Huy động vũ khí trang bị cho Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Ngay từ tháng 9/1974, Tổng cục Kỹ thuật đã chỉ đạo Cục Quân giới xây dựng kế hoạch huy động mọi nguồn lực, trong thời gian ngắn nhất, nghiên cứu sản xuất đạn dược phục vụ kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là thắng lợi vĩ đại, tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Đó là chiến thắng của sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành quân giới Việt Nam.
Đầu tháng 9-1974, ngay sau khi thành lập, Tổng cục Kỹ thuật đã chỉ đạo Cục Quân giới xây dựng kế hoạch huy động mọi khả năng của các nhà máy quân giới, trong thời gian ngắn nhất, nghiên cứu sản xuất bằng được một số chủng loại súng đạn cỡ lớn phục vụ kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976, mang mật danh “Kế hoạch 75B”. Triển khai kế hoạch, toàn ngành quân giới đã huy động tối đa lực lượng, trong đó có 10 nhà máy: V127, V113, V133, V125, V121, V111, V117, A153, V123, V115. Với tinh thần “Ngày không tính giờ, tuần không tính thứ”, hàng tháng liền, cán bộ, công nhân các nhà máy quân giới thay phiên nhau làm việc liên tục 3 ca. Chỉ sau hơn tháng, ngày 20-12-1974, tại trường bắn quốc gia, khẩu súng cối 160mm do ta sản xuất được bắn thử, kết quả đạt các yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế. Đầu năm 1975, với khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam, các nhà máy quân giới bước vào đợt thi đua cao điểm sản xuất súng cối và đạn cối 160mm; đạn pháo 130mm; sửa chữa các loại súng, pháo, phương tiện, kịp thời phục vụ chiến trường miền Nam.
Quân giới Tỉnh đội Bến Tre chế tạo vũ khí từ bom, đạn chưa nổ của địch những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh tư liệu)
 Quân giới Tỉnh đội Bến Tre chế tạo vũ khí từ bom, đạn chưa nổ của địch những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh tư liệu)
Ngoài sự chi viện lớn vũ khí trang bị từ miền Bắc, các xưởng quân giới ở miền Nam cũng tập trung lực lượng sửa chữa vũ khí trang bị theo sát nhiệm vụ của các đơn vị chiến đấu. Hai xưởng quân giới lớn nhất Khu 5 là C38 và C36 cùng với các xưởng quân giới tỉnh và các trạm, công trường quân giới ở các huyện, xã được huy động sửa chữa vũ khí. Các xưởng quân giới Khu 5 thành lập các đội sửa chữa cơ động bám sát các sư đoàn chủ lực sửa chữa kịp thời tại chỗ các vũ khí trang bị hỏng hóc. Ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, các xưởng quân giới OX1 và OX2 và các xưởng, trạm ở các địa phương đều được tăng cường năng lực sửa chữa. Ngoài ra, các xưởng quân giới OX1 và OX2 cũng thành lập các đội sửa chữa cơ động phục vụ sửa chữa trên các hướng mặt trận Đường số 7-Bến Cát và Đường 14-Phước Long…
Tại các xưởng, trạm quân giới Miền vào những tháng đầu năm 1975, không khí thi đua sản xuất diễn ra rất sôi nổi vì mọi người đều ý thức được công việc mình làm sẽ góp phần làm nên chiến công chung của cả nước. Chỉ tính riêng Xưởng quân giới Z1, xưởng có mức sản xuất lớn nhất B2, kết quả sản xuất của quý I-1975 đã bằng cả năm 1974. Đặc biệt, vào thời điểm đầu tháng 4-1975, với khí thế “thần tốc”, để chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, từ cơ quan đến các phân xưởng của Quân giới B2 đã dồn hết khả năng nhân lực và trang thiết bị tập trung sản xuất hai loại vũ khí có nhu cầu lớn cho tác chiến là mìn định hướng MĐH10 và bộc phá phá rào. Từ ngày 5 đến 25-4-1975, Phòng Quân giới Miền đặt chỉ tiêu sản xuất 3.600 quả mìn MĐH10 và 6.600 quả bộc phá phá rào. Các xưởng quân giới được huy động tham gia, bao gồm: Z1, Z24, Z26, Z29 và BX12. Nhờ có sự điều hành và phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan với cơ sở, tiến độ sản xuất được thực hiện sát với dự kiến. Tính chung trong thời gian này, các xưởng quân giới B2 đã sản xuất được 2.324 quả mìn MĐH10, MĐH20; 3.865 quả bộc phá phá rào; 210 đạn B20; 40 giá phóng B20… Những vũ khí này được nhanh chóng chuyển ra mặt trận kịp thời phục vụ các đơn vị chiến đấu.
Cùng với khí thế thi đua lao động sản xuất, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, quyết tâm hoàn thành kế hoạch sản xuất đúng thời hạn diễn ra rất sôi nổi ở cả 5 cơ sở sản xuất. Trong điều kiện khó khăn và thiếu thốn, song cán bộ, công nhân các xưởng quân giới liên tục bám xưởng để sản xuất, đồng thời đưa ra nhiều sáng kiến rất có giá trị. Tiêu biểu là sáng kiến cải tiến phương pháp đúc thuốc sản xuất bộc phá phá rào của Xưởng Z24 đưa năng suất của 12 ngày bằng cả tháng trước đó, hay sáng kiến dùng sắt 8mm thay tôn 3mm làm chân mìn MĐH10 của Xưởng Z1 giảm được 20% thời gian sản xuất cho một sản phẩm… Các sản phẩm vũ khí do Quân giới B2 sản xuất đã góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

Belarus tung ra biến thể đặc biệt của BRDM-2, Việt Nam nên quan tâm?

(Kiến Thức) - Với biến thể nâng cấp mới, dòng xe trinh sát bọc thép BRDM-2 gần như "lột xác" hoàn toàn, cho phép nó có thể tiếp tục phục vụ trên chiến trường thêm nhiều thập kỷ nữa với chi phí ở mức tối thiểu.

Theo tạp chí quân sự Jane's, biến thể nâng cấp mới của BRDM-2 được Nhà máy sửa chữa số 140 của Belarus phát triển và được đặt tên lại là phương tiện vận tải bọc thép di động Cayman (MATV).
Nền tảng của chính của  Cayman vẫn dựa trên khung gầm bánh lốp của BRDM-2, hay một phần thiết kế của dòng xe trinh sát bọc thép có từ thời Liên Xô này vốn đã có tuổi đời hơn 50 năm nhưng vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong đó có cả Việt Nam.

Uy lực xe tăng T-54 ầm ầm tiến vào Sài Gòn ngày 30/4

(Kiến Thức) - So với M48 Patton của VNCH, xe tăng T-54 của quân giải phóng mạnh hơn hẳn về hỏa lực với pháo rãnh xoắn 100mm đủ sức xuyên thủng mọi vị trí, dù là kiên cố nhất trên tăng M48.

Tuong tan suc manh xe tang T-54 tien vao Sai Gon ngay 30/4
 Hình ảnh những chiếc xe tăng vượt qua cổng Dinh Độc Lập – nơi đặt bộ chỉ huy đầu não của chính quyền VNCH đã đi vào lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam. Đó cũng là những chiếc xe tăng đã đập tan nhiều phòng tuyến kiên cố của quân địch trên tuyến đường tiến về giải phóng Sài Gòn. Nguồn ảnh: TL

Đọc nhiều nhất

Tin mới