Israel “tung” giải pháp tiêm kích Kfir thay thế MiG-21

(Kiến Thức) - Israel sẽ cung cấp biến thể nâng cấp hiện đại hóa Kfir Block 60 thay thế cho tiêm kích lỗi thời MiG-21 cho quốc gia có nhu cầu.

Hãng Israel Aerospace Industries (IAI) sẽ tiến hành nâng cấp hiện đại hóa các máy bay chiến đấu Kfir C10 do nước này tự phát triển dựa trên mẫu tiêm kích Mirage 5 của Pháp.
Biến thể nâng cấp cấp này sẽ được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến cũng như hệ thống tác chiến mới. Theo đại diện của IAI, việc nâng cấp này sẽ giúp Kfir C10 có thể sánh ngang với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 hiện nay.
Theo các nguồn tin từ công ty IAI, hiện tại họ dự định sẽ tiến hành nâng cấp chiếc 50 Kfir C10 với cấu hình tiêu chuẩn mới nhất Block 60, các máy bay này sử dụng khung thân cơ sở của các máy bay chiến đấu Mirage 5 do Pháp sản xuất.
Tiêm kích đa năng Kfir C10 - biến thể được chọn để thực hiện gói nâng cấp lên cấu hình Kfir Block 60.
 Tiêm kích đa năng Kfir C10 - biến thể được chọn để thực hiện gói nâng cấp lên cấu hình Kfir Block 60.
Hiện nay những chiếc tiêm kích Kfir C10 được niêm cất tại sa mạc Negev, miền nam Israel và đang trong tình trạng tốt để nâng cấp.
Trước mắt, Israel dự định đưa các biến thể nâng cấp hiện đại hóa Kfir Block 60 tham gia gói thầu mua máy bay của Bulgaria, nhằm giải quyết vấn đề của nước trước yêu cầu phải thay thế các dòng tiêm kích lỗi thời MiG-21 và MiG-29 bằng các mẫu thiết kế khác phù hợp tiêu chuẩn của NATO. Tất nhiên, nếu các quốc gia khác có nhu cầu thì hoàn toàn có thể được cung cấp mẫu Kfir Block 60 với giá cả phải chăng.
Bulgaria đang quan tâm đến việc mua 10 máy bay chiến đấu mới để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chung với liên minh quân sự NATO. Trong số các ứng viên mà nước này có thể lựa chọn là mua 9 chiếc tiêm kích F-16 Block 15 đã qua sử dụng của Bồ Đào Nha với giá 464 triệu USD hoặc mua số các máy bay chiến Eurofighter Typhoon đang dư thừa của Không quân Italy với giá cao hơn.
Theo IAI, việc mua lại các máy bay Kfir Block 60 chỉ tốn 1/3 chi phí để mua các máy bay trên nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu do nước này đề ra. Hiện nay, Bulgaria cũng nhận được đề nghị mời hàng của Thụy Điển đối với máy bay chiến đấu Gripen mới từ hãng Saab.
Kfir Block 60 là tiêm kích đa năng mạnh mẽ, linh hoạt có thể đạt vận tốc vượt âm thanh Mach 2. Nó có khả năng mang 5,5 tấn vũ khí với 9 giá treo ở cánh và thân. Sau nâng cấp, Kfir có thể mang tên lửa đối không đời mới như Python 5 và Derby và tên lửa đối đất Rafael Spice. Đặc biệt, máy bay sẽ trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động với tính năng tiên tiến hỗ trợ đa chế độ tấn công.
Buồng lái hiện đại của chiếc Kfir Block 60.
 Buồng lái hiện đại của chiếc Kfir Block 60.
Biến thể này hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn của NATO, nó còn được hỗ trợ chuẩn liên kết Link-16. Máy bay có phạm vi chiến đấu hiệu quả 1.000 km, với khả năng bay không cần tiếp nhiên liệu trong phạm vi hơn 2.000km.
“Chúng tôi có thể cung cấp những chiếc Kfir Block 60 đầu tiên trong vòng 12 tháng sau khi nhận được đơn đặt hàng từ phía Bulgaria, với giá chỉ bằng 1/3 so với các loại máy bay khác có tính năng tương tự”, đại diện hãng IAI Melamed cho biết. Đánh giá này được dựa trên kinh nghiệm của IAI trong suốt quá trình nâng cấp cũng như hiện đại hóa hơn 2.500 máy bay các loại như F-4E, F-16, A-4M, MiG-21, MiG-27, MiG-29 và Su-22.
"Tại thời điểm khủng hoảng như hiện nay khi lực lượng không quân các nước đang cắt giảm chi phí nhưng vẫn phải duy trì được lực lượng chiến đấu hiện tại thì biến thể nâng cấp máy bay chiến đấu Kfir Block 60 là ứng viên phù hợp, nó cũng đã chứng minh hiệu suất hoạt động cao và độ tin cậy trong sử dụng với nhiều nhiệm vụ khác nhau cũng như trong quá trình thử nghiệm”, ông Melamed kết luận.

