Hôm nay, khai mạc Phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo dự kiến Chương trình, phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 18- 19/1/2022.

Hôm nay, khai mạc Phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Nội dung quan trọng khác là xem xét đề nghị bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; quyết định việc thực hiện trang phục xét xử của Hội thẩm nhân dân.
Liên quan vấn đề kinh tế - xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn thảo về việc bổ sung kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài từ số vốn chưa phân bổ và điều chỉnh, dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho danh mục dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (đợt 2).
Hom nay, khai mac Phien hop thu 7 cua Uy ban Thuong vu Quoc hoi
Báo cáo công tác dân nguyện tháng 12/2021 của Quốc hội cũng được trình tại phiên họp lần này. 
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV; xem xét Đề án sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong và biên chế của Văn phòng Quốc hội.
Thi đua đến đâu khen thưởng đến đó
Trong các nội dung trên, dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 2. Góp ý khi thảo luận tổ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn chỉ ra những hạn chế khi chúng ta tập trung nhiều vào khen thưởng mà chưa chú trọng phát động phong trào thi đua một cách mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, việc phát huy chưa sâu rộng.
Theo ông, phải thi đua thực tế hơn, chấm dứt hình thức vì có hiện tượng chạy thành tích, dùng hình thức khen thưởng để nâng lương, thăng cấp hàm.
Ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội cũng đánh giá cao dự thảo luật có nhiều điểm mới, trong đó có 3 điểm mới nổi lên là: cố gắng khắc phục bệnh thành tích trong thi đua, hướng về cơ sở và phân cấp. Tuy nhiên, điều mà đáng quan tâm hiện nay là từ khi xây dựng, phát động, triển khai, tổ chức, triển khai vẫn còn đối phó, hình thức.Do đó, yêu cầu đặt ra cần phải bám vào phong trào thi đua. Kết quả của thi đua đến đâu thì khen thưởng đến đó.
Ngoài ra, đại biểu Quốc hội kiến nghị tăng tính bao phủ trong khen thưởng với các đối tượng của xã hội, đặc biệt là người dân, doanh nghiệp tư nhân, công nhân tiêu biểu, xuất sắc. Việc này giúp các đối tượng đặc thù, yếu thế trong xã hội có cơ hội được khen thưởng./.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chia sẻ với đồng bào miền Trung

Sáng 15/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) bế mạc phiên họp thứ 49.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chia sẻ với đồng bào miền Trung
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ sau 3 ngày làm việc khẩn trương, tập trung trong bối cảnh vừa giải quyết các công việc theo thẩm quyền vừa thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công, Ủy ban TVQH kết thúc chương trình phiên họp thứ 49 theo nội dung chương trình đề ra.

Xem xét dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV

Tại phiên họp thứ 52 (diễn ra từ 11-12/1), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc ban hành Nghị quyết dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV.

Xem xét dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV
Sáng nay (11/1), sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết liên tịch hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Hai Nghị quyết được xem xét thông qua gồm: Quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung; Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét việc ban hành Nghị quyết dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV.

Xem xet du kien so luong, co cau, thanh phan dai bieu Quoc hoi khoa XV
Phiên họp 51 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quốc hội 

Khai mạc Phiên họp thứ 55 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 27/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 55.

Khai mạc Phiên họp thứ 55 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Khai mac Phien hop thu 55 cua Uy ban Thuong vu Quoc hoi
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 
Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Đây là Phiên họp thường kỳ đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi được kiện toàn nhân sự Chủ tịch Quốc hội, một số Phó Chủ tịch Quốc hội, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Các cơ quan, hữu quan đã tích cực, khẩn trương trong việc chuẩn bị nội dung phiên họp. Tuy nhiên còn 3 nội dung do Chính phủ chưa kịp chuẩn bị theo tiến độ nên đã phải rút ra khỏi chương trình Phiên họp, gồm: Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019, báo cáo công tác tài chính năm 2019, báo cáo công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2020.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.