HPG: Cổ phiếu 'quốc dân' mang đến nhiều nỗi đau cho nhà đầu tư

(Vietnamdaily) - Một số doanh nghiệp là công ty chứng khoán hay tay ngang trên sàn đều lỗ nặng vì "ôm" HPG của tỷ phú Trần Đình Long.

HPG được mệnh danh là cổ phiếu quốc dân trong thị trường chứng khoán Việt Nam vì vẫn còn đang được định giá rẻ, đồng thời ban lãnh đạo khá minh bạch và tạo được niềm tin cho nhà đầu tư.

Thế nhưng thực tế lại phũ phàng khi một số công ty chứng khoán, nhà đầu tư trên sàn lỗ nặng vì "ôm" HPG.

Đáng kể nhất trong số các cổ đông của Hòa Phát là Chứng khoán Trí Việt (TVB). BCTC quý 2 của TVB tiết lộ, khoản đầu tư vào cổ phiếu HPG được Chứng khoán Trí Việt ghi nhận dưới dạng chứng khoán sẵn sàng bán (AFS) có giá gốc gần 197 tỷ đồng, nhưng giá trị hợp lý chỉ còn chưa đến 112 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ 85 tỷ đồng.

Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (TVC) - công ty mẹ của TVB cũng phải trích lập dự phòng đến 296 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào HPG, tương ứng với mức lỗ gần 27%.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng đang ôm một lượng lớn cổ phiếu HPG và tạm lỗ. Đơn vị này đã bỏ gần 110 tỷ đồng mua cổ phiếu HPG trong quý 1 và đã cắt lỗ một phần, hiện còn gần 85 tỷ đồng theo giá gốc.

Tuy nhiên, giá trị hợp lý chỉ còn 55 tỷ đồng, do đó Chứng khoán Rồng Việt ghi lỗ gần 30 tỷ đồng. Đây là một phần nguyên nhân khiến quý 2/2022 của VDSC bết bát nhất trong lịch sử hoạt động của công ty này.

Nắm giữ cổ phiếu HPG với giá trị ít hơn nhưng Chứng khoán SSI cũng đang tạm lỗ hơn 7 tỷ đồng trên giá vốn gần 36 tỷ đồng.

Một cái tên cũng đang gồng lỗ khi trở thành cổ đông của Hòa Phát là CTCP Hóa An (DHA). So với đầu năm, doanh nghiệp này đã mua thêm 2,2 triệu cổ phiếu HPG, qua đó nâng sở hữu lên 2,54 triệu đơn vị.

Tại ngày 30/6, Hóa An trích lập dự phòng hơn 24 tỷ đồng cho khoản đầu tư này. Điều này khiến chi phí tài chính tăng mạnh, ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết thúc quý 2, lãi ròng của Hóa An đạt 1,7 tỷ đồng, giảm tới 92% so với cùng kỳ.

HPG: Co phieu 'quoc dan' mang den nhieu noi dau cho nha dau tu
 Chủ tịch HPG Trần Đình Long.

Trong ĐHĐCĐ tháng 5/2022, Chủ tịch HPG Trần Đình Long đã có một bài phát biểu gây khá nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là những nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu HPG. Ông Long đưa ra nhận định đó là ngành thép tại thời điểm hiện tại không thuận lợi, lợi nhuận sẽ không mất khả quan.

Theo ông, cổ đông cứ đợi báo cáo kết quả kinh doanh quý 2, quý 3, quý 4 rồi sẽ thấy. "Lúc này ngành đang không thuận lợi. Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý 2, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào”, ông Trần Đình Long nói.

Bài phát biểu này của ông chẳng khác nào “một gáo nước lạnh” hắt thẳng vào sự kỳ vọng của cổ đông Hòa Phát cũng như các cổ đông doanh nghiệp thép khác.

Kịch bản cổ phiếu HPG vẫn chưa khởi sắc về cuối năm

Trong báo cáo nhận định về HPG, Chứng khoán ACBS cho biết HPG không được hấp dẫn như năm 2021 do tăng trưởng của tập đoàn đang bị giới hạn bởi công suất. Giá than cao cũng đang đặt áp lực lên biên lợi nhuận của công ty khi nhu cầu than thế giới đang ở mức khá cao.

Đợt bùng phát COVID -19 gần đây đã đặt Trung Quốc vào tình trạng phong tỏa kéo dài, dẫn đến sự sụt giảm trong nhu cầu thép toàn cầu, và là tác nhân ngăn cản giá thép tăng theo nhịp tăng của giá nguyên liệu, làm sụt giảm biên lợi nhuận kỳ vọng của các doanh nghiệp sản xuất thép.

Về giá quặng, mặc dù nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp thép Trung Quốc suy giảm do tình trạng đóng cửa kéo dài kể từ khi dịch COVID -19 bùng phát tại các thành phố lớn của Trung Quốc kể từ tháng 4, giá quặng sắt vẫn đang trong xu hướng tăng kể từ cuối năm 2021.

Dưới góc nhìn của các chuyên gia chứng khoán, đều cho rằng ngoài phụ thuộc vào nguyên liệu thì áp lực pha loãng cổ phiếu là nguyên nhân khiến HPG giảm sâu. Không riêng gì HPG, mà giá thép bắt đầu rơi từ đỉnh vào đầu tháng 4 khi các trung tâm kinh tế lớn ở Trung Quốc bắt đầu bước vào giai đoạn đóng cửa do tình trạng bùng phát của dịch bệnh COVID-19.

Sự trì hoãn của nền kinh tế trong giai đoạn giới nghiêm của đất nước tiêu thụ nhiều thép nhất thế giới đã khiến cho triển vọng về nhu cầu thép toàn cầu giảm mạnh dẫn tới việc giảm giá thép.

Lập dự phòng cổ phiếu HPG đến 20 tỷ, DHA báo lãi sụt giảm mạnh 92%

(Vietnamdaily) - DHA cho biết việc lợi nhuận quý 2 lao dốc nguyên nhân do giá dầu tăng làm chi phí đầu vào tăng, cùng với đó là việc trích lập dự phòng cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hoà Phát hơn 20 tỷ đồng.

Theo BCTC quý 2 vừa công bố, CTCP Hóa An (DHA) ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 96 tỷ đồng, biến động không đáng kể so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, giá vốn hàng bán tăng tới gần 12%, làm lợi nhuận gộp đạt hơn 23,5 tỷ đồng, giảm 25%.

Hoà Phát: Lỗ chênh lệch tỷ giá 1.270 tỷ đồng, chi phí tài chính gấp 2,5 lần

(Vietnamdaily) - Hoà Phát tiếp tục tăng nợ vay ngắn hạn thêm 12.829 tỷ đồng lên 56.576 tỷ đồng, khoản vay nợ dài hạn duy trì 13.443 tỷ đồng. 

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) công bố BCTC hợp nhất quý 2/2022 với doanh thu tăng nhẹ 7% lên 37.422 tỷ đồng. Giá vốn tăng 31% nên lợi nhuận gộp giảm 43% xuống 6.540 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 32,68% xuống 17,48%.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.