Huyền bí sự tích người con gái báo mộng trên núi thiêng nhất VN

Huyền bí sự tích người con gái báo mộng trên núi thiêng nhất VN

Núi Bà Đen sừng sững được bao quanh bởi những tầng mây phủ kỳ ảo - xứ sở của những điển tích lạ kỳ và linh thiêng. Ngoài thắng cảnh đẹp, núi Bà Đen còn chứa đựng những câu chuyện huyền bí về sự tích người con gái báo mộng.

 Núi Bà Đen xưa kia gọi là Núi Một, được xem như biểu tượng của mảnh đất Tây Ninh giàu lịch sử. Ngọn núi sừng sững quanh năm được bao quanh bởi những tầng mây phủ kỳ ảo - xứ sở của những điển tích lạ kỳ và linh thiêng.
Núi Bà Đen xưa kia gọi là Núi Một, được xem như biểu tượng của mảnh đất Tây Ninh giàu lịch sử. Ngọn núi sừng sững quanh năm được bao quanh bởi những tầng mây phủ kỳ ảo - xứ sở của những điển tích lạ kỳ và linh thiêng.
Núi Bà Đen nằm cách thị xã Tây Ninh khoảng 8 km, được biết đến như là nóc nhà của vùng Nam Bộ, với đỉnh cao nhất là 986m, diện tích 24km2, được hình thành bởi ba ngọn núi: núi Heo, núi Phụng, núi Bà Đen.
Núi Bà Đen nằm cách thị xã Tây Ninh khoảng 8 km, được biết đến như là nóc nhà của vùng Nam Bộ, với đỉnh cao nhất là 986m, diện tích 24km2, được hình thành bởi ba ngọn núi: núi Heo, núi Phụng, núi Bà Đen.
Núi Bà Đen gắn liền với sự tích về bà Đen – nàng Lý Thị Thiên Hương con gái của ông Lý Thiện – quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn và bà Đặng Ngọc Phụng – một người phụ nữ gốc Bình Định.
Núi Bà Đen gắn liền với sự tích về bà Đen – nàng Lý Thị Thiên Hương con gái của ông Lý Thiện – quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn và bà Đặng Ngọc Phụng – một người phụ nữ gốc Bình Định.
Truyền thuyết kể rằng, nàng vốn là người con gái xinh đẹp, hiền lương, nên được rất nhiều người để ý. Trong làng có chàng tên Lê Sĩ Triệt, mồ côi cả cha lẫn mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng.
Truyền thuyết kể rằng, nàng vốn là người con gái xinh đẹp, hiền lương, nên được rất nhiều người để ý. Trong làng có chàng tên Lê Sĩ Triệt, mồ côi cả cha lẫn mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng.
Trong một lần nọ, Thiên Hương lên núi cúng chùa liền bị một đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn, chàng Lê Sĩ Triệt đã xông ra đánh đuổi và cứu được nàng. Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Nhưng giữa buổi loạn ly, hai người chưa kịp lấy nhau, chành trai Lê Sĩ Triệt đã phải tòng quân ra trận. Nàng hứa sẽ ở nhà, giữ trọn danh tiết chờ chồng.
Trong một lần nọ, Thiên Hương lên núi cúng chùa liền bị một đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn, chàng Lê Sĩ Triệt đã xông ra đánh đuổi và cứu được nàng. Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Nhưng giữa buổi loạn ly, hai người chưa kịp lấy nhau, chành trai Lê Sĩ Triệt đã phải tòng quân ra trận. Nàng hứa sẽ ở nhà, giữ trọn danh tiết chờ chồng.
Khi Lê Sĩ Triệt tòng quân, ở nhà trong một lần lên núi lạy Phật và thăm dưỡng nhà sư Trí Tân, lại bị nhóm kẻ xấu trước đó vây bắt, toan làm nhục. Để giữ lòng trung trinh, nàng đã nhảy xuống khe núi tử tiết.
Khi Lê Sĩ Triệt tòng quân, ở nhà trong một lần lên núi lạy Phật và thăm dưỡng nhà sư Trí Tân, lại bị nhóm kẻ xấu trước đó vây bắt, toan làm nhục. Để giữ lòng trung trinh, nàng đã nhảy xuống khe núi tử tiết.
Điều đặc biệt, người dân quanh vùng kể lại rằng, sau khi mất, nàng Lý Thiên Hương nhiều lần báo mộng. Trong lần báo mộng thứ nhất: nàng hiện về gặp nhà sư Trí Tân, trong hình dạng một người phụ nữ đen đúa và kể lại hết sự tình.
Điều đặc biệt, người dân quanh vùng kể lại rằng, sau khi mất, nàng Lý Thiên Hương nhiều lần báo mộng. Trong lần báo mộng thứ nhất: nàng hiện về gặp nhà sư Trí Tân, trong hình dạng một người phụ nữ đen đúa và kể lại hết sự tình.
Sau khi nghe hết câu chuyện, nhà sư bèn tỉnh dậy và cho người đi tìm thi thể nàng, đem về mai táng. Vì vậy nhà sư gọi nàng là nàng Đen và người đời sau gọi nàng là Bà Đen để bày tỏ lòng tôn kính của mình.
Sau khi nghe hết câu chuyện, nhà sư bèn tỉnh dậy và cho người đi tìm thi thể nàng, đem về mai táng. Vì vậy nhà sư gọi nàng là nàng Đen và người đời sau gọi nàng là Bà Đen để bày tỏ lòng tôn kính của mình.
