Theo ước tính, tổn hại do thiên tai gây ra trong khoảng thời gian 1980-2011 ở khu vực trên vào khoảng 453 tỷ USD.
Chuyên gia nghiên cứu cao cấp ở Viện Năng lượng học, ông Martin Lasater nhấn mạnh, khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ nằm ở trên Vành đai lửa - một vị trí địa lý đặc biệt - mà còn nơi tập trung dân cư đông đúc.
Một trận sóng thần xảy ra ở Nhật Bản. |
"Từ trận động đất Krakatoa (năm 1883) tới Tohoku (2011) cũng như siêu bão Haiyan (2013), thì châu Á-Thái Bình Dương đã trải qua những hiện tượng thiên nhiên có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử. Tới 2025, khu vực này sẽ là nhà của 21 trên tổng số 31 siêu đô thị trên toàn thế giới, khiến nhiều trận thiên tai với ước tính thiệt hại lên tới hàng tỷ USD diễn ra thậm chí thường xuyên hơn nữa", chuyên gia Lasater cảnh bảo.
Dẫn báo cáo năm 2013 của Ngân hàng Thế giới (WB), chuyên gia Lasater chỉ ra, tổng số thiệt hại trong các vụ thiên tai ở châu Á-Thái Bình Dương chiếm tới gần 61% trên toàn thế giới trong 20 năm trở lại đây.
Quả thực, Liên Hiệp Quốc ước tính, người dân sống ở châu Á-Thái Bình Dương có nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi thiên tai cao gấp 67 lần so với ở châu Âu.
Cho đến nay, chính phủ các nước nơi đây cần phải lên các kế hoạch đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực quản lý rủi ro thảm họa và các chính sách khắc phục.
Báo cáo đánh giá hiểm họa thiên tai năm 2008 của Tổ chức Geoscience Australia nêu các vùng có khả năng hứng chịu các thiên tai nặng nề như thung lũng Marikina (Philippines), Dhaka (Bangladesh) và Bắc Kinh (Trung Quốc).
Indonesia, Papua New Guinea, Myanmar cũng như Vanuatu và Tonga cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các trận đại hồng thủy bất ngờ.
Chuyên gia Martin nói tiếp, người dân ở châu Á-Thái Bình Dương có thể trở thành những nạn nhân xấu số của các vụ phun trào núi lửa, động đất, sóng thần.
Bản so sánh các vụ thiên tai ở châu Á-Thái Bình Dương năm 2014. |
Phần lớn khu vực châu Á-Thái Bình Dương nằm giữa mảng lục địa Australasian và mảng lục địa Ấn Độ đã phải chịu đựng các thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Vành đai lửa Thái Bình Dương (có hình dạng như một cái móng ngựa và kéo dài 40.000 km) là một chuỗi các ngọn núi lửa đang hoạt động ven bờ Thái Bình Dương. Khoảng 90% tất cả các trận động đất trên thế giới xảy ra dọc theo Vành đai lửa Thái Bình Dương vốn chiếm tới 75% tất cả các hoạt động núi lửa trên Trái đất. Hơn 450 núi lửa trải dài từ cực nam của Nam Mỹ, dọc theo bờ biển Bắc Mỹ, qua eo biển Bering, xuống qua Nhật Bản và vào New Zealand. Kể từ năm 1850, khoảng 90% trong số 16 vụ núi lửa phun trào mạnh nhất trên Trái đất đã xảy ra trong Vành đai lửa Thái Bình Dương.
Vành đai lửa hình "móng ngựa" thực ra là chuỗi các núi lửa và là khu vực hay xảy ra các hoạt động địa chấn. Vành đai lửa được hình thành do sự dịch chuyển và va chạm giữa các mảng địa chất.
Với khả năng cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo ở mức mạnh mẽ, nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Australia ... đang nỗ lực hết sức mình đều đối phó với mối nguy này. Tuy nhiên, chuyên gia Martin Lasater lo lắng rằng, "một trong những lỗ hổng lớn nhất trong sự chuẩn bị ứng phó với thiên tai của các nước khu vực châu Ấ-Thái Bình Dương đó chính là các thiên tai tồi tệ tác động tới nhiều quốc gia cùng một lúc.
Theo ông Lasater, chỉ lực lượng quân sự của những cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản ... có thể gánh vác thử thách như vậy.
Chuyên gia cao cấp Lasater kết luận, sự hợp tác đa phương cũng như các cuộc diễn tập chung thường niên sẽ cải thiện công tác ứng phó với những siêu thảm họa thiên tai xảy ra ở châu Á-Thái Bình Dương.