Iran cũng muốn rút khỏi “vũng lầy Syria”

(Kiến Thức) - Tehran luôn phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Syria.

Iran cũng muốn rút khỏi “vũng lầy Syria”
Tân tổng thống Iran theo đường lối ôn hòa Hassan Rouhani lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syri.
 Tân tổng thống Iran theo đường lối ôn hòa Hassan Rouhani lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syri.
Giữa lúc các bên phản đối tấn công quân sự vào Syria tìm kiếm một giải pháp hòa bình, có một con đường ngoại giao ít được đề cập đến nhưng lại cần thiết hơn bao giờ hết. Đó là con đường đi qua Iran.
Cuộc chiến Syria khiến cho Iran “tốn của, hao người, mất uy tín”
Trái ngược với lối suy nghĩ thông thường, sự hỗ trợ mà Iran dành cho chế độ Assad không phải là vô điều kiện và cũng không phải là vĩnh viễn. Mặc dù đã hỗ trợ vũ khí và nhân sự cho chế độ Assad từ khi bắt đầu cuộc xung đột, nhưng cuộc chiến Syria đã khiến cho Iran “hao người, tốn của” và Tehran cũng muốn rút khỏi “vũng lầy Syria” càng sớm càng tốt, nếu có thể duy trì ảnh hưởng ở Damascus.
Trước hết, nội chiến Syria đã tạo ra một vấn đề đối với hình ảnh khu vực của Iran. Từ năm 1979, với cuộc Cách mạng Hồi giáo, Iran đã cố gắng trở thành một ngọn hải đăng cho những người bị áp bức trong thế giới Hồi giáo và đi tiên phong chống lại những gì mà Tehran coi là sự đàn áp của Mỹ trong khu vực.
Hỗ trợ cho chế độ Assad quả là rất tốn kém đối với nền kinh tế Iran hiện đang khốn đốn bởi các biện pháp trừng phạt, lạm phát cao và quản lý yếu kém. Đây là một phần lý do vì sao Iran không thể đủ khả năng đáp trả tương xứng một cuộc tấn công của Mỹ vào Syria. Iran không muốn nguy cơ mất hệ thống phòng không hoặc không bảo vệ đầy đủ các cơ sở hạt nhân trước các cuộc tấn công có thể xảy ra của Israel .
Cuối cùng, hậu thuẫn Tổng thống Assad, nhất là sau khi ông này bị LHQ chứng minh là đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân, sẽ gây ra những rạn nứt trong ban lãnh đạo Iran.
Việc chế độ Saddam Hussein sử dụng khí độc trong chiến tranh Iraq-Iran hồi những năm 1980 là một “vết thương lịch sử” đối với Iran, trong đó nhiều cựu chiến binh trở thành quan chức chính phủ sẽ cảm thấy khó có thể chấp nhận việc sử dụng các loại vũ khí bị cấm này chống lại dân thường vô tội.
Trong thực tế, có rất nhiều lý do để Tehran cắt đứt mối quan hệ lỏng lẻo với chế độ Assad, nếu Syria không phải là đồng minh khu vực quan trọng nhất của Iran.
Nhưng mối quan hệ đó đang thay đổi. Sự sụp đổ của Saddam Hussein đã mở đường cho mối quan hệ thân thiện hơn giữa Iran và Iraq, khiến cho đồng minh truyền thống Syria trở nên ít quan trọng hơn đối với Iran. Nhận thức được rằng một giải pháp đàm phán là cách duy nhất cho cuộc xung đột Syria, từ lâu Iran đã kêu gọi cải cách chính trị tại Syria.
Trên thực tế, Washington và Tehran đang xích lại gần nhau hơn. Về phía mình, Iran đã hỗ trợ đầy đủ cuộc thanh sát của Liên Hợp Quốc về các cáo buộc Damascus tấn công hóa học.
Trên Twitter, tân Tổng thống Iran, Hassan Rouhani, viết: “Chúng tôi mạnh mẽ lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria vì Cộng hòa Hồi giáo Iran từng là nạn nhân của vũ khí hóa học”.
Trong khi đó, lãnh tụ tối cao Ali Khamenei khá “im hơi, lặng tiếng” và chỉ nhận định cuộc tấn công Syria của Mỹ là một “thảm họa đối với khu vực”, sẽ dẫn đến thất bại của Mỹ và các đồng minh.
Chìa khóa Iran
Trong khi đó, chính phủ Mỹ đã tìm cách đảm bảo các nhà lãnh đạo thế giới rằng giải pháp ngoại giao vẫn còn khả thi và nhấn mạnh rằng cuộc tấn công của Mỹ sẽ không nhằm mục đích thay đổi chế độ. Tổng thống Obama đã tuyên bố: “Chúng tôi đang chuẩn bị để làm việc với bất cứ ai - người Nga và những người khác - để cố gắng đưa các bên ngồi lại với nhau nhằm giải quyết cuộc xung đột Syria”
Chìa khóa ở đây tất nhiên là nằm trong tay “những người khác”.
Trong khi đó, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đặc trách các vấn đề chính trị Jeffrey Feltman đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Zarif Iran và có tin nói ông Feltman đã mạnh rằng Iran có một vai trò quan trọng trong đàm phán hòa bình ở Syria.
Bằng cách lôi kéo Iran, phương Tây có thể mang lại cho Tổng thống Iran Rouhani một thành công ban đầu và thúc đẩy đường lối ôn hòa của ông. Trái lại, một sự leo thang xung đột ở Syria sẽ kích động phe cứng rắn ở Tehran và khiến cho Tổng thống Rouhani không còn có đất cho hoạt động ngoại giao.
Trong thâm tâm, chính quyền Obama không muốn thừa nhận “kẻ thù lâu năm” Iran là một phần hợp pháp của cuộc đàm phán nhằm giải quyết nội chiến ở Syria. Nhưng cân nhắc đến số nạn nhân trong tương lai của một cuộc xung đột kéo dài ở Syria, Washington nên một lần thử tìm kiếm hòa bình trên con đường đi qua Tehran.