“Trẻ hóa” sức mạnh tiêm kích MiG-21 Việt Nam (3)

MiG-21 Bison là chương trình nâng cấp hiện đại hóa mà phía Nga giúp đỡ Ấn Độ thực hiện. Gói nâng cấp Bison có nhiều điểm tương đồng với gói MiG-21-93 (công ty Mikoyan, Nga thực hiện) trong phương án nâng cấp (hệ thống điện tử, hỏa lực). Bản thân gói nâng cấp Bison cũng sử dụng hầu hết trang bị do Nga sản xuất.
MiG-21 Bison là chương trình nâng cấp hiện đại hóa mà phía Nga giúp đỡ Ấn Độ thực hiện. Gói nâng cấp Bison có nhiều điểm tương đồng với gói MiG-21-93 (công ty Mikoyan, Nga thực hiện) trong phương án nâng cấp (hệ thống điện tử, hỏa lực). Bản thân gói nâng cấp Bison cũng sử dụng hầu hết trang bị do Nga sản xuất.

MiG-21 Bison được đánh giá là gói nâng cấp tập trung mạnh mẽ yếu tố hỏa lực với khả năng mang tên lửa đối không tầm trung – xa, dẫn đường bằng radar. Khoảng 100 chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã được nâng cấp lên gói Bison.
MiG-21 Bison được đánh giá là gói nâng cấp tập trung mạnh mẽ yếu tố hỏa lực với khả năng mang tên lửa đối không tầm trung – xa, dẫn đường bằng radar. Khoảng 100 chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã được nâng cấp lên gói Bison.

Theo một số nguồn tin, Việt Nam được cho là đã có thỏa thuận với Ấn Độ hiện đại hóa những chiếc MiG-21MF/bis lên gói Bison.
 Theo một số nguồn tin, Việt Nam được cho là đã có thỏa thuận với Ấn Độ hiện đại hóa những chiếc MiG-21MF/bis lên gói Bison.

MiG-21 Bison thay thế hệ thống radar điều khiển hỏa lực cũ kỹ RP-21MA/RP-22 bằng radar điều khiển hỏa lực đa chế độ Kopyo (Nga sản xuất) có thể phát hiện mục tiêu đường không có diện tích phản hồi radar (RCS) 5m2 ở cách 80km ở bán cầu trước (phía trước máy bay) hoặc 40km ở bán cầu sau (phía sau máy bay), trong khi có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa tấn công cùng lúc 2 mục tiêu.
MiG-21 Bison thay thế hệ thống radar điều khiển hỏa lực cũ kỹ RP-21MA/RP-22 bằng radar điều khiển hỏa lực đa chế độ Kopyo (Nga sản xuất) có thể phát hiện mục tiêu đường không có diện tích phản hồi radar (RCS) 5m2 ở cách 80km ở bán cầu trước (phía trước máy bay) hoặc 40km ở bán cầu sau (phía sau máy bay), trong khi có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa tấn công cùng lúc 2 mục tiêu.

Trong chế độ không đối đất, radar Kopyo trên MiG-21 Bison có thể phát hiện mục tiêu xe thiết giáp ở cự ly 25km hoặc cầu đường ở cách 100km trong khi theo dõi 2 mục tiêu. Đặc biệt, loại radar này có thể hoạt động đối hải với khả năng phát hiện tàu thuyền cỡ nhỏ ở cách 80km hoặc mục tiêu kích cỡ tương đương khu trục hạm cách 150km.
Trong chế độ không đối đất, radar Kopyo trên MiG-21 Bison có thể phát hiện mục tiêu xe thiết giáp ở cự ly 25km hoặc cầu đường ở cách 100km trong khi theo dõi 2 mục tiêu. Đặc biệt, loại radar này có thể hoạt động đối hải với khả năng phát hiện tàu thuyền cỡ nhỏ ở cách 80km hoặc mục tiêu kích cỡ tương đương khu trục hạm cách 150km.

