IFALPA: Điều tra vụ Germanwings A320 có nhiều sai sót

(Kiến Thức) - Công bố tài liệu mật, áp lực của báo giới và những cân nhắc chính trị… Có nhiều sai sót trong quá trình điều tra vụ rơi máy bay Germanwings A320.

IFALPA: Điều tra vụ Germanwings A320 có nhiều sai sót
Thảm họa rơi máy bay Germanwings A320 đã đặt ra khá nhiều nghi vấn. Trong khi đó, áp lực của giới truyền thông trong vụ rơi máy bay A320 ngày 24/3 của hãng hàng không Germanwings là rất lớn.
IFALPA: Dieu tra vu Germanwings A320 co nhieu sai sot
Quá trình điều tra vụ tai nạn máy bay A320 trong chuyến bay Germanwings 4U9525 không đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. 
Hiệp hội phi công thế giới (IFALPA) khẩn thiết yêu cầu các nhà điều tra tôn trọng sự thật và công khai chỉ trích việc trình điều tra vụ máy bay A320 của Germanwings rơi ở miền nam nước Pháp.
IFALPA yêu cầu tất cả các cuộc điều tra tai nạn máy bay đều phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Theo IFALPA, việc điều tra vụ tai nạn máy bay A320 trong chuyến bay Germanwings 4U9525 là không đáp ứng các chuẩn mực nói trên. Hiệp hội này tuyên bố: “Việc công bố các thông tin mật, sức ép của báo chí và những cân nhắc chính trị… đã làm tổn hại đến môi trường điều tra các vụ tai nạn máy bay”.
Theo IFALPA, chỉ có kết quả cuối cùng của một cuộc điều tra nghiêm túc mới cho phép “đưa ra những kết luận chắc chắn và rút ra những kinh nghiệm thỏa đáng”.
Trước đó, trong tuyên bố gửi đến cho hội nghị của Hiệp hội phi công thế giới tổ chức ở Madrid, Hiệp hội phi công Đức khiếu nại rằng cho đến nay, quá trình điều tra vụ máy bay A320 của Germanwings lao xuống dãy núi Alps “không đáp ứng” các  chuẩn mực quốc tế.
Hiệp hội phi công Đức cũng khẩn thiết yêu cầu các bên hữu quan “tập trung vào công việc điều tra độc lập và dựa vào những chứng cứ cụ thể”. Chủ tịch Hiệp hội phi công Đức Ilja Schulz khẳng định: “Qui trình điều tra tai nạn máy bay đã được phát triển hàng chục năm qua và đã được chuẩn hóa nhằm góp phần nâng cao an toàn bay. Những lợi ích riêng của chính giới và báo giới không được phép tác động đến công việc điều tra của các chuyên gia”.
Theo kết quả điều tra cho đến nay, cơ phó Andreas Lubitz đã chủ ý lái chiếc máy bay Airbus A320 của hãng hàng không Germanwings đâm vào một quả núi trên dãy Alps ở miền nam nước Pháp. Hành động tự sát điên rồ của viên cơ phó này đã làm cho 149 người khác trên máy bay bị chết thảm.

Hãng Germanwings điêu đứng sau vụ máy bay Airbus A320 rơi

(Kiến Thức) - Đại diện cho hãng hàng không giá rẻ Germanwings cho biết nhân viên hãng này từ chối bay vì... lý do cá nhân sau khi máy bay Airbus A320 rơi.

Hãng Germanwings điêu đứng sau vụ máy bay Airbus A320 rơi
Tờ Bild của Đức cho biết, hãng Germanwings đã phải hủy bỏ 30 chuyến bay sau khi máy bay Airbus A320, chở theo 150 người, đang bay theo hành trình từ Barcelona tới Dusseldorf, rơi tại dãy núi Alps, Pháp. Hiện hãng chưa đưa ra bất cứ khẳng định nào về sự việc này.
Tạp chí Đức Spiegel cho biết, nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là do các phi công và tiếp viên hàng không lo sợ, chiếc máy bay Airbus A320 bị rơi có thể do bộ phận hạ cánh có vấn đề. 

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc và ban lãnh đạo hiện nay ở Bắc Kinh làm thế nào để giải quyết vấn nạn này?

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Trung Quốc Yukon Huang nhận xét rằng ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc xem ra khá thận trọng về cải cách kinh tế, nhưng khá mạnh bạo trong chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng nhưng những tác động kinh tế trước mắt của nó là khá phức tạp. Giới quan chức tỏ ra do dự trong khâu ra quyết định, tiêu thụ xe sang đã giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế có xu hướng ngày càng chậm đi. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi về vai trò của tham nhũng trong quá trình phát triển của Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua.
Các phân tích về tham nhũng ở Trung Quốc thường gây nhầm lẫn. Làm thế nào để phát hiện tham nhũng và tác động của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Lý giải “Học thuyết Obama” đối với Iran và Cuba

(Kiến Thức) - Tổng thống Barack Obama lên tiếng biện minh cho học thuyết quyết định chính sách “làm tan băng quan hệ” giữa Mỹ với các nước như Iran và Cuba.

Lý giải “Học thuyết Obama” đối với Iran và Cuba
Ly giai “Hoc thuyet Obama” doi voi Iran va Cuba
Tổng thống Mỹ Barack Obama biện minh cho chính sách “làm tan băng quan hệ” giữa Mỹ với các nước như Iran và Cuba. 
Trả lời phỏng vấn của tờ New York Times, Tổng thống Obama cho rằng chính sách "can dự”  kết hợp với “đáp ứng nhu cầu chiến lược cốt lõi” có thể phục vụ lợi ích của Mỹ tốt hơn nhiều so với các lệnh trừng phạt và cô lập kéo dài. Ông nói thêm rằng, với sức mạnh áp đảo, nước Mỹ cần phải có sự tự tin trong việc chấp nhận một số rủi ro có tính toán  để mở ra những khả năng mới, giống như việc đạt được thỏa thuận với Iran về vấn đề hạt nhân.
Theo Tổng thống Obama, thỏa thuận hạt nhân này cho phép Iran giữ lại một số cơ sở hạ tầng, nhưng ngăn chặn Tehran chế tạo một quả bom nguyên tử trong khoảng thời gian  ít nhất một thập niên, nếu không muốn nói là lâu hơn nữa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.