Học sinh tiểu học thi trực tuyến: Lo ngại thi đối phó?

Nhiều phụ huynh lo lắng và tranh cãi việc học sinh bậc tiểu học chuẩn bị thi, làm bài kiểm tra trực tuyến vì có nhiều bất cập, không đánh giá đúng thực lực.

Học sinh tiểu học thi trực tuyến: Lo ngại thi đối phó?
Mới đây, trên các hội, nhóm mạng xã hội của các phụ huynh có con học bậc tiểu học đang tranh luận “căng thẳng” về vấn đề có nên thi trực tuyến vì họ cho rằng hình thức thi này không mang lại hiệu quả, không đánh giá đúng năng lực của học sinh.
Nên thi trực tuyến?
Một phụ huynh tên Hoàng Anh nêu sự việc: “Hôm qua cô giáo chủ nhiệm lớp con tôi có thông báo về việc sắp tới sẽ kiểm tra trực tuyến học kỳ 1. Thời gian vào buổi tối và đề nghị phụ huynh sắp xếp công việc, thời gian để ngồi hỗ trợ các con làm bài thi. Cho hỏi, hình thức thi trực tuyến này là cả 2 mẹ con cùng thi đúng không ạ?”.
Hoc sinh tieu hoc thi truc tuyen: Lo ngai thi doi pho?
Ảnh minh họa. 
Bình luận về vấn đề trên, phụ huynh tên Kiều Trang cho rằng: "Không nên cho các con bậc tiểu học thi, làm bài kiểm tra trực tuyến vì không đánh giá được đúng năng lực và đây chỉ là cách đối phó để nhà trường hoàn thành chương trình học. Tôi tin chắc là quá trình các con thi trực tuyến với việc bố mẹ ngồi kèm thì sẽ không khách quan, nếu không muốn nói là tiêu cực”.
“Con thi mẹ trả lời thì chắc chắn điểm cao. Các con ở bậc tiểu học sẽ phải nhờ rất nhiều sự hỗ trợ của phụ huynh trong việc kết nối với bài thi, giáo viên. Chính vì việc để các con trực tiếp thấy sự hỗ trợ này hay nhận sự “nhắc bài” càng làm các con lười học, dựa dẫm và không coi trọng kỳ thi, bài kiểm tra” – anh Quốc Nam có con học lớp 3 bình luận.
“Tôi nghĩ không cần phải tổ chức cho học sinh thi trực tuyến trong giai đoạn này, vừa gây áp lực cho học sinh mà còn gây áp lực cho cả phụ huynh và giáo viên” – một phụ huynh bình luận.
Tuy nhiên, một phụ huynh Hằng Nguyễn lại có quan điểm khác: "Không có giải pháp nào toàn diện. Chúng ta phải thích ứng thôi. Cách tốt nhất là chính các phụ huynh phải nhận thức rõ vai trò hỗ trợ của mình là gì, ở mức độ nào, đừng can thiệp hay nhắc bài, làm bài hộ cho các con.
“Điểm số không quan trọng, cốt là qua bài kiểm tra mới thấy được năng lực thực sự của con sau thời gian học trực tuyến. Vậy nên các phụ huynh hãy phối hợp với giáo viên tổ chức kỳ thì thật tốt, đừng có bất kỳ hành động nào can thiệp và bài thi” – phụ huynh Huỳnh Anh chia sẻ.
Điểm số không quan trọng
TS. Nguyễn Tùng Lâm, nguyên Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội bày tỏ quan điểm: “Tôi ủng hộ việc tổ chức kỳ thi, bài kiểm tra trực tuyến đối với các bậc học, trong đó có cả bậc tiểu học trong bối cảnh ngành giáo dục đang phải thực hiện hình thức dạy trực tuyến vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19”.
Hoc sinh tieu hoc thi truc tuyen: Lo ngai thi doi pho?-Hinh-2
TS. Nguyễn Tùng Lâm, nguyên Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội.
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, việc kiểm tra, thi cử trực tuyến chắc chắn sẽ có nhiều bất cập như việc nhắc bài, phụ huynh trả lời thay học sinh, tâm lý áp lực ngồi thi máy tính của con trẻ... Do đó, phụ huynh, giáo viên và nhà trường cần phải xác định rõ việc thi này không được đặt nặng về điểm số mà nên xem kỳ thi là bài đánh giá thực lực của học sinh trong suốt thời gian học trực tuyến.
“Mục đích của việc thi là để học sinh tự đánh giá xem năng lực thực sự của mình đến đâu để có phương pháp khắc phục. Kiểm tra không phải vì lấy điểm số. Về nguyên tắc, học là phải kiểm tra để đánh giá. Ngành giáo dục chắc chắn biết những hạn chế hình thức thi trực tuyến này và họ muốn xem những hạn chế đến đâu, xem kiến thức học sinh thế nào để có phương án thay đổi, thích ứng phù hợp sao cho đạt hiệu quả nhất” - nguyên Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội nói và cho rằng, giáo viên nên ra câu hỏi thế nào để phù hợp, không được theo kiểu đánh đố để đánh giá đúng thực lực của học sinh. Phụ huynh cũng không được căng thẳng, gây áp lực, dọa nát con em mình. Dù bất kể điểm số, đánh giá năng lực thế nào cũng cần phải động viên, khích lệ các con.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Hỗ trợ học sinh tỉnh ngoài vào học tạm thời

