Hướng dẫn quốc phòng Mỹ-Nhật mới chọc giận Trung Quốc

(Kiến Thức) - Theo Hướng dẫn quốc phòng Mỹ-Nhật Bản mới, quân đội Nhật Bản có thể mở rộng hoạt động trên toàn thế giới và đây là điều có thể chọc giận Trung Quốc.

Hướng dẫn quốc phòng Mỹ-Nhật mới chọc giận Trung Quốc

Nhật Bản và Mỹ đã công bố Hướng dẫn hợp tác quốc phòng mới trong ngày 27/4, cho thấy  Tokyo sẵn sàng gánh vác vai trò quốc tế mạnh mẽ hơn.

Hướng dẫn quốc phòng Mỹ-Nhật Bản mới được công bố trong cuộc gặp giữa  Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani tại New York ngày 27/4. 

Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật mới được công bố vào thời điểm Trung Quốc đang phô trương sức mạnh “cơ bắp” và nguy cơ vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên gia tăng.

Thủ tướng Abe dự kiến sẽ gặp Tổng thống Barack Obama trong ngày 28/4.
Thủ tướng Abe dự kiến sẽ gặp Tổng thống Barack Obama trong ngày 28/4.
Phía Mỹ vẫn cam kết đảm bảo an ninh cho  Nhật Bản và Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật bao trùm tất cả các vùng lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Tokyo, trong đó có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Hướng dẫn mới cho phép Nhật Bản hợp tác toàn cầu về mặt quân sự: từ phòng chống tên lửa đạn đạo, không gian mạng và các cuộc tấn công từ vũ trụ đến an ninh hàng hải.

Hướng dẫn này dựa theo một nghị quyết của Nội các Nhật Bản nhằm diễn giải lại Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nghị quyết này cho phép Nhật Bản thực hiện quyền "phòng vệ tập thể”, cho phép Nhật Bản có thể bắn hạ tên lửa bay về phía Mỹ và  trợ giúp các nước thứ ba đang bị tấn công.

Tại một cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Nhật Bản, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gọi là Hướng dẫn quốc phòng Mỹ-Nhật mới này là “một sự chuyển đổi lịch sử”.

Là trọng tâm của chuyến thăm Mỹ tuần này của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Hướng dẫn quốc phòng mới Mỹ-Nhật là một tín hiệu cho thấy Tokyo sẵn sàng gánh vác trách nhiệm nhiều hơn đối với an ninh của Nhật Bản.
Thủ tướng Abe, dự kiến gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 28/4, có thể sẽ muốn Washington đảm bảo rằng Mỹ sẽ trợ giúp Nhật Bản nếu thấy cần thiết, trong một cuộc đụng độ với Trung Quốc.
Theo  nhà nghiên cứu Adam Liff thuộc Chương trình Trung Quốc và thế giới của Đại học Princeton-Harvard, Hướng dẫn quốc phòng Mỹ-Nhật mới có thể mở rộng phạm vi địa lý của hợp tác Mỹ-Nhật, bao gồm các lĩnh vực như an ninh mạng và chống khủng bố.
Mặc dù có được cam kết quân sự của Washongton, nhưng Tokyo vẫn lo lắng về việc Mỹ có thể sẽ không bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra xung đột trên quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông, do bị cắt giảm chi tiêu quốc phòng và do có quan hệ kinh tế ràng buộc với Trung Quốc.

Ngăn Trung Quốc, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Với những sửa đổi trong Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật Bản, Tokyo sẽ mở rộng vai trò của họ trong việc hỗ trợ Washington ở Biển Đông, đối phó Trung Quốc.

Ngăn Trung Quốc, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Mỹ ở Biển Đông
Tờ Duowei News cho hay, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) và Đảng Tân Công minh (NKP) ngày 20/3 đã tổ chức cuộc thảo luận về một điều khoản sửa đổi trong Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ.
Theo đó, sửa đổi trong văn kiện trên sẽ cho phép Nhật Bản có quyền tự vệ tập thể cũng như khung pháp lý để Lực lượng Tự vệ (JSDF) của nước này hỗ trợ cho Quân đội Mỹ hay quân đội các nước đồng minh khác.

Mỹ - Nhật có thể tiến hành tuần tiễu chung ở Biển Đông

Mỹ - Nhật Bản đang nghiên cứu khả năng thực hiện các cuộc tuần tiễu chung ở Biển Đông, giữa lúc Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hoạt động trong vùng biển này.

Mỹ - Nhật có thể tiến hành tuần tiễu chung ở Biển Đông
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Tờ The Japan Times ngày 20/4 dẫn các nguồn tin về vấn đề Biển Đông cho biết mục tiêu của sáng kiến này là nhằm đảm bảo sự ổn định của các tuyến hàng hải thiết yếu cho thương mại quốc tế và để buộc Trung Quốc phải kiềm chế trong các hành động có tính khiêu khích trong khu vực.
My - Nhat co the tien hanh tuan tieu chung o Bien Dong
Tàu chiến Nhật Bản và tàu sân bay Mỹ trong một cuộc tập trận chung. (Nguồn: Hải quân Mỹ). 

Châu Á-Thái Bình Dương sẽ phải đối mặt “siêu thảm họa“

(Kiến Thức) - Châu Á-Thái Bình Dương sẽ phải đối mặt "siêu thảm họa" và trận động đất Nepal chính là hồi chuông cảnh báo.


Châu Á-Thái Bình Dương  sẽ phải đối mặt “siêu thảm họa“
Theo ước tính, tổn hại do thiên tai gây ra trong khoảng thời gian 1980-2011 ở khu vực trên vào khoảng 453 tỷ USD.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.