Học sinh nghỉ học dài do virus corona, bút bi Thiên Long bị thiệt hại ra sao?

(Vietnamdaily) - VCSC cho rằng việc đóng cửa trường học kéo dài trong bối cảnh bùng phát dịch virus corona ảnh hưởng tăng trưởng của CTCP Tập đoàn Thiên Long (HoSE: TLG) năm 2020.
 

Cuối tháng 12/2019, một loại virus lạ từ chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung Quốc đã khiến 6 người tử vong và hơn 300 người nhập viện.

Các nhà khoa học phát hiện ra đó là một loại virus mới thuộc nhóm corona, chuyên gây bệnh hô hấp ở cả người và động vật. Vì là một loại virus mới, hiện chưa có vaccine cho virus corona. Có thể cần thời gian để phát triển vaccine cho loại virus từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Theo thống kê đến 14h ngày 28/2, trên thế giới đã có 83.379 ca nhiễm bệnh, trong đó có 2.858 ca tử vong và 36.581 ca phục hồi.

Trước những diễn biến của dịch bệnh, đến nay các trường học vẫn đang đóng cửa và học sinh được nghỉ học đến hết tháng 2/2020, có khi đến tháng 3/2020 để phòng ngừa dịch bệnh.

Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến trực tiếp các trường học trên cả nước mà còn tác động không hề nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực liên quan đến giáo dục và dụng cụ học sinh.

Hoc sinh nghi hoc dai do virus corona, but bi Thien Long bi thiet hai ra sao?
 Các sản phẩm của Thiên Long.

Trong một báo cáo cập nhật của CTCK Bản Việt (VCSC), Công ty chứng khoán này cho rằng việc đóng cửa trường học kéo dài trong bối cảnh bùng phát dịch virus corona ảnh hưởng tăng trưởng của CTCP Tập đoàn Thiên Long (HoSE: TLG) năm 2020.

Dịch virus corona bùng phát gần đây dẫn đến việc giảm giả định sản lượng bán khi các cơ quan nhà nước đã công bố trường học sẽ đóng cửa đến hết tháng 2/2020. Do đó, VCSC giảm sản lượng bán dự phóng năm 2020 xuống 8%-15% cho những danh mục sản phẩm có thương hiệu của TLG – với mức giảm lớn nhất trong mảng dụng cụ học tập (chiếm khoảng 8% tổng doanh thu).

Ngược lại, VCSC kỳ vọng đóng góp từ các sản phẩm mới vốn có biên lợi nhuận thấp hơn của nhà đầu tư chiến lược Newell Brands sẽ giúp bù đắp doanh số bán hàng. Do đó, VCSC dự báo doanh thu ròng và lãi ròng năm 2020 lần lượt là 3.500 tỷ đồng, tăng 8% so năm trước và 356 tỷ đồng, tăng nhẹ 2%.

Theo VCSC, Thiên Long sẽ sử dụng khoảng 222 tỷ đồng và 242 tỷ đồng vốn xây dựng cơ bản lần lượt trong năm 2020 và 2021, chủ yếu nhằm đầu tư cho giai đoạn cải tiến công nghệ đầu bút, máy móc sản xuất mới, mở rộng nhà kho và kế hoạch hợp tác sắp diễn ra với nhà đầu tư chiến lược Newell Brands.

Trong năm 2019, doanh thu Thiên Long đạt 3.256 tỷ đồng, tăng 14%. Lợi nhuận sau thuế là 349 tỷ đồng, tăng 19%. Như vậy, Công ty vượt 1% kế hoạch doanh thu và 7% kế hoạch lợi nhuận.

Riêng trong quý 4/2019, Công ty mang về 948 tỷ đồng doanh thu, tăng 26%. Giá vốn tăng ít hơn giúp lợi nhuận gộp tăng 32%, lên 340 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 34,2% lên 35,8%.

Chi phí bán hàng tiếp tục tăng lên 153 tỷ đồng và cũng là mức tăng cao nhất từ khi công ty công bố báo cáo tài chính. Trước đó trong quý 3, hoạt động tiếp thị, truyền thông, quảng bá phát triển, thúc đẩy chi phí bán hàng tăng 27% khiến lợi nhuận sau thuế giảm.

Chi phí doanh nghiệp quý 4 tăng nhẹ 1% lên 78 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 111% lên 95 tỷ đồng nhờ tình hình bán hàng thuận lợi.

Bóng dáng tập đoàn KIDO trong vụ thâu tóm đất vàng quan TP.HCM ngã ngựa

(VietnamDaily) - Trong vụ “thâu tóm” đất vàng Lê Duẩn, Công ty TNHH Đầu tư KIDO đã nhận chuyển nhượng cổ phần từ Công ty CP Đầu tư Lavenue vào năm 2010, và KIDO là cổ đông lớn nhất.

Bóng dáng KIDO trong vụ “thâu tóm” đất vàng Lê Duẩn
Khu đất số 8-12 Lê Duẩn có diện tích 4.896 m2 (phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM), thuộc sở hữu Nhà nước có giá giao và cho thuê hơn 700 tỷ đồng. Mức giá này được cho là quá rẻ so với mức giá thị trường đối với một khu đất vàng có tới 3 mặt tiền.
Ban đầu, khu "đất vàng" Lê Duẩn do 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương thuê sử dụng làm trụ sở làm việc, là Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Kim khí thành phố, Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện thành phố và Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu (VITACO).
Năm 2010, cả 4 Công ty trên (sau này là cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue) đã đồng ý chuyển nhượng phần góp vốn tại Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư KIDO).
Trong vụ việc này với vai trò là cổ đông lớn nhất, KIDO chiếm tới 50% cổ phần của dự án sau khi được chuyển nhượng.
Thanh tra Chính phủ sau đó khẳng định vụ việc trên "có dấu hiệu của việc cố ý làm trái các quy định của nhà nước, cần phải xử lý nghiêm trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan" theo đúng quy định pháp luật.
Bong dang tap doan KIDO trong vu thau tom dat vang quan TP.HCM nga ngua
Ông Trần Kim Thành - Chủ tịch Tập đoàn KIDO.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty TNHH Đầu tư KIDO do ông Trần Kim Thành là người đại diện pháp luật, thành lập năm 1993. Ông Trần Kim Thành đang nắm 156.000 cổ phiếu KDF, tương đương 00,28% vốn điều lệ, 276.000 cổ phiếu KDC, tương đương 00,13% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, ông Thành còn thông qua VOC sở hữu 22.232.000 cổ phiếu KDC, tương đương 24% vốn điều lệ. Công ty TNHH Đầu tư KIDO nơi ông Thành làm Tổng giám đốc cũng nắm giữ 16.867.456 cổ phiếu KDC.
Ông Trần Kim Thành là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (KDC), Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KDF), Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP (VOC) và là thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Long.
Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO (trước đây là Kinh Đô) vốn được biết đến là "vua" bánh kẹo trên thị trường Việt Nam, sau đó doanh nghiệp này quyết định bán mảng bánh kẹo cho các doanh nghiệp nước ngoài từ năm 2014. Tuy nhiên, KIDO vẫn "thống trị" mảng kem, nắm giữ tới 35% thị phần (theo thống kê của EuroMonitor) với hai thương hiệu nổi tiếng là Merino và Celano.
Thời điểm đó, KIDO còn toan tính lấn sang thị trường dầu ăn thông qua việc mua lại 51% cổ phần tại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) và 65% cổ phần tại Dầu Tường An. Ngoài ra, KIDO đã mua lại 50% cổ phần tại Dabaco Foods nhằm thâm nhập vào thị trường thực phẩm chế biến sẵn.

Hai "bóng hồng" và "Quan" TP HCM "ngã ngựa" 

Anh em gốc Hoa và hành trình tìm lại thời gian 'thấy Kinh Đô là thấy Tết'

(Vietnamdaily) - Sau khi chia tay mảng bánh kẹo, anh em doanh nhân gốc Hoa Trần Kim Thành - Trần Lệ Nguyên ôm mộng sa lầy đầu tư khá nhiều lĩnh vực nhưng kết quả đem lại không lẫy lừng như với mảng bánh kẹo.
 

CTCP Tập đoàn Kido (trước đây là Kinh Đô) vốn được biết đến là “vua” bánh kẹo ở Việt Nam.

Tập đoàn này được điều hành bởi nhóm doanh nhân gốc Hoa, trong đó nổi bật là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Trần Kim Thành và người em trai của ông là Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Kido.

Tin mới