng kém hơn ống tiếp nhiên liệu mềm, do việc kết nối giữa hai máy bay rất mất thời gian, đặt ra vấn đề khó khăn với các phi hành viên, hơn nữa trong quá trình tiếp nhiên liệu đó, phi công cần phải kiểm soát độ cân bằng giữa hai máy bay. Chính vì vậy, J-20 đã được lựa chọn cách tiếp nhiên liệu bằng ống mềm. Lý do một phần vì công nghệ tiếp nhiên liệu bằng ống cứng của Trung Quốc chưa phát triển và để phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân.

Tin mới