Nguồn: QTV

Muôn cách xoay xở của phụ huynh Hà Nội khi trường học "đóng cửa"

Thông báo của Sở GD-ĐT Hà Nội về việc cho hơn 2 triệu học sinh nghỉ học khiến nhiều phụ huynh cảm thấy yên tâm, nhưng lại lúng túng vì chưa biết xoay sở ra sao trong những ngày trẻ ở nhà học online.

Muôn cách xoay xở của phụ huynh Hà Nội khi trường học "đóng cửa"

Theo kế hoạch, còn khoảng một tuần nữa học sinh Hà Nội sẽ bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2021. Tuy nhiên, sáng 31/1, để đảm bảo cho sự an toàn của học sinh, UBND TP. Hà Nội đồng ý cho học sinh nghỉ học từ ngày 1/2.

Nhận được thông tin, chị Hồ Mai Loan (32 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) vừa mừng, vừa lo.

Hà Nội: Ngày đầu đón học sinh học trực tiếp ở Ba Vì thế nào?

Ngày đầu tiên học sinh lớp 9 tại huyện Ba Vì được đi học trở lại, thầy cô và các học sinh trên địa bàn TP Hà Nội đều vui vẻ và phấn khởi khi được tới trường.

Hà Nội: Ngày đầu đón học sinh học trực tiếp ở Ba Vì thế nào?
Ha Noi: Ngay dau don hoc sinh hoc truc tiep o Ba Vi the nao?
 Sáng 8/11, gần 4.000 học sinh lớp 9 THCS huyện Ba Vì đã được đến trường học trực tiếp sau thời gian dài học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19.
Ha Noi: Ngay dau don hoc sinh hoc truc tiep o Ba Vi the nao?-Hinh-2

Theo ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị tại 3 điểm trường THCS Phú Cường, THCS Phú Châu và THCS Tản Hồng, học sinh cũng thầy cô đều khá vui vẻ sau khoảng thời gian dài không được đến trường. Để đảm bảo trong công tác phòng chống dịch Covid-19, huyện Ba Vì đã đề xuất với TP Hà Nội cũng như Sở GD&ĐT lựa chọn lớp 9 được học trực tiếp. Bên cạnh đó, huyện cũng như các trường đã đã lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể đón học sinh đến trường an toàn nhất.

Hành trình phá án: Nữ sinh mang bầu, 6 bạn trai phải xét nghiệm ADN

Nữ sinh lớp 8 có bầu, 6 thanh niên bị xét nghiệm ADN, thật bất người cha dượng mới là tác giả... Vụ án được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Nữ sinh mang bầu, 6 bạn trai phải xét nghiệm ADN
Hanh trinh pha an: Nu sinh mang bau, 6 ban trai phai xet nghiem ADN

Theo tài liệu điều tra, ngày 17/3/2012, trong khi nhổ sắn tại đồi Thơm (thuộc thôn Khánh An, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), bà Mai Thị Hoa đã phát hiện xác một thiếu nữ, trên người chỉ có chiếc áo, cổ có một vết cắt. Cách thi thể nạn nhân khoảng 25m có chiếc xe đạp nữ màu trắng. Ngay sau đó mọi người báo cho cơ quan chức năng địa phương. 

Hanh trinh pha an: Nu sinh mang bau, 6 ban trai phai xet nghiem ADN-Hinh-2
 Nhận thông tin, Công an huyện Phú Ninh đến hiện trường và xác định nạn nhân là Huỳnh Thị Dung Bửu (15 tuổi, trú thôn Hòa Bình, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh), học sinh lớp 8 Trường THCS Phan Tây Hồ (huyện Phú Ninh). Bửu vừa nghỉ học cách đây một tháng vì gia đình phát hiện Bửu đang mang thai khoảng 5 tháng. Qua khám nghiệm, nạn nhân bị một vết cắt ở cổ và lưng có một số thương tích nhẹ.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.