Iraq sẽ nhận tàu chiến sau hơn 30 năm ký hợp đồng

(Kiến Thức) -  Iraq lên kế hoạch sử dụng lại 2 tàu chiến mua từ những năm 1980 nhưng vẫn chưa được bàn giao do lệnh cấm vũ khí của Liên Hợp Quốc.

Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, Chính phủ Iraq đã ký một thỏa thuận với công ty đóng tàu Fincantieri Italy nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài hơn 30 năm về hai tàu hộ tống mà chính quyền Saddam Hussein mua từ những năm 1980.
Hai tàu hộ tống thuộc lớp tàu Assad mang tên Musa Bin Nussair (F 210) và Tariq Bin Ziad (F 212) được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân Iraq vào năm 1986, nhưng lúc đó 2 tàu trên vẫn đang được neo đậu tại Italy. Cho đến khi Iraq tiến hành xâm lược Kuwait vào 1990, Liên Hợp Quốc đã thực hiện lệnh cấm vận vũ khí với chính quyền chế độ của Iraq. Từ đó đến nay 2 chiếc tàu trên vẫn neo đậu tại căn cứ hải quân La Spezia của Hải quân Italy cho đến nay.
Tàu hộ tống F210 của Hải quân Iraq neo đậu tại cảng quân sự của Italy.
Tàu hộ tống F210 của Hải quân Iraq neo đậu tại cảng quân sự của Italy.
Đại sứ quán Italy tại Baghdad trong một cuộc họp báo hôm 15/5 cho biết, chính phủ Iraq và đại diện của công ty Fincantieri đã đạt một số bước tiến quan trọng trong việc giải quyết sô phận của 2 tàu hộ tống trên.
Bên cạnh đó Fincantieri còn cho biết họ sẽ tiến hành hiện đại hóa lại 2 con tàu theo yêu cầu của Iraq, tuy nhiên thời gian bàn giao 2 con tàu vẫn chưa được ấn định.
Tàu hộ tống lớp Assad có chiều dài hơn 62m, tải trọng 675 tấn, được trang bị 4 trục động cơ diesel MTU, 24.400 mã lực. Tốc độ di chuyển tối đa 69,5km/h với phạm vi hoạt động tối đa là 7.400km.
Các tàu thuộc lớp Assad được trang bị 6 tên lửa chống hạm Otomat, hệ thống tên lửa phòng không Aspide, một pháo hạm Otobreda 76mm, hai hệ thống pháo phòng không Breda Dardo 40mm cùng với các ống phóng ngư lôi chống ngầm. Tất cả hệ thống vũ khí trên của Assad đều do Italy chế tạo và trang bị.

Mỹ bán cho Iraq những vũ khí "khủng" nào?

(Kiến Thức) - Tên lửa vác vai Stinger, máy bay vận tải C-130J Super Hercules, tên lửa AGM-114R Hellfire... là những vũ khí "khủng" Mỹ bán cho Iraq trong những năm gần đây.

1. AGM-114 Hellfire là tên lửa chống tăng cực mạnh do hãng Lockheed Martin thiết kế, sản xuất dùng để tấn công hủy diệt các mục tiêu bọc thép, công sự kiên cố. Tên lửa dùng đầu tự dẫn radar sóng mm đem lại độ chính xác cao, lắp đầu nổ chống tăng cực mạnh, tầm bắn xa đến 8km. Vào tháng 12/2013, Mỹ đã chuyển 75 tên lửa loại này cho Iraq. Theo đơn đặt hàng từ quốc gia Hồi giáo này, còn 100 quả khác sẽ được chuyển về vào mùa xuân năm nay.

1. AGM-114 Hellfire là tên lửa chống tăng cực mạnh do hãng Lockheed Martin thiết kế, sản xuất dùng để tấn công hủy diệt các mục tiêu bọc thép, công sự kiên cố. Tên lửa dùng đầu tự dẫn radar sóng mm đem lại độ chính xác cao, lắp đầu nổ chống tăng cực mạnh, tầm bắn xa đến 8km. Vào tháng 12/2013, Mỹ đã chuyển 75 tên lửa loại này cho Iraq. Theo đơn đặt hàng từ quốc gia Hồi giáo này, còn 100 quả khác sẽ được chuyển về vào mùa xuân năm nay.

“Cua đồng” M1A1 Abram bị vũ khí huyền thoại Nga hủy diệt

(Kiến Thức) - Cùng xem một số hình ảnh xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất Mỹ M1 Abrams bị các chiến binh nổi dậy Iraq hủy diệt bằng súng chống tăng huyền thoại RPG-7.

Gần đây, lực lượng nổi dậy ở Iraq đã đăng tải hình ảnh ghi lại một số khoảnh khắc xe tăng M1A1 Abram của Lục quân Mỹ bị phá hủy bằng vũ khí chống tăng. Các chuyên gia cho rằng, lực lượng này chủ yếu sử dụng súng chống tăng RPG-7 (Việt Nam gọi là B41) và tên lửa chống tăng 9M133 Kornet.
 Gần đây, lực lượng nổi dậy ở Iraq đã đăng tải hình ảnh ghi lại một số khoảnh khắc xe tăng M1A1 Abram của Lục quân Mỹ bị phá hủy bằng vũ khí chống tăng. Các chuyên gia cho rằng, lực lượng này chủ yếu sử dụng súng chống tăng RPG-7 (Việt Nam gọi là B41) và tên lửa chống tăng 9M133 Kornet.

Đọc nhiều nhất

Tin mới