Học sinh Hà Nội chuẩn bị tâm lý 'chống sốc' khi đi học trực tiếp

Chuẩn bị trở lại trường học, ngoài nguyên tắc phòng chống dịch Covid-19, nhiều học sinh Hà Nội đang chuẩn bị tâm lý 'chống sốc'.

Học sinh Hà Nội chuẩn bị tâm lý 'chống sốc' khi đi học trực tiếp
Hoc sinh Ha Noi chuan bi tam ly 'chong soc' khi di hoc truc tiep
Quận Ba Đình tổ chức diễn tập đón học sinh trở lại trường học sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. (Nguồn: TTXVN) 
Học sinh háo hức
Theo thông báo của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội, học sinh từ lớp 7-12 tại các vùng xanh, vùng vàng trên toàn thành phố đi học trực tiếp từ ngày 8/2, học sinh từ lớp 1-6 tại 18 huyện, thị xã của Hà Nội cũng sẽ chính thức trở lại trường từ ngày 10/2. Sau hơn 1 học kỳ học trực tuyến, việc được đến trường không chỉ là mong ước của học sinh mà còn là sự mong chờ của nhiều phụ huynh.
Trần Thành Trung, học sinh lớp 10 tại Long Biên (Hà Nội), đang hồi hộp, mong ngóng từng ngày được đến trường. Từ khi khai giảng năm học mới, chuyển sang bậc THPT, Trung cũng như nhiều học sinh đầu cấp khác chưa từng được đến nhận trường lớp mới.
Theo Trung, em rất háo hức được đi học trực tiếp, vì từ khi bước sang cấp học mới em chưa được đến trường. Ngoài ra, học trực tuyến không thực sự hiệu quả, bản thân em Trung cũng thấy khó tập trung khi học, thậm chí việc ngồi nhiều giờ trước màn hình máy tính còn gây mỏi mắt, uể oải, chán học.
"Vì lớp 10 là năm đầu tiên của bậc THPT, học sinh cần có nền tảng tốt ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, bởi vậy nếu tiếp tục học trực tuyến sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập. Em nghĩ rằng việc trở lại trường học trực tiếp sẽ giúp việc học hiệu quả hơn rất nhiều”, Trung chia sẻ.
Cùng tâm trạng, Nguyễn Minh Anh, học sinh lớp 11 tại Hà Đông (Hà Nội), cũng đang háo hức trước ngày được trở lại trường gặp lại thầy cô, bạn bè.
“Từ tuần tới, chúng em sẽ được đến trường, em đang rất háo hức được nghe thầy cô giảng trực tiếp, được trò chuyện cùng bạn bè. Nhân dịp năm mới, em cũng chuẩn bị sẵn những lì xì đặc biệt dành tặng bạn bè thân thiết. Chúng em cũng đã lên kế hoạch để học nhóm cùng nhau và tìm hiểu về các trường đại học để chuẩn bị cho việc xét tuyển đại học vào năm sau”, Minh Anh chia sẻ.
Nói về việc đến trường trong khi dịch bệnh tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, Minh Anh cho biết, bản thân không quá lo lắng khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19. Bên cạnh đó, nữ sinh cũng tin rằng nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để mở cửa trở lại.
“Em nghĩ rằng nếu mỗi học sinh đều có ý thức phòng dịch, thực hiện nghiêm 5K, kịp thời khai báo, cách ly khi có biểu hiện mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh sẽ đảm bảo an toàn khi đi học trở lại”, Nguyễn Minh Anh nói.
Phụ huynh ủng hộ
Không chỉ học sinh, mà nhiều phụ huynh cũng rất hào hứng với việc mở cửa trường học.
Chị Đinh Thị Tuyết Mai ở Gia Lâm rất ủng hộ việc cho học sinh trong độ tuổi đã tiêm vaccine được trở lại trường. So với vấn đề dịch bệnh, chị Đinh Thị Tuyết Mai lo ngại hơn về những hệ quả khi trẻ phải học online kéo dài như đảo lộn thói quen sinh hoạt thường ngày, việc ăn ngủ không đúng giờ, thiếu điều độ, ít vận động khiến trẻ đối mặt với nguy cơ béo phì, cận thị.
Bên cạnh đó, phụ huynh này cũng cho rằng, khi trẻ học trực tuyến, bố mẹ vẫn phải đi làm, rất khó kiểm soát việc trẻ dùng máy tính ngoài giờ học, khiến con nghiện game, sa đà vào thế giới ảo.
“Tôi hoàn toàn ủng hộ việc mở cửa trường học. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh, gia đình tôi vẫn luôn nhắc và hướng dẫn con tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng dịch. Điều tôi lo ngại nhất lúc này là làm sao để con thay đổi thói quen sinh hoạt, học tập trong nhiều tháng liền học trực tuyến”, chị Mai nói.
Đặc biệt, chị Mai cũng nhấn mạnh cần một khoảng thời gian nhất định để "chống sốc” cho trẻ khi trở lại trường học trực tiếp.
Anh Nguyễn Xuân Cường ở Cầu Giấy có con học lớp 7 cho biết, khi nhận được thông báo sẽ đi học trực tiếp, con nửa muốn đến trường, nửa không muốn vì khi học tại nhà được thoải mái hơn về giờ giấc, vui chơi. Học trực tuyến thời gian dài cũng tạo ra sức ì, khiến trẻ ngại vận động, ngại ra ngoài.
Anh Cường bày tỏ lo ngại: “Thời gian gần đây con không còn nói đến việc muốn được đến trường. Hết dùng máy tính, con lại tranh thủ mượn điện thoại của bố mẹ để chơi game, vào Facebook nhắn tin với bạn bè. Bố mẹ không thể theo con cả ngày để quản lý nên rất khó. Điều tôi lo ngại nhất là con đã bị cận thị, trong mùa dịch, tình trạng này càng nặng thêm, bên cạnh đó là việc nghiện game và con ít chia sẻ với bố mẹ hơn”.
Để chuẩn bị cho việc học trực tiếp, những ngày này, vợ chồng anh Cường dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện cùng con, làm công tác tư tưởng để con có hứng thú quay trở lại trường học. Đặc biệt, dù đang trong kỳ nghỉ Tết, nhưng phụ huynh này vẫn yêu cầu con thức dậy sớm để ăn sáng, tập thể dục, làm quen dần với nhịp sinh hoạt khi phải đi học trở lại.