Tương truyền, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chạy đến núi Bà Đen trốn đã được bà Ben báo mộng chỉ cách thoát thân.
Tương truyền, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chạy đến núi Bà Đen trốn đã được bà Ben báo mộng chỉ cách thoát thân.
Sau này Vua Gia Long nhớ lại chuyện bôn tẩu năm xưa, khi đến Tây Ninh, có nàng Thiên Hương hiển linh báo mộng, nên ra sắc chỉ phong Lý Thị Thiên Hương là Linh Sơn Thánh mẫu.
Sau này Vua Gia Long nhớ lại chuyện bôn tẩu năm xưa, khi đến Tây Ninh, có nàng Thiên Hương hiển linh báo mộng, nên ra sắc chỉ phong Lý Thị Thiên Hương là Linh Sơn Thánh mẫu.
Người dân nơi đây cho biết, ngày xưa đường lên núi Bà Đen cực kỳ gian nan. Muốn lên tới đỉnh phải băng qua những tảng đá dưới những tán rừng đầy thú dữ. Hồi đó, có một giao ước bất thành văn rằng: Khi leo núi cấm thốt tiếng “mệt”.
Người dân nơi đây cho biết, ngày xưa đường lên núi Bà Đen cực kỳ gian nan. Muốn lên tới đỉnh phải băng qua những tảng đá dưới những tán rừng đầy thú dữ. Hồi đó, có một giao ước bất thành văn rằng: Khi leo núi cấm thốt tiếng “mệt”.
Những đoàn người hì hục leo núi, thỉnh thoảng hỏi nhau: “Mệt không?” Cả đoàn người phải đồng thanh hô lớn: “Khỏe!”, mặc dù ai cũng thở ra đằng tai. Tiếng hô “khỏe” lan truyền từ người mới đến chân núi lan dài đến người leo đến gần Điện Bà thành một thứ âm thanh vang dội núi rừng.
Những đoàn người hì hục leo núi, thỉnh thoảng hỏi nhau: “Mệt không?” Cả đoàn người phải đồng thanh hô lớn: “Khỏe!”, mặc dù ai cũng thở ra đằng tai. Tiếng hô “khỏe” lan truyền từ người mới đến chân núi lan dài đến người leo đến gần Điện Bà thành một thứ âm thanh vang dội núi rừng.
Cho đến tận ngày nay giao ước này vẫn tồn tại. Họ tin rằng, đi viếng mà than thở mệt nhọc, sẽ không được Bà ban điều khấn xin, thậm chí còn gặp nguy hiểm khi leo núi?
Cho đến tận ngày nay giao ước này vẫn tồn tại. Họ tin rằng, đi viếng mà than thở mệt nhọc, sẽ không được Bà ban điều khấn xin, thậm chí còn gặp nguy hiểm khi leo núi?
Việc hô “khỏe” của các đoàn hành hương có nhiều lợi ích. Thứ nhất, họ tự khích lệ quyết tâm vượt qua cơn mệt nhọc và nỗi sợ hãi để đi đến nơi về thật sớm. Thứ hai, các thành viên của đoàn sẽ không lạc nhau. Thứ ba, việc hô to như vậy sẽ xua đuổi thú dữ. Lâu dần, việc hô như vậy thành lệ, truyền sang đời sau và biến thành niềm tin tâm linh là Bà cấm than mệt khi đi viếng Bà?”
Việc hô “khỏe” của các đoàn hành hương có nhiều lợi ích. Thứ nhất, họ tự khích lệ quyết tâm vượt qua cơn mệt nhọc và nỗi sợ hãi để đi đến nơi về thật sớm. Thứ hai, các thành viên của đoàn sẽ không lạc nhau. Thứ ba, việc hô to như vậy sẽ xua đuổi thú dữ. Lâu dần, việc hô như vậy thành lệ, truyền sang đời sau và biến thành niềm tin tâm linh là Bà cấm than mệt khi đi viếng Bà?”
Không chỉ mang huyền tích linh thiêng, núi Bà Đen còn thu hút bởi phong cảnh hùng vĩ. Cùng với hành hương, chiêm bái đỉnh thiêng, du khách còn được chiêm ngưỡng những hang động và các ngôi đền nguy nga, tráng lệ với kiến trúc “độc nhất vô nhị”.
Không chỉ mang huyền tích linh thiêng, núi Bà Đen còn thu hút bởi phong cảnh hùng vĩ. Cùng với hành hương, chiêm bái đỉnh thiêng, du khách còn được chiêm ngưỡng những hang động và các ngôi đền nguy nga, tráng lệ với kiến trúc “độc nhất vô nhị”.
Trên núi Bà Đen có một số ngôi chùa như: chùa Phật, chùa Hang, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Vân Sơn… Ngoài ra, tại đây còn có nhiều động nhỏ: động Thanh Long, động Ba Cô, động Ba Tuần…
Trên núi Bà Đen có một số ngôi chùa như: chùa Phật, chùa Hang, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Vân Sơn… Ngoài ra, tại đây còn có nhiều động nhỏ: động Thanh Long, động Ba Cô, động Ba Tuần…
Mỗi năm, vào ngày hội xuân tháng Giêng và “Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu”, người dân bốn phương lại đổ về dự hội, để được hòa mình trong văn hóa bản địa đặc sắc và thỏa tín ngưỡng nơi miền đất linh.
Mỗi năm, vào ngày hội xuân tháng Giêng và “Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu”, người dân bốn phương lại đổ về dự hội, để được hòa mình trong văn hóa bản địa đặc sắc và thỏa tín ngưỡng nơi miền đất linh.
Mời độc giả xem video: Hà Nội lên 2 kịch bản sau ngày 6/9. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT