Họp bất thường ACV: Nhiều tổ chức cam kết tài trợ 5-6 tỷ USD cho dự án Long Thành

Dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 99.019 tỷ đòng, trong đó vốn chủ sở hữu ACV tối thiểu 36.102 tỷ.

Sáng ngày 15/12, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) tiến hành họp ĐHĐCĐ bất thường lần 1 năm 2020 để lấy ý kiến chủ trương đầu tư sân bay Long Thành giai đoạn 1. Số cổ đông tham dự là 56, đại diện cho 96,87% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, đại hội đủ điều kiện tiến hành.

Theo ACV, thị trường hàng không tại miền Nam đang tăng trưởng nhanh, dự báo sản lượng hành khách tại khu vực TP HCM vào khoảng 65 triệu lượt vào năm 2025; trong đó tại Tân Sơn Nhất là 42 triệu lượt và 23 triệu lượt ở Long Thành.

Đến năm 2030, ước tính sản lượng ở TP HCM có thể tăng lên 88 triệu hành khách; trong đó tại Tân Sơn Nhất là 55 triệu lượt và 33triệu lượt ở Long Thành. Hiện sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải nên ACV cho rằng việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành là yêu cầu cấp bách và cần thiết.

Ngày 11/11, Thủ tướng đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng CHKQT Long Thành giai đoạn 1. Trong đó, ACV được giao làm chủ đầu tư Dự án thành phần 3 (các công trình thiết yếu trong cảng hàng không); triển khai các bước tiếp theo theo quy định để đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện và hiệu quả đầu tư dự án…

Các hạng mục dự kiến của sân bay là xây dựng cất hạ cánh số 1, xây dựng 1 nhà ga hành khách công suất 25 triệu khách/năm, 1 đài kiểm soát không lưu, 1 nhà xe, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn/năm, nhà ăn…

Dự án có tổng mức đầu tư 99.019 tỷ đòng, trong đó vốn chủ sở hữu ACV tối thiểu 36.102 tỷ đồng. Phần còn lại sử dụng vốn vay (không sử dụng bảo lãnh Chính phủ) và các nguồn vốn hợp pháp khác. Trường hợp tăng vốn chủ sở hữu ACV thì phải thực hiện giảm tương ứng chi phí vốn vay và các chi phí liên quan dự kiến huy động từ các nguồn khác.

Hiện nay ACV đang có vốn điều lệ 21.772 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu là 37.291 tỷ đồng tính đến 30/9/2020.

Hop bat thuong ACV: Nhieu to chuc cam ket tai tro 5-6 ty USD cho du an Long Thanh
 

Phần thảo luận, Tổng giám đốc Vũ Thế Phiệt trả lời các câu hỏi.

Tiến độ dự án và nguồn vốn huy động cho dự án Long Thành lấy từ đâu? Lãi suất trên thế giới đang thấp, công ty có thể chia sẻ mức lãi suất đang đàm phán?

Thủ tướng giao dự án thành phần 3 với tổng mức đầu tư hơn 99.000 tỷ đồng, chúng tôi xem đây là dự án ưu tiên số 1. Trong đó chúng tôi đã chắc chắn dành hơn 36.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu cho dự án này. Phần còn lại, chúng tôi xây dựng các phương án huy động vốn trên cơ sở dòng tiền và tiến độ dự án.

Các phương án kể cả tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu… hiện vẫn đang cân nhắc làm. Tuy nhiên, nhiều tổ chức tài chính có quan tâm và ký cam kết tài trợ đến 5-6 tỷ USD cho dự án này.

Đây là thời điểm vàng huy động vốn bởi lãi suất thấp, chúng tôi sẽ tính toán thời điểm theo đúng tiến độ dự án. Hàng năm báo cáo cụ thể hơn bởi hiện nay mới là bước khởi đầu.

Tiến độ dự án, dự kiến đưa vào khai thác cuối năm 2025, chúng tôi phấn đấu cao nhất để đạt được tiến độ này. Hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi như huy động mặt bằng, nguồn vốn… đang ủng hộ cho ACV.

Được gỡ cơ chế khu bay thì kế hoạch và ý chí niêm yết của ACV ra sao?

Bộ Giao thông vận tải đang triển khai quyết định này. Về hiện trạng, đây vẫn là tài sản nhà nước và ACV chỉ được giao khai thác. Kiểm toán năm nay vẫn đưa ý kiến ngoại trừ và thực hiện báo cáo riêng. Vấn đề khu bay nếu được giải quyết trong năm 2021 thì các tài sản khu bay sẽ được hạch toán vào doanh thu ACV nhưng tách riêng lợi nhuận để nộp lại cho nhà nước. Bộ cùng tính toán tăng phần vốn khu bay vào ACV.

Vấn đề cơ chế khu bay chắc chắn vẫn còn trong báo cáo tài chính năm 2020 vì bây giờ mới bắt đầu triển khai đề án nay. Chính phủ cũng rất quyết tâm chỉ đạo doanh nghiệp không được chậm trong niêm yết, nhưng chỉ niêm yết khi đủ điều kiện.

Chúng tôi sẽ báo cáo thêm về lộ trình niêm yết trong ĐHĐCĐ thường niên gần nhất về các vấn đề còn vướng mặt như định hướng khu bay và quyết toán cổ phần hóa.

Tăng phí nhượng quyền khai thác sân bay Đà Nẵng và Cam Ranh đã thực hiện chưa?