Phương Tây đánh Syria "để làm gì"?

(Kiến Thức) - Báo Libération ngày 29/8 đăng bài “Syria: Hướng đến các cú đánh để làm gương”, trong khi báo Le Figaro đặt câu hỏi phương Tây đánh Syria “để làm gì”?

Phương Tây đánh Syria "để làm gì"?
Trẻ em Syria trong trại tị nạn ở Jordan.
Trẻ em Syria trong trại tị nạn ở Jordan.
Libération nhận định ngay cả khi Liên Hợp Quốc vẫn chưa đưa ra được quyết định chung do có Nga và Trung Quốc bảo vệ cho Syria, nhưng phương Tây dường như đã lựa chọn phương án tấn công Syria bằng tên lửa trong thời gian ngắn. Hành động này được phương Tây đánh giá mang tính tượng trưng cho việc trấn áp chế độ ở Damascus.

Vũ khí hoá học Syria ở đâu ra?

Syria đã có vũ khí hoá học từ khi nào và kho vũ khí của nước này lớn đến đâu?

Vũ khí hoá học Syria ở đâu ra?
Vũ khí hóa học Syria ở đâu?
Vũ khí hóa học Syria ở đâu?
Chương trình vũ khí hóa học của Syria bắt nguồn từ hàng thập kỷ trước, có lẽ từ những năm 1970. Ban đầu do một số nước khác cung cấp, nhưng hiện giờ, người ta vẫn chưa chắc chắn liệu Syria có thể tự chế tạo kho vũ khí hoá học cho riêng mình hay không.

Căng thẳng Philippines-Trung Quốc leo thang

(Kiến Thức) - Căng thẳng Philippines-Trung Quốc tiếp tục gia tăng trong tuần này, khi Bắc Kinh đặt điều kiện cho việc Tổng thống Benigno Aquino đến thăm Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh.

Căng thẳng Philippines-Trung Quốc leo thang
Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino. 
Philippines là nước danh dự tại cuộc Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh năm nay. Và theo các giới chức Philippines, có truyền thống là cử nguyên thủ quốc gia của nước danh dự đến tham dự triển lãm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.