Huyền tích cầu trấn yểm thủy quái ở Hội An

Thần tích cũng như huyền thoại trong dân Minh Hương cho rằng quãng sông gần Chùa Cầu vốn được coi như hang ổ loài thủy quái tên Cù. 

Huyền tích cầu trấn yểm thủy quái ở Hội An
Trên chùa dưới cầu
Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Hoa, viết nhân dịp ông đến Thuận Hóa năm 1695 có nhắc tới cây cầu nổi tiếng này với tên gọi “Nhật Bản kiều”. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu tuần du phương nam khi xa giá đến Hội An thấy phía tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp bèn ban cho tên mới “Lai Viễn kiều”, sau đó khắc biển vàng, đến nay bức hoành phi vẫn còn. Người dân địa phương thì quen gọi “Chùa Cầu”, vì bên trên cầu có dựng ngôi chùa thờ đức Huyền Thiên đại đế (hay Bắc Đế trấn võ). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, thực ra đó là ngôi miếu thờ thần Bắc Đế, không phải chùa. Hiện chưa biết chính xác niên đại mà chỉ phỏng đoán cầu xây dựng khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, tương truyền do khách buôn Nhật Bản dựng nên, dưới xây đá, trên lát ván, gác mái. Có giả thuyết còn cho rằng chùa (phần trên) xây sau cầu (phần dưới) ngót 100 năm…
Chùa Cầu ở Hội An. Ảnh: H.X.H.
 Chùa Cầu ở Hội An. Ảnh: H.X.H.
Dị bản trấn yểm
Theo khảo tả của tác giả Nguyễn Quốc Hùng trong cuốn Phố cổ Hội An và việc giao lưu văn hóa ở Việt Nam (NXB Đà Nẵng 2004), Chùa Cầu làm theo kiểu thượng chùa - hạ cầu, rộng 3m, dài 18m. Mái lợp ngói âm dương, trụ xây bằng đá, mặt cầu lát ván, hai đầu cầu nối với 7 gian giữa theo hình chữ I. Phía tây cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía đông đặt 2 tượng chó đá, theo một phỏng đoán đó là ngụ ý về thời gian xây dựng công trình kéo dài 3 năm (từ năm Thân - con khỉ đến năm Tuất - con chó). Cầu bắc qua lạch nhỏ nối liền 2 phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai. Xưa, lạch này có tên Ồ Ồ (tức nước chảy ào ào, theo phát âm của phương ngữ). Cầu đã qua ít nhất 4 lần trùng tu, trong đó 3 lần diễn ra vào các triều vua nhà Nguyễn: Gia Long (năm 1817), Tự Đức (năm 1865), Khải Định (năm 1917); gần đây nhất là năm 1986. Nhưng cũng có tài liệu ghi lần trùng tu sớm nhất vào năm 1763.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng có đề cập ngắn gọn chi tiết trấn yểm của Chùa Cầu (cuốn Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước): Tục truyền xưa kia người Nhật qua đây buôn bán cho rằng chỗ này là cái sống lưng con cù, một quái vật giống như con rồng, đầu ở Ấn Độ và đuôi ở tận đất Phù Tang (Nhật Bản). Mỗi lần nó quẫy đuôi, nước Nhật bị động đất dữ dội. Vì thế, người Nhật cùng với người Việt, người Minh Hương ở Hội An dựng lên cầu này, coi như yểm thanh kiếm xuống huyệt lưng con cù, mong trừ tai họa cho nhân dân Nhật Bản và dân chúng bản địa.
Chưa rõ thực hư và sự linh nghiệm của “bùa trấn yểm” đến đâu, nhưng bản thân “bùa trấn yểm” Chùa Cầu từng bị lũ lụt… đe dọa. Ông Nguyễn Chí Trung kể, trận lụt lịch sử năm 1964 đã cuốn phăng bức tượng gỗ Huyền Thiên đại đế thờ trong chùa, cùng với 1 tượng khỉ đá. Bức tượng gỗ lưu lạc trong dân, mãi đến những năm 1982 - 1984 mới tìm thấy và đang được Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An bảo quản. Riêng tượng khỉ đá thì mất dạng, phải đúc mới… Mùa mưa, nước vẫn chạy rất mạnh qua lạch Ồ Ồ, “túi lũ” Hội An ở hạ lưu Thu Bồn lại bị nhấn chìm trong lũ, và xứ Phù Tang mấy trăm năm qua vẫn hứng chịu động đất…
Còn tác giả Nguyễn Quốc Hùng (sách đã dẫn) kể đến 3 dị bản. Thần tích cũng như huyền thoại trong dân Minh Hương cho rằng quãng sông gần Chùa Cầu vốn được coi như hang ổ loài thủy quái tên Cù. Thủy quái ẩn dưới nước, mỗi lần quẫy mình làm nước sông dâng ngập cả khu phố. Để yểm trừ, người dân lập đền tô tượng rồi cầu đảo rước Huyền Thiên đại đế ngăn chặn tai họa. Dị bản thứ hai kể, xưa phía bắc lục địa châu Á có quái vật tên Cù, đầu ở tận phương bắc, mình ở bên Nhật Bản, đuôi kéo dài sang Việt Nam. Mỗi lần cù trở mình, cả lục địa rung chuyển, Nhật Bản nằm giữa thân cù là điểm chịu nhiều tai họa nhất, động đất triền miên. Những người giỏi thuật phong thủy bèn xem thế đất, cắm điểm dựng đền thờ Huyền Thiên đại đế ở Hội An.
Lại có dị bản cho rằng Chùa Cầu là nơi xây dựng để thờ Linh Phù Thủy Khấu. “Linh Phù” có thể bắt nguồn từ chữ linga (sinh thực khí nam giới) mang dấu hiệu tín ngưỡng Chăm, “Thủy Khấu” dùng chỉ bọn cướp biển. Linh Phù Thủy Khấu, vì thế, ám chỉ thủy thần phù hộ người đi biển, về sau kết hợp với tín ngưỡng Chăm và bảo lưu đến ngày nay…
Do sức mạnh “trấn yểm” đã phai nhòa theo thời gian, hay đó chỉ đơn thuần là niềm tin dân gian gửi gắm trước thiên tai? Câu trả lời thật khó thỏa mãn sự hiếu kỳ, trong khi thiên tai ngày một khắc nghiệt và Chùa Cầu - biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, cũng không tránh khỏi. Chỉ biết rằng, câu chuyện trấn yểm đã trở thành một phần huyền tích ở vùng đất hội nhân, hội thủy Hội An và trở thành một phần lịch sử ở khu di sản văn hóa của nhân loại…