Vấn đề nhượng quyền khai thác chúng tôi đã có báo cáo cơ quan, tính toán trên cơ sở công suất các sân bay. Tuy nhiên do bức tranh kinh tế năm nay nên các nhà ga này tạm dừng đóng cửa ảnh hưởng đến tiến độ, chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán để thống nhất mức nhượng quyền.

Ý chí của Chính phủ về mở lại đường bay quốc tế? Triển vọng kinh doanh?

Với nhiều tình hình khả quan như hiện nay, chúng tôi sẽ phấn đấu trên tình thần cao nhất, mục tiêu vượt kế hoạch lợi nhuận năm bằng nhiều giải pháp khác nhau.

Vấn đề mở đường bay quốc tế thì chúng tôi luôn ý thức có quốc tế mới có sinh lợi cho ACV nên vẫn thuyết phục Nhà nước.

Tại dự án Long Thành, công ty có xây đường cất hạ cánh thì sẽ được tính toán ra sao? Tính hiệu quả của dự án?

Khi chúng tôi đầu tư thì đó là tài sản của ACV nên sẽ được hạch toán vào báo cáo.

Dự án sân bay Long Thành có hiệu quả cao với thời gian hoàn vốn 12 năm 2 tháng. Riêng Dự án thành phần 3 có tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) là khoảng 16%.

Kết quả biểu quyết đã thông qua việc đầu tư Dự án thành phần 3 - Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 do ACV làm chủ đầu tư, định kỳ báo cáo hàng năm cho ĐHĐCĐ kết quả tình hình triển khai dự án.

ĐHĐCĐ ACV: Không lỗ từ hoạt động cốt lõi năm 2020 cũng là thách thức rất lớn

ACV đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2.007 tỷ đồng, giảm 80%. Tổng giám đốc ACV nhận định việc không lỗ từ hoạt động kinh năm 2020 cũng là thách thức rất lớn.

Sáng ngày 26/6, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Cuộc họp có sự tham dự của các cổ đông đại diện cho gần 97% số cổ phần có quyền biểu quyết. 

DHDCD ACV: Khong lo tu hoat dong cot loi nam 2020 cung la thach thuc rat lon
 Họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của ACV. Ảnh: HL.

Được quản lý 22 sân bay, 'mở đường' cho ACV chuyển niêm yết sang HoSE?

(Vietnamdaily) - ACV được phê duyệt cơ chế pháp lý quản lý, khai thác tài sản khu bay, điều này liệu có mở đường cho ACV chuyển niêm yết sang sàn HoSE?

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2007/QĐ-TTg, ngày 07/12/2020, phê duyệt cơ chế pháp lý giao Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) quản lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không (22 sân bay) do Nhà nước đầu tư - bao gồm cả đường băng - đến hết năm 2025 trong khi quyền sở hữu đường băng tiếp tục thuộc về Chính phủ.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ giám sát việc quản lý và khai thác của ACV đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư. Ngoài ra, Quyết định này cho phép ACV sử dụng nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không để hỗ trợ các chi phí cần thiết như bảo trì và sửa chữa các tài sản này.

Trong thời gian Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 7/12/2020 đến ngày 31/12/2025, Chính phủ đã giao Bộ GTVT phối hợp với các bộ ngành liên quan để xác định giá trị tài sản kết cấu hạ tầng hàng không, giao ACV quản lý và khai thác theo phương thức tính sở hữu cổ phần Nhà nước tại ACV.

Duoc quan ly 22 san bay, 'mo duong' cho ACV chuyen niem yet sang HoSE?
 

Được biết, hệ thống tài sản khu bay thuộc sở hữu Nhà nước mà ACV đang quản lý, bao gồm đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, hệ thống hỗ trợ hạ cánh ... được định giá ở mức 8.550 tỷ đồng. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng được giao khai thác lượng vật tư thiết bị dự phòng trị giá 2.785 tỷ đồng, hệ thống khí tượng hơn 380 tỷ đồng.

Cụ thể, báo cáo tài chính 2019, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, ACV vẫn tiếp tục quản lý và khai thác các tài sản khu bay và thực hiện công tác duy tu sửa chữa, bảo dưỡng, đầu tư tài sản khu bay.

Trong thừoi gian chờ cấp có thẩm quyền ban hành quy định hướng dẫn về cơ chế quản lý, khai thác về chế độ hạch toán kế toán đối với tài sản khu bay, ACV theo dõi riêng các khoản tài sản, chi phí, doanh thu từ hoạt động quản lý và khai thác khu bay trên các khoản mục phải thu khác và phải trả khác trên bảng cân đối kế toán. Việc điều chỉnh số liệu các khoản liên quan đến hoạt động khu bay (nếu có) sẽ được thực hiện theo quyết định, quy định hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. 

Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), khi cơ chế pháp lý đã được Chính phủ phê duyệt, VCSC kỳ vọng kiểm toán sẽ loại bỏ một trong những “vấn đề nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán của ACV, điều này sẽ mở đường cho ACV chuyển sang giao dịch trên sàn HOSE.

Hiện ACV đang giao dịch trên UPCoM với giá 73.300 đồng/cp chốt phiên ngày 8/12, tăng hơn 28% trong vòng 3 tháng qua; khối lượng giao dịch bình quân khá thấp chỉ hơn 278.000 đơn vị mỗi phiên.

Trong khi đó, hiện Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất của ACV với tỷ lệ sở hưu 95,4% vốn tại thời điểm cuối năm 2019.

Tin mới