Hơn 20.000 tỉ đồng từ các dự án của Vũ “nhôm” khi nào được thu hồi?

Kết luận của Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa chuyển hồ sơ sang VKSND, đề nghị truy tố 21 bị can trong vụ án bán đất công sản cho Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) gây thất thoát tài sản nhà nước hàng chục nghìn tỉ đồng xảy ra tại Đà Nẵng vừa được công bố. Điều dư luận, nhân dân quan tâm là hơn 20.000 tỉ đồng được cho là thất thoát liệu có thu hồi được?

Hơn 20.000 tỉ đồng từ các dự án của Vũ “nhôm” khi nào được thu hồi?

Từ 2012, Thanh tra Chính phủ từng kết luận về những sai phạm trong quản lý đất đai, gây thất thoát ngân sách hàng chục tỉ đồng. Thanh tra cũng buộc Đà Nẵng phải khắc phục, thu hồi 3.400 tỉ đồng cho ngân sách. Trong những dự án sai phạm lần đó, có ít nhất 5 dự án bất động sản có liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ - tức Vũ nhôm. Tuy nhiên, đến nay Đà Nẵng vẫn chưa khắc phục, thu hồi được số tiền thất thoát nói trên. Cái khó lớn nhất là phần lớn các dự án đều đã bị mua bán, chuyển đổi, sang nhượng qua nhiều nhà đầu tư khác nhau.

Điều quan trọng là những nhà đầu tư thứ cấp, những người mua bán, nhận sang nhượng các bất động sản này không vi phạm pháp luật. Thậm chí, họ có đầy đủ các thủ tục pháp lý. Cái sai nằm ở chỗ những cán bộ, quan chức đã tiếp tay cho Vũ nhôm làm sai lệch hồ sơ, hợp thức hóa giấy tờ cho các dự án trước khi họ mua bán...

Hon 20.000 ti dong tu cac du an cua Vu “nhom” khi nao duoc thu hoi?
 

Lần này, tuy Cơ quan điều tra Bộ Công an chỉ mới “sờ” đến 21 cơ sở nhà, đất công sản và 7 dự án liên quan đến Vũ nhôm, đã kết luận là gây thất thoát đến hơn 20.000 tỉ đồng (tính giá đất từ thời điểm khởi tố vụ án). Trong khi đó, riêng tại TP.Đà Nẵng, các dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai tương tự (28 dự án, bất động sản đã bị điều tra nói trên) của Vũ nhôm là không dưới con số 65 cơ sở khác. Chưa thể đo đếm hết những thất thoát của ngân sách từ những dự án bán rẻ cho Vũ nhôm, nhưng một điều chắc chắn là việc kê biên, thu hồi, bán để bù đắp cho ngân sách là điều hết sức khó khăn nếu không muốn nói là không thể thu hồi được nhiều.

“Cột” dân vào các dự án nghìn tỉ

2 trong số 28 dự án, nhà, đất công sản của Vũ nhôm bị điều tra, vừa có kết luận nổi bật ở Đà Nẵng là dự án khu đô thị cao cấp Phú Gia Compound và Khu đô thị Đa Phước.

Cả 2 dự án bất động sản này hiện nay đang “mắc kẹt” vì chưa đủ đầy tính pháp lý, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự và thuộc diện thanh tra, điều tra, vì vậy việc hoàn thiện xây dựng đã nhiều lần bị hoãn. Đáng nói là hàng vạn người dân, khách hàng đã chôn cả nghìn tỉ đồng vào đây, “sa lầy” cùng chính quyền và các bị can.

Dự án Phú Gia Compound có diện tích 20.093m2 tại phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, là khu nhà phố thương mại và nhà phố vườn khép kín, gồm 3 dãy nhà với 137 căn. Từ 2007, chính quyền Đà Nẵng đã giao khu đất này cho 1 doanh nghiệp với giá chỉ 100 tỉ đồng. Năm 2009, Cty TNHH Phú Gia Compound của ông Vũ nhôm đã mua lại khu đất này, mục đích sử dụng đất là đất thương mại dịch vụ.

Đầu năm 2017, dù chưa nộp tiền cho nhà nước để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất thương mại dịch vụ sang đất ở, nhưng chủ đầu tư đã xây 137 căn nhà. Ngay lúc đó nhiều người đã bỏ ra cả chục tỉ đồng để được sở hữu một căn nhà theo hình thức góp vốn. Như vậy, với 370 căn nhà được bán với giá 10 tỉ đồng/căn (chỉ tính ở thời khởi điểm), thì dự án này đã có thể thu 3.700 tỉ đồng. Trong khi ngân sách TP.Đà Nẵng chỉ thu có 100 tỉ đồng? Thất thoát này tính kiểu gì khi giá cả tăng theo cấp số nhân, theo thời gian? Thu hồi kiểu gì khi việc sang tay đã qua nhiều tầng nấc và người dân thì vô tội?

Tương tự, dự án Khu đô thị Quốc tế Đa Phước tại phường Thuận Phước và phường Thanh Bình, quận Hải Châu giai đoạn 1 cũng có quy mô xây dựng 243 nhà ở thương mại, 848 nhà phố, 249 căn biệt thự song lập và 12 biệt thự biển - đơn lập. Tổng diện tích thực hiện dự án: 1.759.995m2 (trong đó diện tích mặt nước là 62.291m2). Tổng vốn đầu tư: 4.465 tỉ đồng.

Ở kết luận Thanh tra Chính phủ 2012 đã cho rằng, Đà Nẵng giao cho Cty ông Vũ nhôm khu đất 29ha (tại dự án này) chỉ với đơn giá 300.000 đồng/m2, thấp hơn 570 tỉ đồng so với bảng giá đất do UBND TP.Đà Nẵng ban hành tại thời điểm đó. Dự án dù vướng nhiều thủ tục pháp lý, bị cho là vi phạm hàng loạt các quy định pháp luật về đất đai, môi trường, tuy vậy trên thực tế vẫn được triển khai sang lấp, xây dựng, chuyển nhượng rầm rộ.

Ở thời điểm 2017, 2018, khi vụ án liên quan đến vi phạm đất đai của Vũ nhôm và 21 quan chức Đà Nẵng đã khởi tố thì việc mua bán ở dự án the Sunrise Bay (một hợp phần của Khu đô thị Đa Phước) vẫn diễn ra. Mỗi căn nhà tại dự án the Sunrise Bay Đà Nẵng hiện tại có giá vài chục tỉ đồng, chưa kể các khách hàng “sang tay”... Thế nhưng, sau gần 3 năm, dự án vẫn giẫm chân tại chỗ vì bị điều tra và hàng nghìn tỉ đồng đang bị chôn tại đây với những tờ giấy đặt cọc mong manh về pháp lý.

Ở cả 2 dự án the Sunrise, Phú Gia Compound người dân đã mất tiền tỉ nhưng vẫn phải ở chui, hoặc bị chôn vốn. Trong khi đó chính quyền hiện tại của Đà Nẵng cũng chỉ biết ra “cảnh báo” người dân không nên mua bán, sang nhượng tại các dự án này vì chưa đủ tính pháp lý và đang quá trình bị điều tra. Vì vậy, viễn cảnh thu hồi các bất động sản liên quan đến Vũ nhôm tại Đà Nẵng quả là mịt mờ.

Tòa tuyên án Vũ "nhôm" và các đồng phạm trong hôm nay

(Kiến Thức) - Hôm nay (20/12), TAND TP HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB).

Tòa tuyên án Vũ "nhôm" và các đồng phạm trong hôm nay
Do xuất hiện các lời khai mới của bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79) và các đồng phạm tại DAB nên phiên tòa được nghị án kéo dài.
Hôm nay (20/12), TAND TP HCM sẽ tuyên án Vũ "nhôm" và đồng phạm.

Vũ "nhôm" kháng cáo, kêu oan sau khi lĩnh 15 năm tù

Lĩnh án 15 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Vũ "nhôm" đã kêu oan. Vũ kháng cáo, cho rằng bản thân không phạm tội.

Vũ "nhôm" kháng cáo, kêu oan sau khi lĩnh 15 năm tù
Ngày 26/2, TAND Hà Nội cho biết Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”, cựu thượng tá tình báo) đã gửi đơn kháng cáo bản án sơ thẩm tuyên ông ta 15 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Giả xe ôm công nghệ để trộm cắp tài sản ở Hà Nội

Tổ công tác Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) bắt 2 đối tượng giả làm xe ôm công nghệ để thực hiện nhiều vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn.

Giả xe ôm công nghệ để trộm cắp tài sản ở Hà Nội
Theo VOV, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang tiến hành điều tra vụ án liên quan các đối tượng đóng giả xe ôm công nghệ grab trộm cắp trên địa bàn.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.