Với việc thay thế radar cho phép MiG-21 Bison mang được tên lửa không đối không thế hệ mới như R-27 hay R-77. Ngoài ra, trong đối không tầm ngắn nó có thể mang tên lửa tầm nhiệt R-73 (trong ảnh).
Với việc thay thế radar cho phép MiG-21 Bison mang được tên lửa không đối không thế hệ mới như R-27 hay R-77. Ngoài ra, trong đối không tầm ngắn nó có thể mang tên lửa tầm nhiệt R-73 (trong ảnh).

Trong ảnh là một chiếc MiG-21 Bison trang bị đạn tên lửa đối không tầm ngắn R-73 (giá ngoài cánh) và tên lửa đối không tầm trung R-27 (giá phía trong cánh). Loại biến thể R-27 trang bị trên MiG-21 Bison lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động, đạt tầm bắn diệt mục tiêu tới 80km, lắp đầu đạn nặng 39kg.
Trong ảnh là một chiếc MiG-21 Bison trang bị đạn tên lửa đối không tầm ngắn R-73 (giá ngoài cánh) và tên lửa đối không tầm trung R-27 (giá phía trong cánh). Loại biến thể R-27 trang bị trên MiG-21 Bison lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động, đạt tầm bắn diệt mục tiêu tới 80km, lắp đầu đạn nặng 39kg.

Trong ảnh là một chiếc MiG-21 Bison trang bị đạn đối không tầm ngắn R-73 (giá trong) và đạn đối không tầm trung R-77 (giá ngoài). Với tên lửa R-77, MiG-21 Bison có thể diệt mục tiêu cách xa tới 80km, độ cao diệt mục tiêu giới hạn từ 5m tới 25km. Đặc biệt, R-77 dùng đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt ở pha cuối (cách mục tiêu vài chục km tên lửa sự tự xác định, tấn công không cần can thiệp từ máy bay phóng).
Trong ảnh là một chiếc MiG-21 Bison trang bị đạn đối không tầm ngắn R-73 (giá trong) và đạn đối không tầm trung R-77 (giá ngoài). Với tên lửa R-77, MiG-21 Bison có thể diệt mục tiêu cách xa tới 80km, độ cao diệt mục tiêu giới hạn từ 5m tới 25km. Đặc biệt, R-77 dùng đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt ở pha cuối (cách mục tiêu vài chục km tên lửa sự tự xác định, tấn công không cần can thiệp từ máy bay phóng).

Ngoài các thay đổi về radar, hỏa lực cũng như trang bị thêm hệ thống cảnh báo chống tên lửa, hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, MiG-21 Bison giữ nguyên phần động lực. Theo đó, những chiếc Bison dùng động cơ tuốc bin phản lực R25-300 thế hệ cũ.
Ngoài các thay đổi về radar, hỏa lực cũng như trang bị thêm hệ thống cảnh báo chống tên lửa, hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, MiG-21 Bison giữ nguyên phần động lực. Theo đó, những chiếc Bison dùng động cơ tuốc bin phản lực R25-300 thế hệ cũ.

MiG-21 Bison đạt tốc độ cao gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu hơn 600km, trần bay gần 18.000m.
MiG-21 Bison đạt tốc độ cao gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu hơn 600km, trần bay gần 18.000m.

Theo các chuyên gia Nga, MiG-21 Bison có thể tương đương với biến thể đời đầu của dòng tiêm kích F-16 (Mỹ). Trong một cuộc tập trận chung với Không quân Mỹ, MiG-21 Bison đã chứng minh có khả năng chống lại những chiếc tiêm kích hiện đại F-15 và F-16.
Theo các chuyên gia Nga, MiG-21 Bison có thể tương đương với biến thể đời đầu của dòng tiêm kích F-16 (Mỹ). Trong  một cuộc tập trận chung với Không quân Mỹ, MiG-21 Bison đã chứng minh có khả năng chống lại những chiếc tiêm kích hiện đại F-15 và F-16.

Su-35: “ứng viên” xuất sắc thay thế MiG-21 Việt Nam

Kỳ 4: “Truy tìm” tiêm kích thay thế MiG-21 Việt Nam

Đọc nhiều nhất

Tin mới