Học sinh Việt Nam giành huy chương Olympic Vàng Hóa học quốc tế Mendeleev

Em Giang Đức Dũng (lớp 11 Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã xuất sắc giành huy chương Olympic Vàng Hóa học quốc tế Mendeleev.

Thông tin từ Hội Hóa học Việt Nam ngày 27/4 cho biết, cả 10 học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 58, năm 2024 đều đạt giải. Trong đó, có 1 huy chương Vàng, 5 huy chương Bạc và 4 huy chương Đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn.

Thành tích cụ thể như sau:

Huy chương Vàng thuộc về em Giang Đức Dũng (lớp 11, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN).

Hoc sinh Viet Nam gianh huy chuong Olympic Vang Hoa hoc quoc te Mendeleev
 Em Giang Đức Dũng, học sinh Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên xuất sắc giành huy chương Vàng.
5 huy chương Bạc thuộc về các em: Ngô Huy Đăng Khoa (lớp 12, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội), Trần Đăng Khôi (lớp 12, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam), Vũ Việt Bắc (lớp 12, Trường THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ), Nguyễn Ngô Đức (lớp 11, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An), Tạ Quang Chí (lớp 12, Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc).
Hoc sinh Viet Nam gianh huy chuong Olympic Vang Hoa hoc quoc te Mendeleev-Hinh-2
 5 học sinh Việt Nam giành huy chương Bạc.
4 huy chương Đồng thuộc về các em: Lê Xuân Anh Quân (lớp 12, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An), Lê Đức Huy (lớp 12, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng), Lê Thành Đạt (lớp 12, Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa), Đặng Trần Nhật Minh (lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN).

Cuộc thi Olympic hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 58 năm 2024 diễn ra từ ngày 20/4 đến hết ngày 27/4 với sự tham dự của 151 thí sinh đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Được tổ chức bởi khoa hóa học của Đại học bang Lomonosov Moscow và Quỹ Melnichenko, cuộc thi là một trong những giải đấu lớn và uy tín nhất thế giới dành cho các nhà hóa học trẻ. 

Hội Hóa học Việt Nam cho biết, đề thi của kỳ thi Olympic hóa học quốc tế Mendeleev không có giới hạn, được đánh giá có độ khó cao hơn nhiều so với Olympic hóa học quốc tế. Cho nên, kỳ thi này còn được đánh giá là kỳ thi hóa học khó nhất hành tinh. Đây được coi là cuộc thi bản lề trước kỳ thi Olympic hóa học quốc tế.

Mời quý độc giả xem video: Em Hoàng Tuấn Dũng (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên) đã xuất sắc trở thành Thủ khoa Kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh lần thứ 30 với điểm tuyệt đối chia sẻ về bí quyết học giỏi Toán. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Điều ít biết về 3 nhà khoa học đoạt giải Nobel Hoá học 2022

Carolyn R. Bertozzi, Morten Meldal và K. Barry Sharpless đã được vinh danh ở hạng mục Nobel Hoá học 2022 vì những tiến bộ của họ trong “phản ứng hóa học click”, đã đóng một vai trò trong việc điều trị và chẩn đoán bệnh tật.

Điều ít biết về 3 nhà khoa học đoạt giải Nobel Hoá học 2022
Cụ thể vào ngày 5/10, Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết hai nhà khoa học người Mỹ Carolyn Bertozzi và Barry Sharpless, cùng với nhà khoa học Morten Meldal (Đan Mạch), được vinh danh "vì phát triển nghiên cứu phản ứng hóa học click" trong giải Nobel Hoá học 2022
“Sử dụng các phản ứng sinh trực giao, các nhà nghiên cứu đã giúp cải tiến các dược phẩm chữa ung thư, hiện đang được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng", Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nhận định.

Người đầu tiên 2 lần đoạt giải Nobel hóa học

Frederick Sanger (1918-2013) đã 2 lần được trao giải Nobel Hóa học vào các năm 1958 và 1980, là người đầu tiên được trao 2 giải Nobel Hóa học.

Người đầu tiên 2 lần đoạt giải Nobel hóa học
Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển (KVA) nơi trao giải Nobel Hóa học thường niên, ghi nhận nhà hóa sinh người Anh Frederick Sanger (1918-2013) đã 2 lần được trao giải Nobel Hóa học vào các năm 1958 và 1980, là người đầu tiên được trao 2 giải Nobel Hóa học.
Nguoi dau tien 2 lan doat giai Nobel hoa hoc
 
Cụ thể, lần thứ nhất Tiến sĩ F. Sanger được vinh dự nhận giải Nobel Hóa học của năm 1958, về công trình nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc của các protein, đặc biệt là insulin, mở đường cho việc thiết lập nền tảng luận thuyết trung tâm của di truyền học và sinh học phân tử.

Nhà khoa học Việt gắng tái tạo phản ứng hóa học hình thành sự sống

Các nhà hóa học như Quoc Phuong Tran (nghiên cứu sinh Tiến sĩ Hóa học Prebiotic, Đại học New South Wales, Sydney) đang cố gắng tái tạo chuỗi phản ứng cần thiết để hình thành RNA vào buổi bình minh của sự sống.

Nhà khoa học Việt gắng tái tạo phản ứng hóa học hình thành sự sống
Nha khoa hoc Viet gang tai tao phan ung hoa hoc hinh thanh su song
Sự sống bắt đầu từ những phân tử cơ bản 
Sự sống đã bắt đầu như thế nào? Làm thế nào các phản ứng hóa học trên Trái đất sơ khai tạo ra các cấu trúc phức tạp, tự sao chép và phát triển thành các sinh vật như chúng ta biết?

Đọc nhiều nhất

Tin mới