Huyền bí nơi phát tích tục thờ Đức Vua Cha Bát Hải ở Việt Nam

Huyền bí nơi phát tích tục thờ Đức Vua Cha Bát Hải ở Việt Nam

Theo thần tích, tại nơi đây Hùng Vương đã cho lập đàn triệu hồi Linh Sơn Tú Khí về giúp sức dẹp giặc. Vua Cha Bát Hải Động Đình đã hiển linh phò vua dẹp tan giặc giữ nước...

Nằm trên địa bàn xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình,  đền Đồng Bằng là một trong những ngôi đền cổ nổi tiếng nhất vùng châu thổ sông Hồng. Lịch sử ngôi đền này gắn với truyền thuyết về Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, vị thánh có công chống giặc cứu nước thời Vua Hùng.
Nằm trên địa bàn xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình, đền Đồng Bằng là một trong những ngôi đền cổ nổi tiếng nhất vùng châu thổ sông Hồng. Lịch sử ngôi đền này gắn với truyền thuyết về Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, vị thánh có công chống giặc cứu nước thời Vua Hùng.
Theo thần tích được lưu lại, ban đầu đây là ngôi miếu nhỏ được khởi dựng trên vùng đất rộng tại trang Đào Động vào đời vua Hùng Vương thứ 18. Lúc này, nước nhà bị giặc Thục xâm lấn, song thế giặc quá mạnh khiến quân triều đình không chống đỡ nổi.
Theo thần tích được lưu lại, ban đầu đây là ngôi miếu nhỏ được khởi dựng trên vùng đất rộng tại trang Đào Động vào đời vua Hùng Vương thứ 18. Lúc này, nước nhà bị giặc Thục xâm lấn, song thế giặc quá mạnh khiến quân triều đình không chống đỡ nổi.
Triều đình đã lập đàn triệu hồi Linh Sơn Tú Khí về giúp sức dẹp giặc. Thủy thần làng Đào Động, tức Vua Cha Bát Hải Động Đình, đã hiển linh phò vua dẹp tan giặc giữ nước và ngài có công đầu trong việc lập ra 8 trang Đào Động.
Triều đình đã lập đàn triệu hồi Linh Sơn Tú Khí về giúp sức dẹp giặc. Thủy thần làng Đào Động, tức Vua Cha Bát Hải Động Đình, đã hiển linh phò vua dẹp tan giặc giữ nước và ngài có công đầu trong việc lập ra 8 trang Đào Động.
Khi đất nước thái bình, ngài được sắc phong “Trấn Tây An Nam Tam Kỳ Linh Ứng – Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần”. Từ đó đền Đồng Bằng trở thành nơi địa linh thờ Đức Vua Cha Bát Hải được cả nước hướng vọng.
Khi đất nước thái bình, ngài được sắc phong “Trấn Tây An Nam Tam Kỳ Linh Ứng – Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần”. Từ đó đền Đồng Bằng trở thành nơi địa linh thờ Đức Vua Cha Bát Hải được cả nước hướng vọng.
Đến thời nhà Trần, vùng đất Đào Động trở thành một trong những phòng tuyến quân sự quan trọng, là nơi đóng quân và luyện tập thủy chiến của quân đội hoàng gia. Đây cũng là nơi ghi dấu khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông trong lịch sử dân tộc.
Đến thời nhà Trần, vùng đất Đào Động trở thành một trong những phòng tuyến quân sự quan trọng, là nơi đóng quân và luyện tập thủy chiến của quân đội hoàng gia. Đây cũng là nơi ghi dấu khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông trong lịch sử dân tộc.
Sử cũ còn ghi, trước khi bước vào cuộc chiến, Hưng Đạo Đại Vương cùng các tướng đã về đền Đồng Bằng dâng hương. Sau ba lần đại thắng quân Nguyên – Mông, khu đền đã được triều đình cho trùng tu lớn. Sau này đền thờ Trần Hưng Đạo và các tướng nhà Trần được xây dựng thêm ở đây.
Sử cũ còn ghi, trước khi bước vào cuộc chiến, Hưng Đạo Đại Vương cùng các tướng đã về đền Đồng Bằng dâng hương. Sau ba lần đại thắng quân Nguyên – Mông, khu đền đã được triều đình cho trùng tu lớn. Sau này đền thờ Trần Hưng Đạo và các tướng nhà Trần được xây dựng thêm ở đây.
Ngày nay, đền Đồng Bằng vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính uy nghiêm với kiến trúc tiền nhị hậu đỉnh liên hoàn khép kín. Ngôi đền được ví như một bảo tàng mỹ thuật cổ với nhiều tác phẩm chạm khắc gỗ tinh xảo có tuổi đời nhiều thế kỷ, phản ảnh một thời kỳ vàng son của nền nghệ thuật Việt.
Ngày nay, đền Đồng Bằng vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính uy nghiêm với kiến trúc tiền nhị hậu đỉnh liên hoàn khép kín. Ngôi đền được ví như một bảo tàng mỹ thuật cổ với nhiều tác phẩm chạm khắc gỗ tinh xảo có tuổi đời nhiều thế kỷ, phản ảnh một thời kỳ vàng son của nền nghệ thuật Việt.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật to lớn, vào năm 1986, đền Đồng Bằng đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Lễ hội đền Đồng Bằng được tổ chức vào ngày 20/8 Âm lịch hàng năm, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật to lớn, vào năm 1986, đền Đồng Bằng đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Lễ hội đền Đồng Bằng được tổ chức vào ngày 20/8 Âm lịch hàng năm, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.