Indonesia: Các công ty vũ khí và điện tử tham gia sản xuất máy thở

Trước đó, hôm 7/4, hãng sản xuất máy bay thuộc sở hữu nhà nước Dirgantara Indonesia tuyên bố lên kế hoạch sản xuất hàng loạt 1 trong 5 mẫu máy thở hiện đang được Bộ Y tế thử nghiệm.

Indonesia: Các công ty vũ khí và điện tử tham gia sản xuất máy thở

Indonesia: Cac cong ty vu khi va dien tu tham gia san xuat may tho

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 8/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Công ty vũ khí Pindad và công ty điện tử LEN Industri của Indonesia đang phát triển và lên kế hoạch sản xuất hàng loạt máy thở nhằm giúp các bệnh viện chữa trị bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Giám đốc điều hành Pindad, ông Abraham Mose cho biết công ty quốc doanh này đã phát triển một loại máy thở từ đầu tháng 3 vừa qua và hiện đang xin giấy chứng nhận từ Bộ Y tế để sản xuất thiết bị này.

Sau khi có giấy phép, Pindad sẽ sản xuất 40 máy/ngày, vốn đã được thử nghiệm tại một bệnh viện quân y tại Bandung.

Ông Abraham cũng bày tỏ hy vọng hợp tác với LEN Industri nhằm cải thiện mẫu máy thở này. Theo đó, máy sẽ hoạt động tốt hơn nếu được trang bị bộ cảm biến về lưu lượng oxy.

Trong khi đó, đại diện công ty LEN Industri ngày 8/4 cho biết cũng đang phát triển máy thở với sự hợp tác của Cơ quan Đánh giá và Ứng dụng Công nghệ (BPPT). Tuy nhiên, người này từ chối tiết lộ thêm chi tiết về dự án do sản phẩm của công ty vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.

Pindad và Len Industri là hai cái tên mới nhất trong số các công ty của Indonesia gia nhập cuộc đua phát triển và sản xuất các thiết bị y tế nhằm giúp đáp ứng nhu cầu tăng vọt trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

[Máy thở cầm tay mang lại hy vọng trong cuộc chiến chống dịch ở Ấn Độ]

Trong khi đó, hãng dược phẩm nhà nước Indofarma cũng đang phát triển các thiết bị y tế như máy thở xâm lấn, giường bệnh, giá treo bình truyền dịch và xe đẩy cách ly áp lực âm.

Nhu cầu tăng mạnh cũng đã thúc đẩy nhiều công ty từ các ngành công nghiệp khác nhau tham gia sản xuất khẩu trang và các thiết bị bảo hộ cá nhân. Các công ty dệt may như Pan Brothers và Sri Rejeki Isman đã chuyển một số dây chuyền sản xuất sang may khẩu trang và quần áo bảo hộ. 

Theo thống kê ngày 23/3 của Bộ Y tế Indonesia, quốc gia này hiện có 8.936 máy thở được đặt tại 1.827 bệnh viện trên khắp cả nước.

Trong khi đó, số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã lên tới 2.956 tính đến ngày 8/4, trong đó 240 ca tử vong. Các nhà khoa học ước tính rằng Indonesia có thể ghi nhận 71.000 ca nhiễm bệnh vào cuối tháng 4 này./.

Rửa tay phòng dịch Covid-19, người đàn ông làm hành động xấu không tưởng

(Kiến Thức) - Clip ghi lại cảnh sau khi rửa tay phòng dịch Covid-19, người đàn ông "cầm luôn" chai dung dịch rửa tay khô ở thang máy để vào ô tô gây bức xúc dân mạng.

Rửa tay phòng dịch Covid-19, người đàn ông làm hành động xấu không tưởng

Những ngay qua khu dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới ngoài việc đeo khẩu trang, tránh ra ngoài thì người dân được khuyến cáo nên rửa tay bằng dung dịnh vệ sinh để phòng ngừa.

Cũng chính từ việc đó, một chuyện không hay đã xảy ra. Cụ thể, mới đây đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông trung niên sử dụng dung dịch rửa tay  phòng dịch Covid-19 được trang bị cạnh thang máy.

Chân dung nữ sinh ngành Y xung phong làm việc trong khu cách ly Covid-19

(Kiến Thức) - Với suy nghĩ thanh niên nên làm điều có ích cho xã hội, Trần Huyền Thảo An đã xung phong đăng kí vào khu cách ly Covid-19 để hỗ trợ đội ngũ y, bác sĩ chống dịch.

Chân dung nữ sinh ngành Y xung phong làm việc trong khu cách ly Covid-19
Chan dung nu sinh nganh Y xung phong lam viec trong khu cach ly Covid-19
 Mới đây, trên diễn đàn của trường Đại học Duy Tân chia sẻ bài viết của một người mẹ có con gái đang là sinh viên năm thứ 5, ngành Y của trường đăng kí tham gia hỗ trợ các y, bác sĩ trong khu vực cách ly Covid-19 gây chú ý trên nhiều diễn đàn mạng.

Cầm biển ám chỉ dịch Covid-19 ở châu Á, học sinh Bỉ bị chỉ trích nặng nề

(Kiến Thức) - Bị chỉ trích vì đăng tải hình ảnh giễu cợt người Châu Á giữa dịch Covid-19, nhóm học sinh của một ngôi trường tại Bỉ nhận phải chỉ trích nặng nề từ MXH.

Cầm biển ám chỉ dịch Covid-19 ở châu Á, học sinh Bỉ bị chỉ trích nặng nề
Mới đây, mạng xã hội dậy sóng trước hình ảnh một nhóm học sinh tại Bỉ cố tình chế giễu người Châu Á trong mùa dịch Covid-19. Chỉ vài giờ sau khi được đăng tải, bức hình này đã trở thành tâm điểm chỉ trích vì có yếu tố phân biệt chủng tộc.
Cam bien am chi dich Covid-19 o chau A, hoc sinh Bi bi chi trich nang ne
 Bức ảnh khiến dân mạng Châu Á dậy sóng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới