Huyền thoại về “con đường tơ lụa” nổi tiếng thế giới

Con đường tơ lụa (The Silk Road) là một tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài lịch sử.

Huyền thoại về “con đường tơ lụa” nổi tiếng thế giới
Nhờ có con đường tơ lụa, những vùng đất, nền văn hóa mới được tìm ra và là động lực cho sự phát triển của cả châu Á, châu Âu trên nhiều lĩnh vực.
Từ một con đường vĩ đại...

Con đường tơ lụa bắt đầu được hình thành từ thế kỷ thứ 2 TCN, khi ấy Trương Kiên - một triều thần của Hán Vũ Đế đã nhận lệnh đi về phía Tây để liên minh với những quốc gia và dân tộc mới.

Cuộc hành trình của Trương Kiên không mang lại thêm mối quan hệ nào mới cho nhà Hán nhưng giúp ông có thêm nhiều kiến thức về nền văn hóa phương Tây, tuyến đường mới và đặt nền móng cho con đường tơ lụa.

Trong lịch sử, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc... đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa.

Từ đây, con đường tơ lụa phát triển với tốc độ chóng mặt, bắt nguồn từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh của Trung Quốc qua Mông Cổ, Ấn Độ, Kazkhstan, Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp…

Từ thế kỷ thứ VII, con đường tơ lụa trên biển ra đời bởi các thương gia Ả Rập. Sau đó, các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến Trung Quốc buôn bán qua đường biển với tốc độ nhanh, an toàn hơn.

... những món hàng giá trị và kỳ lạ...

Gọi là con đường tơ lụa vì mặt hàng buôn bán chính và đầu tiên trên con đường huyền thoại chính là tơ lụa. Vào thế kỷ thứ 3 TCN, Trung Quốc đã tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa sớm nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, tơ lụa thời đó chỉ dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc ở Trung Quốc. Kể từ khi có con đường tơ lụa, các thương gia Trung Quốc quyết định đem sản phẩm này tới phương Tây.

Huyền thoại về “con đường tơ lụa” nổi tiếng thế giới  ảnh 3

Những bậc đế vương hay nhà quý tộc của La Mã rất thích lụa Trung Hoa. Họ mong muốn sở hữu thứ hàng này đến mức sẵn sàng đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương.

Nhận thấy lợi nhuận khổng lồ từ thị trường mới, các thương gia Trung Quốc tăng cường vận chuyển hàng hóa tới La Mã, Ai Cập. Đồng thời, người dân phương Tây cũng lên đường tới Trung Quốc để buôn bán và truyền bá tôn giáo.

Huyền thoại về “con đường tơ lụa” nổi tiếng thế giới  ảnh 4

Sau một thời gian, số lượng hàng hóa trên con đường tơ lụa ngày một đa dạng: từ đá quý, các loại gia vị, khoáng sản, thuốc… hay cả các loài động vật. Ngược lại, ngựa Ba Tư cũng trở thành món hàng giá trị và đắt đỏ mà các lái buôn thời bấy giờ trao đổi trên con đường tơ lụa.

Không chỉ các loài động vật, nô lệ cũng bị buôn bán dọc theo con đường tơ lụa. Họ hầu hết là những người dân thường vô tội bị bắt trong các cuộc chiến tranh, tội phạm hay nợ một món tiền lớn mà không thể trả.

...đến động lực phát triển các nền văn minh nhân loại

Không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thương, con đường tơ lụa còn tạo nên động lực để thúc đẩy khoa học phát triển trong thời kỳ này. Những cuộc buôn bán, thám hiểm giúp con người có cái nhìn mới về tự nhiên, địa lý, chính trị.

Thông qua con đường này, văn hóa các nước cùng nhiều tôn giáo được giao thoa khắp nơi. Ở các thành phố lớn trên con đường tơ lụa như Samarkand, ngoài kinh tế thì tôn giáo cũng là vấn đề rất đáng tự hào.

Huyền thoại về “con đường tơ lụa” nổi tiếng thế giới  ảnh 5

Rất nhiều nhà thờ, giáo đường Kitô giáo, Do Thái giáo, hay chùa chiền đều được dựng lên ở khắp nơi. Mọi tôn giáo đều được chấp nhận và tôn trọng trên con đường tơ lụa. Chính quan điểm thể hiện sự tiến bộ, tạo tiền đề cho các nền văn minh phát triển.

Con đường tơ lụa cũng là nơi để nhiều nhà thám hiểu viết nên tên tuổi của mình, điển hình nhất là Marco Polo (1254 - 1324). Ông là một người Ý, sống vào thế kỷ XIV và đã sử dụng con đường tơ lụa để khám phá nhiều vùng đất mới ở Trung Quốc. Marco thậm chí còn được vua Hốt Tất Liệt phong một chức quan. Khi trở về lại châu Âu, ông đem theo nhiều kiến thức cùng sản vật Trung Hoa.

Huyền thoại về “con đường tơ lụa” nổi tiếng thế giới  ảnh 6

Tương truyền rằng, món mì Ý chính là mì của Trung Hoa được Marco Polo đem về Ý qua con đường tơ lụa. Sau này ông viết lại cuộc hành trình thú vị của mình trong cuốn sách "Marco Polo du ký" và trở thành một nhà thám hiểm vĩ đại của toàn nhân loại.

Sự suy tàn của con đường vĩ đại

Các cuộc chiến tranh liên miên cùng nạn đạo tặc, cướp phá khiến cho những đoàn người buôn bán luôn gặp nguy hiểm, con đường tơ lụa vĩ đại dần suy thoái.

Tuy nhiên sau khi đế quốc Nguyên Mông mở rộng bờ cõi ra khắp châu Á và châu Âu, công việc buôn bán nơi đây thịnh vượng trở lại. Nhưng chính con đường này vô tình lại phát tán dịch bệnh “Cái chết đen” ra khắp châu Âu và Trung Á trong năm 1348 - 1350. Căn bệnh này giết hại gần 60% dân số của châu Âu và tác động không nhỏ tới hoạt động của con đường tơ lụa.

Huyền thoại về “con đường tơ lụa” nổi tiếng thế giới  ảnh 7

Cuối cùng con đường tơ lụa vĩ đại cũng tan rã vào thập niên 1400 bằng hàng loạt sự kiện đáng buồn. Tại Trung Quốc, nhà Minh lên nắm quyền đã khống chế con đường tơ lụa. Việc bắt nộp thuế cao đã khiến nhiều thương gia phải tìm đến con đường vận chuyển khác.

Sự phát triển của đế chế Ottoman khiến cho tuyến đường nối phương Tây và phương Đông bị chặn đứng. Con đường tơ lụa từ đây chìm vào dĩ vãng và những hào quang của nó cũng tiêu tan để lại nhiều thành phố cổ heo hút.

Cảnh tượng kỳ vĩ dọc theo Con đường Tơ lụa năm xưa

Trong chặng 2 của Con đường Tơ lụa này, quý vị sẽ tiếp tục đi qua Tân Cương (Trung Quốc), tới Afghanistan và Kazakhstan với nhiều cảnh đẹp kỳ vĩ.

Cảnh tượng kỳ vĩ dọc theo Con đường Tơ lụa năm xưa

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua

Một nam giới Afghanistan cưỡi ngựa đi qua hồ nước Band-e-Amir nằm trong vườn quốc gia của nước này ở tỉnh Bamiyan vào tháng 11/2016. Bamiyan nằm trên Con đường Tơ lụa xưa.Ảnh: Reuters.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-2

Cậu bé Afghanistan chơi trên phế tích thành cổ của thị trấn Mazar-i-Sharif, tỉnh Balkh. Thành cổ Balkh từng nổi tiếng trên Con đường Tơ lụa cổ, nhưng đã bị Thành Cát Tư Hãn của đế chế Mông Cổ tàn phá. Ảnh: Getty.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-3

Một du khách đứng trên đỉnh đụn cát lớn nổi tiếng với tiếng gió rít đặc trưng ở khu vực Almaty của Kazakhstan vào ngày 12/5/2016.Ảnh: Reuters.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-4

Một tượng đài kỷ niệm Chiến thắng trong Thế chiến 2, tại Almaty, Kazakhstan.Ảnh: Reuters.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-5

Phế tích của thành phố Shahr-e Zuhak (Afghanistan) nằm ở thung lũng thuộc ngoại ô thành phố Bamiyan.Ảnh: AFP.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-6

Ảnh về tỉnh Kandahar, Afghanistan, chụp từ máy bay trực thăng Blackhawk của Mỹ.Ảnh: Corbis.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-7

Nam giới Duy Ngô Nhĩ ở chợ Serik Buya, Yarland, Tân Cương, Trung Quốc.Ảnh: Corbis.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-8

Dê ở ngôi làng Opal, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.Ảnh: Getty.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-9

Thành phố cổ Kashgar ở tỉnh cực tây Tân Cương, Trung Quốc. Thành phố nằm ở giao lộ kết nối Trung Quốc với Trung Đông và châu Âu.Ảnh: Getty.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-10

Một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ trong trang phục áo dài nhân dịp lễ Eid, ở thành cổ Kashgar.Ảnh: Getty.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-11

Ngôi chùa Trung Quốc ở thành phố Kashgar, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương vào ngày 23/3/2017.Ảnh: Reuters.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-12

Nhánh phía bắc của Con đường Tơ lụa xưa sẽ đưa du khách đi miền nam Kazakhstan. Khu vực này (ảnh) cách Almaty 90km và nằm ở độ cao 2.500m so với mực nước biển.Ảnh: Reuters.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-13

Các cô gái Afghanistan đang nhìn xuống thị trấn Bamuyan từ khu phế tích Shahr-e Gholghola. Thành Cát Tư Hãn chiếm được thành cổ Shahr-e Gholghola vào thế kỷ thứ 13.Ảnh: Getty.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-14

Hình ảnh tượng Phật (được tái hiện về thị giác) chụp vào tháng 7/2015 ở Bamiyan. Năm 2001, lực lượng Taliban đã phá hủy tượng này.Ảnh: AFP.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-15

Một người thợ Afghanistan đang thu thập kén tằm nhả tơ ở tỉnh Herat của nước này. Miền tây Afghanistan có truyền thống lâu đời về sản xuất dùng để dệt thảm.Ảnh: AFP.

Canh tuong ky vi doc theo Con duong To lua nam xua-Hinh-16

Một em bé Afghanistan đang làm khô các sợi tơ tại một nhà máy kiểu truyền thống ở Zandajan, Herat. Ảnh: Getty.
 

Kỳ lạ hồ nước mặt trăng nằm giữa sa mạc, 2000 năm không cạn

Hồ Nguyệt Nha Tuyền được mệnh danh là kỳ quan thiên nhiên 2.000 năm tuổi, nằm giữa sa mạc Gobi, Trung Quốc. Dù ở vị trí khô nóng bậc nhất nhưng hồ ít bị bốc hơi và không bao giờ cạn nước.

Kỳ lạ hồ nước mặt trăng nằm giữa sa mạc, 2000 năm không cạn
Ky la ho nuoc mat trang nam giua sa mac, 2000 nam khong can
 Hồ Nguyệt Nha Tuyền được mệnh danh là kỳ quan thiên nhiên 2.000 năm tuổi giữa sa mạc Gobi ở Trung Quốc và nằm trên "con đường tơ lụa" nổi tiếng cổ xưa. 

Vì sao con đường tơ lụa là hành trình nguy hiểm?

Con đường tơ lụa được hình thành từ năm 130 trước Công nguyên, là nơi các thương nhân hướng đến để trao đổi hàng hóa.

Vì sao con đường tơ lụa là hành trình nguy hiểm?
Vi sao con duong to lua la hanh trinh nguy hiem?

Theo sách Tri thức về vạn vật, Con đường tơ lụa dài 6.437 km (tương đương 4.000 dặm), kéo dài từ Đông Á qua châu Âu. Con đường này đi qua nhiều vùng đất nổi tiếng và những cảnh quan đẹp như sa mạc Gobi và dãy núi Pamir. Con đường tơ lụa không phải con đường thẳng duy nhất, nó đề cập mạng lưới những con đường được thương nhân sử dụng từ năm 130 trước Công nguyên. Tơ lụa Trung Quốc được đưa đến châu Âu từ thế kỷ 1. Đây là một trong những mặt hàng đầu tiên được buôn bán và được nhiều thương nhân "săn đón". Cái tên con đường tơ lụa được cho là ra đời từ lý do đó. Ảnh: Wix.

Vi sao con duong to lua la hanh trinh nguy hiem?-Hinh-2

Đọc nhiều nhất

Tin mới