Bia trấn yểm

Cách Chùa Cầu khoảng 100m theo đường chim bay có tấm bia cổ dựng trong am nhỏ rộng 1m, sâu 0,6m, tường xung quanh cao 1,1m, ẩn trong gốc đa cổ thụ thuộc trên đường Phan Châu Trinh. Dân gian bảo đấy là tấm bia yểm chiếc đuôi của con cù và kết quả khảo sát gần đây cho thấy giả thuyết này có thể chấp nhận được, chứ không phải là bản đồ vẽ kho báu như dư luận từng đồn đoán. Bia gồm 3 phần, tầng trên cùng khắc 3 vòng tròn, là “tam điểm tinh tượng” theo Đạo giáo. Tầng giữa có hàng chữ “Bắc Đế sắc lệnh lập cực ngự phong yểm thủy đạo” và khắc hình, tên các vì sao; có hàng chữ “Án ma ni bát mê hồng”. Tầng dưới khắc hình 3 đạo bùa.

7 quái vật có thể có thật ở Nhật Bản

(Kiến Thức) -Trong các thập niên qua, nhiều người Nhật Bản khẳng định đã tận mắt nhìn thấy những sinh vật "không thể tưởng tượng" này.

7 quái vật có thể có thật ở Nhật Bản
Hibagon là một giống người đầy lông lá, cao khoảng 1,7m, sinh sống tại khu vực xung quanh núi Hiba ở miền bắc Hiroshima. Rất nhiều nhân chứng đã nhìn thấy sinh vật này đầu thập niên 1970. Theo thống kê, có tổng cộng 12 Hibagon được ghi nhận quanh núi Hiba năm này. Từ năm 1971 đến 1973, rất nhiều người đã đổ về đây săn lùng sinh vật giống người bí ẩn. Đặc biệt, một bức ảnh Hibagon đã được chụp ngày 15/8/1975, khi sinh vật này ẩn nấp sau một thân cây. Dấu chân rộng tới 20cm cũng được ghi nhận gần đó. Sau đó, Hibagon dần dần biến mất khỏi tầm nhìn con người. Chúng được nhìn thấy một lần nữa vào năm 1982, trước khi biến mất mãi mãi.
 Hibagon là một giống người đầy lông lá, cao khoảng 1,7m, sinh sống tại khu vực xung quanh núi Hiba ở miền bắc Hiroshima. Rất nhiều nhân chứng đã nhìn thấy sinh vật này đầu thập niên 1970. Theo thống kê, có tổng cộng 12 Hibagon được ghi nhận quanh núi Hiba năm này. Từ năm 1971 đến 1973, rất nhiều người đã đổ về đây săn lùng sinh vật giống người bí ẩn. Đặc biệt, một bức ảnh Hibagon đã được chụp ngày 15/8/1975, khi sinh vật này ẩn nấp sau một thân cây. Dấu chân rộng tới 20cm cũng được ghi nhận gần đó. Sau đó, Hibagon dần dần biến mất khỏi tầm nhìn con người. Chúng được nhìn thấy một lần nữa vào năm 1982, trước khi biến mất mãi mãi.

