Hôm nay, Quốc hội bắt đầu 2 ngày thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách

Trong 2 ngày 27, 28/10, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội tập trung phân tích những kết quả đạt được, các mặt hạn chế cũng như kiến nghị các giải pháp trong thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, ngân sách.

Hôm nay, Quốc hội bắt đầu 2 ngày thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách

Phiên thảo luận được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Các đại biểu làm rõ Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (trong đó có Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý).

Thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu

Báo cáo trước Quốc hội tại phiên khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc kiểm soát được dịch COVID-19 là nền tảng quan trọng để mở cửa nền kinh tế, đưa đời sống người dân trở lại trạng thái bình thường mới ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, nhiệm vụ phát triển KTXH ngày càng nặng nề hơn.

Hom nay, Quoc hoi bat dau 2 ngay thao luan ve kinh te - xa hoi va ngan sach

Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4

Cả năm dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu so với kế hoạch Quốc hội giao. Cụ thể, vượt 6 chỉ tiêu đề ra, nhất là về tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra (6 - 6,5%) tạo đà quan trọng cho các năm tiếp theo thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của kế hoạch 5 năm 2021-2025.

"Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia được kiểm soát an toàn. Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức. Cụ thể như hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do giá xăng dầu, nguyên liệu, vật tư đầu vào, chi phí sản xuất cao.

Xuất hiện tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ trong một số ngành, lĩnh vực tại một số địa phương là trung tâm công nghiệp trọng điểm, áp lực lớn lạm phát từ bên ngoài; nghỉ việc trong khu vực công có xu hướng gia tăng. Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro.

Dự báo tình hình năm 2023, Chính phủ tin tưởng nền kinh tế tiếp tục phục hồi, các hoạt động KTXH chuyển từ trạng thái thích ứng, phục hồi sang phát triển nhanh và ổn định hơn. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là áp lực lạm phát gia tăng, nhu cầu các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp, thiên tai, biến đổi khí hậu bất thường.

Đánh giá kỹ hơn về chứng khoán, trái phiếu, xăng dầu

Trình bày thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh những kết quả trên là đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhiều thách thức lớn hơn so với dự báo.

Ủy ban Kinh tế đề nghị quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề. Trong đó có tiến độ giải ngân chi đầu tư phát triển tiếp tục chậm, ước giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/9/2022 chỉ đạt 46,7%, riêng vốn ODA chỉ đạt khoảng 15%. Có tới 39/51 bộ, cơ quan trung ương và 22/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình (46,70%), trong đó có 14 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 20%.

Hom nay, Quoc hoi bat dau 2 ngay thao luan ve kinh te - xa hoi va ngan sach-Hinh-2

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 4

“Có ý kiến cho rằng việc tăng giá xăng dầu trong năm qua có nguyên nhân quan trọng từ thiếu hụt nguồn cung trong nước” – ông Vũ Hồng Thanh lưu ý và đề nghị đánh giá kỹ hơn về thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh nhưng có nhiều biến động và tiềm ẩn rủi ro.

Bên cạnh đó là tình trạng chuyển dịch lao động từ khu vực công sang khu vực khác; nhiều công chức, viên chức trong ngành y tế, giáo dục thôi việc hoặc bỏ việc gây lo ngại trong dư luận xã hội ngay sau thời gian dài chống dịch COVID-19.

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế xảy ra tại bệnh viện công ở nhiều địa phương, ảnh hưởng lớn tới công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ theo dõi chặt diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến lạm phát trong nước, nhất là giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu sản xuất. Xây dựng kịch bản ứng phó với nguy cơ đình trệ và lạm phát.

Thu ngân sách tăng, trình Quốc hội nâng lương cơ sở

Chính phủ cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách nhà nước bằng 94% dự toán, trong đó thu nội địa đạt 88,9% dự toán, thu dầu thô đạt 113% dự toán, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 108,8% dự toán. Đánh giá cả năm thu ngân sách ước tăng 14,3% so với dự toán.

Hom nay, Quoc hoi bat dau 2 ngay thao luan ve kinh te - xa hoi va ngan sach-Hinh-3

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2023-2025

Về chi ngân sách, ước thực hiện hết tháng 9 đạt 60,9% dự toán, trong đó chi đầu tư, phát triển đạt 48,1% dự toán. Đánh giá cả năm, chi ngân sách nhà nước bằng 114,1% dự toán, trong đó giải quyết vốn đầu tư công ước đạt 96% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Chi trả nợ lãi đạt 96,1%, chi thường xuyên đạt 100,7% dự toán.

Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh tổng số thu cân đối NSNN vượt dự toán khá cao, tăng 14,3% so với dự toán, tăng 2,9% so với ước thực hiện năm 2021. Trong đó, cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đều vượt dự toán.

Chi NSNN năm 2022 đã bảo đảm các nhiệm vụ chỉ quản lý nhà nước, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và thanh toán đầy đủ các chế độ, chính sách an sinh xã hội và các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết.

Về dự toán NSNN năm 2023, Ủy ban Tài chính - Ngân sách lưu ý, bối cảnh năm 2023 dự kiến thế giới tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều các yếu tố rủi ro, bất định, khó khăn, thách thức ngày càng gia tăng.

Cơ quan này cũng nhất trí với mức tăng lương cơ sở (lên 1,8 triệu đồng/tháng) và tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình./.

TP HCM đã có nhà liền thổ 500 tỷ đồng, căn hộ 100 tỷ đồng

Thị trường bất động sản tại TP.HCM đang chứng kiến sự lệch pha nghiêm trọng cả về phân khúc lẫn nguồn cung nhà ở. Thành phố hiện không còn nhà ở vừa túi tiền.

TP HCM đã có nhà liền thổ 500 tỷ đồng, căn hộ 100 tỷ đồng

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa cảnh báo một số dấu hiệu bất ổn sau khi thị trường ghi nhận tình trạng giảm tốc, chững lại, giảm thanh khoản, đồng thời đưa ra một số kiến nghị tới Chính phủ.

TP.HCM không còn nhà ở dưới 30 triệu đồng/m2

3 con giáp lận đận đầu năm, “lên hương” cuối năm

Trong năm 2022, 3 con giáp này có khởi đầu không suôn sẻ, tương đối "đói kém" nhưng cuối năm sẽ lên lương, tăng thu nhập, cuộc sống được cải thiện.

3 con giáp lận đận đầu năm, “lên hương” cuối năm

Đây là 3 con giáp có thể làm đầy túi tiền trong nửa cuối năm 2022 này.

Trong cuộc sống không ai thành công mãi mãi cũng không ai thất bại mãi mãi. Suy cho cùng, cơ hội luôn nằm trong tay mỗi người. Nếu nửa đầu năm tương đối thụt lùi thì nửa cuối năm có thể thay đổi nhờ sự làm việc chăm chỉ, không bỏ cuộc của bạn.

4 tuổi vướng hạn cực xấu cuối Nhâm Dần, 1 tuổi mất trắng cơ ngơi

Xem tử vi cuối năm Nhâm Dần cho thấy: Có 4 con giáp gặp phải hạn nặng. Những con giáp bị gọi tên sâu đây phải chuẩn bị tinh thần đối diện với nhiều chuyện đen đủi, không như ý, đặc biệt là vào dịp cuối năm.

4 tuổi vướng hạn cực xấu cuối Nhâm Dần, 1 tuổi mất trắng cơ ngơi

4 tuoi vuong han cuc xau cuoi Nham Dan, 1 tuoi mat trang co ngoiNgười tuổi Dần. Đại đa số người tuổi Dần rơi vào cảnh lao tâm khổ tứ, thay đổi liên tục về tư tưởng, nhất là vào cuối năm 2022 này, chủ yếu là do công việc làm ăn gặp nhiều khó khăn, khó được suôn sẻ ngay từ đầu.

4 tuoi vuong han cuc xau cuoi Nham Dan, 1 tuoi mat trang co ngoi-Hinh-2

Bạn cần kiên định với định hướng của mình, “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Hãy tự nhắc nhở bản thân “vạn sự khởi đầu nan”, nhưng một khi “đầu xuôi” thì đuôi sẽ lọt. Điều cần lưu ý, thời điểm cuối năm 2022 này là người tuổi Dần hạn chế việc chung đụng hợp tác làm ăn, đặc biệt là với những đối tượng mình chưa thực sự hiểu rõ để tránh các mâu thuẫn, kiện cáo và bất lợi ngoài ý muốn. Tốt nhất con giáp này nên cố gắng làm mọi việc bằng sức của mình, công tư phân minh để tránh thị phi, điều tiếng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.