HPG: Kế hoạch lãi giảm 5%, dồn lực cho Hòa Phát Dung Quất 2

(Vietnamdaily) - “Năm 2022 ngành thép Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trải qua chu kỳ khó khăn. Tôi đã dự đoán tại ĐHCĐ năm ngoái và thành thật là nó còn xấu hơn dự đoán của mình.”

Ngày 30/3, Đại hội đồng cổ đông thường niên CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với 150.000 tỷ đồng doanh thu và 8.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. 

Kế hoạch này của HPG ghi nhận tăng nhẹ 5% về doanh thu nhưng giảm 5,2% về lợi nhuận so thực hiện năm 2022.

Năm vừa qua, Hòa Phát đạt 142.770 tỷ đồng doanh thu, giảm 5% so với năm 2021 và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 8.444 tỷ dồng, chỉ bằng 24% của năm 2021. Đây cũng là năm đầu tiên kể từ 2008, biên lợi nhuận trong quý của HPG bị âm.

“Năm 2022 ngành thép Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trải qua chu kỳ khó khăn. Tôi đã dự đoán tại ĐHCĐ năm ngoái và thành thật là nó còn xấu hơn dự đoán của mình.” – Ông Trần Đình Long chia sẻ. 

95% doanh thu lợi nhuận của Hòa Phát đến từ lĩnh sản xuất kinh doanh thép. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản và điện máy gia dụng của Hòa Phát đạt mục tiêu đề ra, nhóm ngành điện lạnh đạt 200% kế hoạch nhưng doanh thu của toàn tập đoàn sụt giảm chủ yếu do ngành thép giảm 76% lợi nhuận và nông nghiệp giảm 92% lợi nhuận so với cùng kỳ.

Doanh thu từ xuất khẩu năm 2022 của HPG đạt hơn 31.600 tỷ đồng chiếm 22% tổng doanh thu toàn Tập đoàn. Thị trường xuất khẩu rất đa dạng với gần 30 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục. 

HPG: Ke hoach lai giam 5%, don luc cho Hoa Phat Dung Quat 2
Toàn cảnh ĐHĐCĐ HPG sáng 30/3 

Tập trung nguồn lực cho dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2

Tại Đại hội, các cổ đông đã đặt nhiều câu hỏi liên quan tới mục tiêu kinh doanh của năm, dự án Dung Quất 2, diễn biến xu hướng thị trường thép trong thời gian sắp tới, định hướng đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, điện máy gia dụng, thời gian vận hành đầy đủ các lò cao, phương án chia cổ tức…

Mở đầu phần thảo luận, ông Trần Đình Long đã chia sẻ về kế hoạch không chia cổ tức. Với KQKD như năm 2022, sau khi cân nhắc rất kỹ, HĐQT đã đề xuất không chia cổ tức 2022. "HĐQT và Ban điều hành đánh giá nhu cầu vốn năm 2023 và các năm sau là rất lớn. Do đó phải tập trung toàn lực cho dự án nên quyết định không chia cổ tức tiền mặt, thứ nhất là do không đúng định hướng, thứ hai là không có nguồn để chia", ông Long chia sẻ. 

Trong thời gian tới, Hòa Phát sẽ điều tiết sản xuất theo tình hình thị trường, tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao. Lãnh đạo Tập đoàn cho biết thêm, từ nay đến hết quý 2/2023, Hòa Phát sẽ điều tiết hoạt động của các lò cao, phù hợp với tín hiệu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ông Long khẳng định: "Từ nay trở đi, Hòa Phát sẽ chuyển rất mạnh sang sản xuất thép chất lượng cao, đầu tư chiều sâu để sản xuất thép chế tạo, thép cho sản xuất ốc vít, dự ứng lực... Tăng cường đầu tư và xuất khẩu các mặt hàng thép chất lượng cao như vậy".

Năm 2023, Tập đoàn sẽ dồn nguồn lực thực hiện dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2. Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào quý I/2025, nâng công suất thép thô của Hòa Phát lên thành hơn 14 triệu tấn/năm. Cũng theo lãnh đạo Tập đoàn, khi Dung Quất 2 hoàn thành, quy mô doanh thu của Hòa Phát sẽ tăng thêm 80.000-100.000 tỷ đồng mỗi năm so với hiện nay.

Các dự án bất động sản, điện máy gia dụng được triển khai thận trọng, chắc chắn theo đúng kế hoạch và định hướng đã đề ra. Nhà máy điện máy gia dụng Hòa Phát Hà Nam đã đi vào hoạt động từ tháng 9/2022. Giai đoạn 1 dự án nhà máy sản xuất container đã hoàn thành và đang trong giai đoạn căn chỉnh thiết bị, dự kiến sẽ cho ra sản phẩm trong quý 2/2023.

Trong lĩnh vực bất động sản, Hòa Phát sẽ vừa triển khai những KCN đang có, vừa mua lại hoặc xin mới để mở rộng 4-6 khu nữa, đến năm 2030 sẽ có 10 KCN, bao gồm cả các khu công nghiệp hiện nay đang có. Đối với mảng dự án nhà ở - khu đô thị, Tập đoàn sẽ tập trung phát triển các đại đô thị, đóng góp vào quá trình đô thị hóa các khu dân cư hiện hữu của địa phương. Các dự án bất động sản nhà ở - khu đô thị đang được nghiên cứu và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện.  

Hoà Phát: Lỗ chênh lệch tỷ giá 1.270 tỷ đồng, chi phí tài chính gấp 2,5 lần

(Vietnamdaily) - Hoà Phát tiếp tục tăng nợ vay ngắn hạn thêm 12.829 tỷ đồng lên 56.576 tỷ đồng, khoản vay nợ dài hạn duy trì 13.443 tỷ đồng. 

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) công bố BCTC hợp nhất quý 2/2022 với doanh thu tăng nhẹ 7% lên 37.422 tỷ đồng. Giá vốn tăng 31% nên lợi nhuận gộp giảm 43% xuống 6.540 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 32,68% xuống 17,48%.

Hòa Phát báo lỗ khủng gần 2.000 tỷ đồng trong quý 4/2022, lãi cả năm lao dốc

(Vietnamdaily) - Tập đoàn Hòa Phát báo lỗ gần 2.000 tỷ đồng trong quý 4/2022 kéo lợi nhuận cả năm lao dốc 76% so cùng kỳ.

Quý 4/2022, Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đạt doanh thu 26 nghìn tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế âm gần 2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục giảm so với quý 3 năm nay.

Lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142 nghìn tỷ đồng, giảm 5% so 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Tin mới