Những sinh vật bí ẩn trong lịch sử Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhiều sinh vật kỳ bí được nhắc đến trong lịch sử Việt Nam có thể là có thật hoặc đã được chứng minh là có thật…

Những sinh vật bí ẩn trong lịch sử Việt Nam
Vào thời xa xưa, chim Lạc được xem là biểu tượng của nước Âu Lạc, một loại chim trong truyền thuyết. Hình ảnh con chim Lạc cũng là biểu tượng tìm thấy trên mặt Trống Đồng. Ngày nay, chim lạc được coi là tượng trưng cho tinh thần và văn hóa thuần Việt, một trong những biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Nguyên mẫu của chim Lạc là loài chim nào, đến bây giờ vẫn là một ẩn số.
 Vào thời xa xưa, chim Lạc được xem là biểu tượng của nước Âu Lạc, một loại chim trong truyền thuyết. Hình ảnh con chim Lạc cũng là biểu tượng tìm thấy trên mặt Trống Đồng. Ngày nay, chim lạc được coi là tượng trưng cho tinh thần và văn hóa thuần Việt, một trong những biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Nguyên mẫu của chim Lạc là loài chim nào, đến bây giờ vẫn là một ẩn số.

Những vụ hạ độc vua chúa nổi tiếng lịch sử

(Kiến Thức) - Nhiều bậc đế vương nổi tiếng trong lịch sử thế giới đã có những cái chết liên quan tới độc tố.

Những vụ hạ độc vua chúa nổi tiếng lịch sử
Theo sử sách, khi còn sống, nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập đã tiến hành thử nghiệm nọc độc của rắn trên các tù nhân. Sau khi thất bại trong cuộc chiến chống Đế chế La Mã, bà đã tự sát bằng rắn độc cùng hai người hầu. Bà chọn cách chết này vì quan niệm của người Ai Cập cho rằng đó là con đường dẫn đến cõi bất tử. Ảnh: Bức tranh “Cái chết của nữ hoàng Cleopatra” do họa sĩ Reginald Arthur thực hiện.
Theo sử sách, khi còn sống, nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập đã tiến hành thử nghiệm nọc độc của rắn trên các tù nhân. Sau khi thất bại trong cuộc chiến chống Đế chế La Mã, bà đã tự sát bằng rắn độc cùng hai người hầu. Bà chọn cách chết này vì quan niệm của người Ai Cập cho rằng đó là con đường dẫn đến cõi bất tử. Ảnh: Bức tranh “Cái chết của nữ hoàng Cleopatra” do họa sĩ Reginald Arthur thực hiện. 

Đọc nhiều nhất

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

(Kiến Thức) - "Sẽ có lúc người ta lý giải được những sự việc huyền bí ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn dưới ánh sáng khoa học. Nhưng, đây là vấn đề tâm linh, vì vậy trước hết nó phải được soi sáng dưới góc độ văn hóa, truyền thống, đạo lý, tín ngưỡng, tình cảm của dân tộc".
Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

(Kiến Thức) - Tử Cấm Thành là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Trung Quốc với nhiều bí mật bất ngờ. Trong số này, nhiều người không khỏi tò mò vì sao Tam Đại điện ở Tiền triều trong Cố Cung không có một bóng cây. 

Tin mới

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Trong một cuộc khảo sát mới tại Khorsabad - thủ đô của đế chế Assyria, các chuyên gia đã phát hiện một số công trình bao gồm biệt thự, khu vườn hoàng gia... ở Iraq. Tàn tích những công trình này nằm sâu dưới lòng đất.