Hồng bạch tạng- loài cây sống như hồn ma

Bí quyết sinh tồn không cần quang hợp của loài cây bạch tạng này giống như một hồn ma đã là câu hỏi lớn với các nhà khoa học suốt một thế kỷ.

Cây gỗ hồng bạch tạng trong một khu rừng ven biển ở California, Mỹ, được mệnh danh là "cây ma" bởi màu sắc đặc biệt của thân cây. Loại cây này thiếu diệp lục tố, sắc tố màu xanh giúp cây quang hợp từ ánh sáng Mặt Trời.

"Đáng lẽ cây gỗ này phải chết, nhưng nó vẫn tồn tại giống như một hồn ma", nhà sinh vật học Zane Moore, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học California, Davis, nhận xét.

Bí ẩn của cây gỗ hồng bạch tạng khiến các nhà nghiên cứu bối rối trong hơn một thế kỷ. Loại cây này mờ ảo tới nỗi nếu không nhìn cận cảnh, nhiều người có thể hoài nghi chúng không thực sự tồn tại. Nó sở hữu bộ gen có tới 32 tỷ cặp cơ bản và mỗi nhiễm sắc thể có tới 6 bản sao nhưng lại không có diệp lục để quang hợp từ ánh sáng mặt trời.

Hong bach tang- loai cay song nhu hon ma
Ảnh minh họa

Cây gỗ hồng có thể tự nhân bản. Các lớp thực vật ở gần nhau giao tiếp thông qua bộ rễ. Trong suốt những tháng mùa đông và đầu xuân khắc nghiệt, chúng chia sẻ đều chất dinh dưỡng với nhau. Các nhà khoa học đổ thuốc nhuộm vào những cây ở một đầu lùm cây và theo dõi thuốc nhuộm lan tỏa qua mạng lưới rễ đến đầu bên kia.

Moore kiểm tra cây gỗ hồng bạch tạng nhiễm độc mạnh nhất với lượng nickel trong lá cao hơn 10 lần cây khỏe mạnh. Trong báo cáo dự kiến công bố vào năm sau, Moore nhận định cây gỗ hồng bạch tạng có quan hệ cộng sinh với đồng loại. Chúng đóng vai trò như kho lưu trữ chất độc để đổi lấy lượng đường cần thiết để sinh tồn.

Video: Cha hoảng khi nhìn thấy gương mặt trắng bệch của con gái

Bắt gặp cảnh tượng khó đỡ của cô con gái nhỏ, người bố lập tức quay lại clip rồi chia sẻ lên mạng xã hội.

Video: Cha hoảng khi nhìn thấy gương mặt trắng bệch của con gái

Video: Cha hoang khi nhin thay guong mat trang bech cua con gai

Loài động vật duy nhất có thể quang hợp, ăn ánh sáng mặt trời

Quang hợp là quá trình thực vật xanh, tảo và một số vi khuẩn chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

Loài động vật duy nhất có thể quang hợp, ăn ánh sáng mặt trời

Quá trình này bao gồm việc thu ánh sáng mặt trời, sử dụng nó để phân tách các phân tử nước và giải phóng oxy, sau đó sử dụng năng lượng thu được để tạo ra glucose, thức ăn duy trì các sinh vật sống. Đây là một quá trình quan trọng đối với sự sống trên Trái đất vì nó cung cấp nền tảng cho hầu hết các chuỗi thức ăn và chu trình dinh dưỡng.

Tròn mắt ngắm động vật đột biến hiếm có khó gặp nhất hành tinh

Bất kể nguyên nhân là gì, thì sự biến đổi gene ở động vật đều đem lại sự thú vị nhưng cũng rất đáng sợ.

Tron mat ngam dong vat dot bien hiem co kho gap nhat hanh tinh
1. Dê Nhện 8 chân (Croatia): Một chú dê sinh đôi với 8 chân thay vì bình thường 4 chân. Được mô tả là phép màu của tự nhiên nhưng khả năng sống sót của động vật này được đánh giá là khó khăn. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới