Infographic: Dòng chiến đấu cơ thế kỷ bại trận ở VN (1)
(Kiến Thức) - 5 trong 6 thiết kế chiến đấu cơ thế kỷ đầy tham vọng của Không quân Mỹ đã phải chôn xác ở Việt Nam.
Việt Hùng
Mời độc giả xem Infographic:
F-100 Super Sabre là thiết kế đầu tiên thuộc chuỗi Century Series bị bắn rụng ở Việt Nam. Theo số liệu từ Mỹ thì có khoảng 242 chiếc F-100 đã bị mất trong cuộc chiến tranh Việt Nam (gồm 186 chiếc bị hỏa lực phòng không tiêu diệt, 7 chiếc bị phá hủy trên mặt đất và 45 chiếc gặp các tai nạn khác).
Century Series là cái tên phổ biến để chỉ chuỗi các máy bay chiến đấu được định danh từ F-100 tới F-106 (không có F-103) phục vụ tích cực trong Không quân Mỹ và Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ từ những năm 1950 tới tận những năm 1980. Đáng lưu ý là hầu hết các máy bay thuộc Century Series đều đã tham gia chiến tranh Việt Nam và bị bắn rụng không ít.
(Kiến Thức) - Tuy được sản xuất số lượng lớn nhưng các tiêm kích như LaGG-3 hay MiG-23 luôn bị đánh giá là kém hơn hẳn so với các đối thủ cùng loại.
Royal B.E.2: là loại máy bay chiến đấu hai tầng cánh được trang bị cho lực lượng Không quân Hoàng gia Anh vào năm 1912 cho đến khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 1, với số lượng được sản xuất lên tới 3.500 chiếc.
Khám phá loạt chiến đấu cơ Mỹ tồi nhất mọi thời đại
(Kiến Thức) - Trong thập niên 1950, Mỹ đã dự định sản xuất một loạt máy bay chiến đấu để đời mang tên Century Series nhưng kết quả lại là những máy bay rất tệ.
Theo đánh giá của tạp chí National Interest, trong top 5 chiếc máy bay tồi tệ nhất mọi thời đại thì loạt máy bay chiến đấu F-100, F-101, F-102, F-104, F-105, F-106 được gọi là Century Series đã được xếp ở vị trí thứ 3.
Hầu hết các máy bay chiến đấu trong Series này được phát triển vào thời mà Không quân Mỹ vẫn bị chi phối bởi những cán bộ máy bay ném bom chiến lược và mối quan tâm chủ yếu của họ là chiến tranh hạt nhân với Liên Xô.
Bởi thế Chỉ huy hàng không chiến thuật Mỹ đã cố gắng để giải quyết vấn đề này bằng cách làm cho các máy bay giống như khả năng của máy bay “chiến lược” với việc tập trung vào hệ thống đánh chặn mà có thể tiêu diệt các máy bay ném bom của Liên Xô đồng thời cũng tạo cho nó khả năng mang được vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, loạt máy bay chiến đấu Century chỉ có chiếc F-100 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 2 đầy đủ,. Phần còn lại là một mớ những rắc rối giữa khái niệm chiến lược và công nghệ.
Theo trang Hubpages, chiếc F-100 đã có một số lượng hao hụt rất cao trong quá trình vận hành của mình. Người ta thống kê rằng trong suốt thời gian quân đội Mỹ sở hữu F-100, họ đã mất 889 chiếc loại này cùng với 324 phi công.
Chiếc F-101 Voodoo là một máy bay đánh chặn chuyển đổi thành một chiếc tiêm kích – bom, ý tưởng được đánh giá là gần như không có ý nghĩa. Vì thế sau này nó chủ yếu hoạt động như một máy bay trinh sát.
Chiếc F-102 là máy bay tiêm kích siêu thanh đầu tiên của Mỹ với tốc độ đạt được Mach 1. Nó cũng là máy bay đầu tiên sử dụng cánh tam giác và cũng là chiếc máy bay đầu tiên của Không quân Mỹ sử dụng vũ khí hoàn toàn là tên lửa.
F-102 đi vào phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1956, nhưng theo National Interest, nó hoạt động không đầy đủ trong vai trò là một chiếc máy bay đánh chặn kiêm tiêm kích bom. Nó chỉ xuất hiện một thời gian ngắn khi tham chiến ở Việt Nam trước khi được đưa trở thành mục tiêu bay không người lái.
F-104 được đưa vào phục vụ từ năm 1959 và nổi bật ở đặc điểm có thể bay ở độ cao 103.395 feet (khoảng 30 km) và tốc độ leo cao 48.000 feet/phút tức là gần 15 km/phút. Nó cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên có thể duy trì tốc độ Mach 2.
Trợ lý của ông Biden lặng lẽ trao vali hạt nhân cho cấp dưới Tổng thống Donald Trump tại lễ nhậm chức, hoàn tất quy trình chuyển giao "không khoảng trống".
Trang Topwar của Nga cho biết, lực lượng đặc biệt của Pháp đã xuất hiện ở khu vực mặt trận Kursk, phối hợp hoạt động với Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Ukraine tại đây.
Quân đội Nga đã đột phá thành công vào pháo đài Chasov Yar, bất chấp việc quân Ukraine chiến đấu tử thủ tại đây và số phận của pháo đài Chasov Yar, bước vào thời gian đếm ngược.
Ông Donald Trump, người có ảnh hưởng cả với Nga và Ukraine, đã chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Dư luận có niềm tin, cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ có cơ hội chấm dứt trong năm nay.
Quân đội Nga tiến công trên hướng chính diện rộng tới 40 km ở khu vực nam Donbass, quân Ukraina quá phụ thuộc vào UAV, phải lấy lính đặc nhiệm làm bia đỡ đạn thay bộ binh.
Các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới rất chú trọng vào hệ thống phòng không, bởi đó là lá chắn quan trọng nhất để bỏ vệ quốc gia trước các đòn tấn công.
Quân đội Nga đang bao vây tàn dư của 5 lữ đoàn Ukraine trong một vòng vây ở phía Tây Kurakhovo; đồng thời nhanh chóng tiến về phía tính Dnieper, chỉ còn cách vài km.
Theo các chỉ huy Ukraine, những binh sĩ quá trẻ thường thiếu động lực, mục tiêu chiến đấu và không muốn bị đẩy vào các mặt trận khốc liệt ở Donbass hay Kursk.