Hơn 432 nghìn tỷ chuyển nguồn cho cải cách tiền lương

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong chuyển nguồn của ngân sách năm 2022 sang năm 2023, kinh phí thực hiện cải cách tiền lương là 432.350 tỷ, chiếm 37,7%.

Sáng 7/6, Quốc hội thảo luận về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.
Hon 432 nghin ty chuyen nguon cho cai cach tien luong
 Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: QH/
Giải trình về việc chuyển nguồn sang năm sau lớn, có xu hướng tăng qua các năm, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, chuyển nguồn của ngân sách năm 2022 sang năm 2023 là 1,1 triệu tỷ đồng.
Trong đó, kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương là 432.350 tỷ, chiếm 37,7%.
Chi đầu tư phát triển là 313.165 tỷ đồng, chiếm 27,3%. Số chi chuyển nguồn, chi tăng thu tiết kiệm chi là 287.374 tỷ đồng chiếm 25% và các khoản chi dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 là 20.397 tỷ, chiếm 1,8%.
Kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan nhà nước là 9.986 tỷ đồng, chiếm 0,87%; kinh phí nghiên cứu khoa học là 4.160 tỷ đồng và các kinh phí mua sắm thiết bị...
"Như vậy, có thể nói chi chuyển nguồn cao chủ yếu là do các nguồn lực được chuyển theo quy định của pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương là rất cao", Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết
Một nguyên nhân nữa, theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc là những nhiệm vụ đã ký hợp đồng và được thực hiện trong năm, tuy nhiên chưa được thanh toán thì được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định pháp luật.
"Chúng tôi sẽ cố gắng, các bộ, ngành và các địa phương cũng phải cố gắng để thanh toán ngay trong năm để số chuyển nguồn ngày một giảm đi", Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nói.
Giải trình về vấn đề đại biểu nêu “dự toán không sát”, Bộ trưởng cho hay, năm 2022 là năm dịch bệnh, những tháng đầu năm tăng trưởng thấp, nhưng nhảy vọt lên bắt đầu từ quý 3/2022 là 13,67% và đến cuối năm tăng trưởng đạt 8,02%. Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn trong thúc đẩy sản xuất kinh doanh để tăng trưởng GDP, từ đó thu ngân sách cũng tăng lên.
Về chi ngân sách cho các địa phương, như tu bổ, sửa chữa các tuyến đường quốc lộ đi qua. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, ngân sách trung ương chỉ đảm nhiệm nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.
Các tuyến đường quốc lộ do Bộ GTVT quản lý, vì vậy kinh phí sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng Bộ Tài chính phân bổ cho Bộ GTVT, những tuyến đường nào Bộ GTVT phân cấp về cho tỉnh, kể cả tuyến đường quốc lộ, Bộ sẽ cấp trở lại tiền cho tỉnh để sửa chữa. Còn lại thuộc nhiệm vụ chi của Bộ GTVT thì Bộ Tài chính chuyển nguồn cho Bộ GTVT để thực hiện kiểm soát và chi tiêu.
"Quy định pháp luật hiện nay là như vậy, nếu phân cấp các tuyến đường cho các tỉnh có đường quốc lộ đi qua thì các tỉnh có thể làm việc với Bộ GTVT để có phân cấp về quản lý nguồn và sau đó chuyển thông tin, văn bản cho Bộ Tài chính để chúng tôi sẽ phân bổ ngân sách cho các tỉnh và để chủ động trong vấn đề đảm bảo được chi sữa chữa một cách kịp thời và chi tiêu từ ngân sách địa phương", Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết.

Sửa luật Thủ đô: Cần thay đổi thói quen và quan niệm

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra một khung pháp lý mang tính vượt trội cho Thủ đô phát triển, giải quyết những bức xúc, nhếch nhác.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 28/5/2024, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội, GS.TS Hoàng Văn Cường đã có trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống xung quanh dự thảo Luật này.
Sua luat Thu do: Can thay doi thoi quen va quan niem
 Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường trao đổi với PV bên hành lang Quốc hội về Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Mai Loan.

Đại biểu Quốc hội: Cần phải bỏ độc quyền vàng miếng

Theo ĐB Trịnh Xuân An, cần phải bỏ độc quyền vàng miếng, để không tạo ra những bất cập một cách vô lý, để thị trường tự điều tiết, tất nhiên, trong chừng mực phải có sự quản lý..

Quan trọng là thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với thế giới 
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội sáng 29/5, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM), nhìn nhận giá vàng hiện nay đang rất khó dự đoán.

Cháu bé bị bỏ quên trên xe: Sự tắc trách của người lớn là tội ác

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, trong vụ việc cháu bé bị bỏ quên trên xe dẫn đến tử vong, sự tắc trách của người lớn là một tội ác.

Tất cả những người lớn có mặt trong câu chuyện này đều có lỗi
Ngày 29/5, vụ việc học sinh lớp 4 tuổi Trường mầm non Hồng Nhung (cơ sở 2), địa chỉ tại xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình bị bỏ quên trên xe đưa đón của nhà trường dẫn đến tử vong đã khiến dư luận bàng hoàng, đau xót

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.