Trường học còn lúng túng khi xử lý F0, F1

HCDC sẽ ghi nhận các điểm vướng mắc trong quá trình áp dụng hướng dẫn phương án kiểm soát dịch COVID-19 trong trường học để điều chỉnh.

Trường học còn lúng túng khi xử lý F0, F1
Sau một tuần TP.HCM thí điểm cho học sinh (HS) lớp 9 và lớp 12 học trực tiếp tại trường, dù Sở Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời phương án kiểm soát dịch COVID-19 trong trường học nhưng quá trình thực hiện và áp dụng thực tế, các trường học còn gặp lúng túng khi xử lý.

Thầy trò hứng khởi trong ngày đầu học trực tiếp

Tỉ lệ học sinh đi học trực tiếp ở nhiều trường đạt từ 95% trở lên, cao hơn nhiều so với khảo sát ý kiến phụ huynh trước đó.

Thầy trò hứng khởi trong ngày đầu học trực tiếp

Ngày 4-1, các trường trung học ở TP.HCM đã đón thêm khoảng 680.000 học sinh (HS) các khối lớp 7, 8, 10 và 11 đi học trực tiếp. Do trải qua thời gian dài phải ở nhà và gần một học kỳ học trực tuyến vì dịch COVID-19, HS lẫn thầy cô giáo vô cùng phấn khởi. Ở nhiều trường, tỉ lệ HS các khối lớp đi học đạt từ trên 90%.

“Đến trường là hứng thú học liền”

10 đại án tham nhũng sẽ đưa ra xét xử năm 2022

Việt Á, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển…là một trong số 10 đại án được BCĐ Trung ương phòng chống tham nhũng yêu cầu xét xử trong năm 2022.

10 đại án tham nhũng sẽ đưa ra xét xử năm 2022
10 dai an tham nhung se dua ra xet xu nam 2022

Tại phiên họp thứ 21, Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày 21/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu tập trung chỉ đạo xử lý vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các vụ việc, vụ án liên quan đến lĩnh vực y tế; các vụ việc, vụ án xảy ra tại Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang…Khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án trọng điểm trong năm 2022.

10 dai an tham nhung se dua ra xet xu nam 2022-Hinh-2

Vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và một số cơ quan, địa phương. Tháng 12/2021, Bộ Công an cùng công an các địa phương đã phá chuyên án liên quan vụ án xảy ra tại công ty Việt Á do Phan Quốc Việt làm Tổng giám đốc. Đến nay đã khởi tố 19 đối tượng ở công ty Việt Á, Hải Dương, Bình Dương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học - công nghệ, với các tội danh đưa và nhận hối lộ, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hiện vụ án đang được mở rộng điều tra.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.