(Kiến Thức) - Máy bay tấn công mặt đất AC-130 được phát triển cùng thời AC-119 nhưng dùng khung gầm C-130 hiện đại hơn cho phép mang lượng vũ khí gồm cả pháo hạng nặng.
Việt Hùng
Mời độc giả xem Infographic:
Tham chiến lần đầu trên chiến trường Việt Nam năm 1967, AC-130 đã phá hủy hàng nghìn phương tiện vận tải của bộ đội Việt Nam trên dãy Trường Sơn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tuyến đường chiến lược đưa vũ khí vào miền Nam đánh Mỹ. "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn", sau nhiều cuộc mật phục, ngày 29/10/1972, bộ đội tên lửa SAM-2 của Trung đoàn 275 đã bắn rơi tại chỗ một chiếc AC-130. Trận đánh này khiến lực lượng AC-130 Mỹ phải khiếp sợ và ngừng hoạt động suốt một thời gian dài.
AC-130 bắt đầu phát triển từ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ dùng chúng để tấn công xe vận tải bộ đội Việt Nam trên đường Trường Sơn. AC-130 được sửa đổi từ máy bay vận tải C-130 nên vẫn giữ lại nhiều đặc điểm như vẻ bề ngoài, trần bay, tầm hoạt động và khả năng vận tải.
Tham chiến lần đầu trên chiến trường Việt Nam năm 1967, AC-130 đã phá hủy hàng nghìn phương tiện vận tải của bộ đội Việt Nam. AC-130 trang bị các hệ thống vũ khí tấn công mặt đất cho phép công phá các công sự, phương tiện bọc thép hạng nhẹ, xe vận tải.
AC-130 có những khẩu súng Vulcan 6 nòng cỡ 20mm có khả năng bắn 6.000 viên/phút.
Ngoài ra, AC-130 cũng được trang bị 2 khẩu pháo tự động Bofors 40mm.
Trong ảnh là AC-130 tham chiến ở Fallujah (Iraq). AC-130 bay vòng quanh chiến trường và khai hỏa từ phía bên trái.
Những khẩu pháo 40mm khi được khai hỏa đã gây nhiều thiệt hại cho phiến quân.
Bên cạnh những khẩu Bofors, về phía bên phải là pháo cỡ nòng 105mm – vũ khí mạnh nhất của AC-130.
Sau mỗi phát bắn, những khẩu pháo đều cần nạp đạn. Một kíp pháo thủ bình thường có thể bắn được 3 phát/phút, nhưng nếu là kíp pháo điêu luyện, họ có thể bắn 10 phát/phút.
AC-130 có phi hành đoàn 13 người bao gồm: phi công, pháo thủ vận hành pháo 20/40/105mm.
Hệ thống điện tử tinh vi giúp phi hành đoàn có thể quan sát chiến trường kể cả vào ban đêm.
Pháo thủ quan sát màn hình và theo dõi mục tiêu dễ dàng nhờ vào hệ thống cảm biến ảnh nhiệt.
Hệ thống cảm biến tinh vi cũng giúp pháo thủ trên AC-130 nhận diện được mục tiêu trước khi tiêu diệt.
Khi AC-130 khai hỏa, nó có thể tạo ra một vệt sáng kéo dài từ máy bay tới vị trí của đối phương.
AC-130 có tốc độ bay khá chậm khoảng 482 km/h và trần bay 9.144 m.
Do tốc độ chậm, thân hình to lớn nên AC-130 chủ yếu hoạt động về ban ngày để đối phó với hỏa lực tầm thấp của đối phương.
Dù đã ra đời từ khá lâu, nhưng AC-130 vẫn được Không quân Mỹ sử dụng nhiều cho nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất.
Tạp chí Jane’s Defence đưa tin, Tập đoàn Lockheed Martin đã lựa chọn hãng QinetiQ North America (QNA) cung cấp giáp phức hợp trong lượng nhẹ trang bị cho máy bay tấn công mặt đất hạng nặng AC-130J Ghost Rider (ma tốc độ) của Không quân Mỹ.
Trợ lý của ông Biden lặng lẽ trao vali hạt nhân cho cấp dưới Tổng thống Donald Trump tại lễ nhậm chức, hoàn tất quy trình chuyển giao "không khoảng trống".
Trang Topwar của Nga cho biết, lực lượng đặc biệt của Pháp đã xuất hiện ở khu vực mặt trận Kursk, phối hợp hoạt động với Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Ukraine tại đây.
Quân đội Nga đã đột phá thành công vào pháo đài Chasov Yar, bất chấp việc quân Ukraine chiến đấu tử thủ tại đây và số phận của pháo đài Chasov Yar, bước vào thời gian đếm ngược.
Ông Donald Trump, người có ảnh hưởng cả với Nga và Ukraine, đã chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Dư luận có niềm tin, cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ có cơ hội chấm dứt trong năm nay.
Quân đội Nga tiến công trên hướng chính diện rộng tới 40 km ở khu vực nam Donbass, quân Ukraina quá phụ thuộc vào UAV, phải lấy lính đặc nhiệm làm bia đỡ đạn thay bộ binh.
Các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới rất chú trọng vào hệ thống phòng không, bởi đó là lá chắn quan trọng nhất để bỏ vệ quốc gia trước các đòn tấn công.
Quân đội Nga đang bao vây tàn dư của 5 lữ đoàn Ukraine trong một vòng vây ở phía Tây Kurakhovo; đồng thời nhanh chóng tiến về phía tính Dnieper, chỉ còn cách vài km.
Theo các chỉ huy Ukraine, những binh sĩ quá trẻ thường thiếu động lực, mục tiêu chiến đấu và không muốn bị đẩy vào các mặt trận khốc liệt ở Donbass hay Kursk.