Học sinh có được sử dụng điện thoại di động trong lớp học?

Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình kiến nghị Bộ GD&ĐT cần làm rõ việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học như là thiết bị hỗ trợ hoạt động học tập có được coi là chính sách chung không?

Học sinh có được sử dụng điện thoại di động trong lớp học?
Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình cho biết, bên cạnh một số kiến nghị của cử tri đã được trả lời, giải quyết thì có một số quy định, chính sách chưa phù hợp thực tế, nhiều ý kiến cử tri không đồng tình. Một trong số đó là quy định về việc sử dụng điện thoại di động trong lớp học.
Hoc sinh co duoc su dung dien thoai di dong trong lop hoc?
 Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình.
Cụ thể tại Thông tư số 32 của Bộ GD&ĐT có quy định về các hành vi học sinh không được làm gồm sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
Ngay sau khi Thông tư này được ban hành, cử tri tám địa phương (Quảng Bình, Hà Nội, Cần Thơ, TP.HCM, Đà Nẵng, Bạc Liêu, An Giang, Long An) đã kiến nghị cần xem xét, sửa đổi vì không phù hợp với thực tiễn.
"Sau đó Bộ GD&ĐT đã có các văn bản trả lời kiến nghị của các cử tri tại tám địa phương này. Theo đó Bộ GD&ĐT cho rằng về cơ bản, việc sử dụng điện thoại trong lớp học vẫn là hành vi bị cấm. Việc sử dụng điện thoại trong lớp học với mục đích học tập của học sinh là khai thác các lợi thế kết nối của các thiết bị thông minh góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học" - ông Bình nói và cho biết, qua giám sát cho thấy, Bộ GD&ĐT giao cho giáo viên quyền quyết định việc cho phép hoặc không cho phép học sinh sử dụng điện thoại.
“Như vậy, sẽ xảy ra tình trạng cùng một môn học, cùng một trường có thể có giáo viên quyết định cho sử dụng điện thoại, có giáo viên không cho sử dụng, điều này sẽ không đảm bảo sự thống nhất về phương thức giảng dạy” - Trưởng ban dân nguyện nhận định.
Đồng thời, ông Dương Thanh Bình báo cáo kiến nghị Bộ GD&ĐT cần làm rõ việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học như là thiết bị hỗ trợ hoạt động học tập có được coi là chính sách chung không?
Theo báo cáo, nếu là chính sách chung thì phải áp dụng thống nhất trong cả nước, không thể chỉ giao trách nhiệm quyết định cho giáo viên. Đồng thời cần phải đánh giá một cách khách quan và toàn diện sự tác động của việc thực hiện quy định này trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay cũng như khả năng quản lý của nhà trường và giáo viên đối với việc sử dụng điện thoại của học sinh để ban hành quy định phù hợp.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Chủ tịch Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV

Nguồn: VTV

Lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ

(Kiến Thức) - Trải qua 38 năm thành lập và phát triển (ngày 26/3/1983 – 26/3/2021), dưới sự dẫn dắt của lãnh đạo ở các thời kỳ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) ngày càng phát triển thành một tổ chức chính trị - xã hội lớn mạnh.

Lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ
Nhân dịp kỷ niệm 38 năm ngày thành lập Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983-26/3/2021), Báo Tri thức và Cuộc sống xin trân trọng giới thiệu Ban lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khóa VIII: TSKH Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội được bầu giữ chức Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khóa VIII và trở thành Chủ tịch thứ 6 của VUSTA. PGS.TS Phạm Quang Thao và TS Nguyễn Hồng Diên là Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội; ThS. Nguyễn Quyết Chiến là Tổng Thư ký Liên hiệp Hội. TSKH Đặng Vũ Minh được bầu là Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội.
Lanh dao Lien hiep cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat Viet Nam qua cac thoi ky
Tân Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khóa VIII Phan Xuân Dũng. 

Những dấu ấn của Quốc hội khóa XIV: Sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam…

Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư những dự án, công trình quan trọng quốc gia, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội  như xây dựng một số đoạn cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, các dự án thành phần Cảng hàng không quốc tế Long Thành…

Những dấu ấn của Quốc hội khóa XIV: Sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam…
Nhung dau an cua Quoc hoi khoa XIV: San bay Long Thanh, cao toc Bac - Nam…
 Trình bày báo cáo công tác nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV sáng 24/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, nhiệm kỳ 2016-2021, Quốc hội khóa XIV đã xem xét, quyết định nhiều quyết sách quan trọng của đất nước, có tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội.
Nhung dau an cua Quoc hoi khoa XIV: San bay Long Thanh, cao toc Bac - Nam…-Hinh-2

Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư những dự án, công trình quan trọng quốc gia, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, các dự án thành phần của dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành; quyết định dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận… 

Ngày hội “Giọt hồng hy vọng” nhân kỷ niệm 38 năm thành lập VUSTA

(Kiến Thức) - Ngày hội Hiến máu tình nguyện “Giọt hồng hy vọng” nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 38 năm thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983-26/3/2021). Chương trình do Công đoàn VUSTA phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Báo Tri thức và Cuộc sống tổ chức.

Ngày hội “Giọt hồng hy vọng” nhân kỷ niệm 38 năm thành lập VUSTA

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.