Hoạt động tài chính của các tổ chức khủng bố IS, Hamas và Hezbollah

Những năm gần đây, tiền điện tử đã trở thành yếu tố quan trọng trong cấu trúc tài chính của những kẻ khủng bố, còn bản thân chủ nghĩa khủng bố ngày càng giống một dự án kinh doanh với các nhà tài trợ của mình.

Khác với định kiến xưa nay, những kẻ khủng bố không phải là những tên mọi rợ nghèo khổ - trong số chúng có những người có học vấn đại học.
Các khoản chi phí chính: Vũ khí, tiền lương và lương hưu
Mỗi năm, hàng trăm triệu, có khi hàng tỷ USD được chuyển qua các tổ chức khủng bố. Tưởng như số tiền này quá nhiều đối với các băng nhóm cực đoan tương đối nhỏ, nhưng trên thực tế, chủ nghĩa khủng bố không phải là một hoạt động rẻ tiền. Ngoài các chi phí mua thiết bị và vũ khí lên tới nhiều triệu USD mỗi năm, một khoản chi rất lớn của các nhóm khủng bố là tiền lương của các thành viên.
Những kẻ khủng bố không chỉ nhận được tiền lương mà còn các khoản trợ cấp khác nhau, tiền thưởng và lương hưu. Ví dụ, “Quỹ Tử đạo của Chính quyền Palestine” trả lương tháng cho "tất cả những kẻ bị tù vì tham gia cuộc chiến chống bọn chiếm đóng", cả khi bị giam giữ lẫn sau khi được thả, cũng như gia đình những kẻ thiệt mạng trong “cuộc chiến chống bọn chiếm đóng”.
Tiền thù lao cho một kẻ khủng bố Hamas khi ở tù trung bình là 375 USD mỗi tháng, tương đương với mức lương trung bình ở Dải Gaza. Tùy theo thời gian ngồi tù và mức độ tội phạm, số tiền này có thể lên tới 3.000 USD/ tháng. Mỗi năm, Chính quyền Palestine chi trả hàng trăm triệu USD, đôi khi lên tới 10% tổng ngân sách.
Hoat dong tai chinh cua cac to chuc khung bo IS, Hamas va Hezbollah
Lá cờ của “Nhà nước Hồi giáo” trên tòa nhà hải quan ở cửa khẩu biên giới Jarablus của Syria. 
Các thành viên của nhóm Hezbollah có thể kiếm được khoảng 1.000 USD/tháng, trong khi thu nhập trung bình tháng ở Liban chỉ 120 USD/tháng. Bức tranh ở các vùng lãnh thổ do Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát cũng tương tự: các binh sĩ quèn được nhận lương gấp đôi so với các quân nhân trong quân đội Syria. Các bác sĩ thề trung thành với những kẻ khủng bố và làm việc cho chúng nhận được khoảng 1.000 USD mỗi tháng, gấp 7 lần thu nhập của các bác sĩ nhà nước. Tổng chi phí tiền lương hàng tháng của IS ước tính khoảng 5-10 triệu USD.
Các nhà tài trợ tự nguyện (và bất đắc dĩ)
Các nhà tài trợ chính của những kẻ khủng bố là các chính phủ, họ bí mật phân bổ hàng trăm triệu USD cho các tổ chức khủng bố để sau đó sử dụng chúng cho mục đích chính trị của mình. Việc hỗ trợ các lực lượng ủy nhiệm cho phép các nước hành động bằng bàn tay người khác, nhưng dường như vẫn vô can, khi các nhóm này sử dụng bạo lực.
Một số quốc gia công khai thừa nhận đã ủng hộ những kẻ khủng bố và coi đó là một sai lầm trong quá khứ. Chính phủ Pakistan thừa nhận đã “thành lập và nuôi dưỡng” các nhóm khủng bố như một công cụ để đạt được các mục tiêu chiến thuật nhất định, chẳng hạn như tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Ấn Độ trên vùng lãnh thổ quan trọng chiến lược ở Kashmir. Iran đặc biệt tích cực theo hướng này. Qua bàn tay của bọn lính đánh thuê, Iran đã can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria và Iraq để chống lại lợi ích của Mỹ. Cùng với Hamas, phong trào “Thánh chiến Hồi giáo” của Palestine và nhóm Hezbollah của Liban, Iran tạo thành một “trục kháng chiến” chống Israel.
Mỗi năm, Tehran cung cấp cho Hamas khoảng 350 triệu USD. Còn hàng trăm triệu USD nữa đều đặn đến từ Qatar. Hezbollah nhận được gần 700 triệu USD tài trợ của Iran. Gần đây, thông tin mật rò rỉ cho biết năm 2024, Iran đã tài trợ hơn 1,5 tỷ USD cho Lực lượng “Quds”, bị coi là khủng bố ở nhiều quốc gia, tương đương với ngân sách quân sự của các quốc gia nhỏ như Angola hoặc Litva. Các quốc gia khác ở Trung Đông, như Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng bị cáo buộc hỗ trợ các nhóm khủng bố vì lợi ích riêng của mình.
Những kẻ khủng bố cũng có thể tự kiếm tiền. Khi nhóm khủng bố kiểm soát cả một đất nước, ví dụ như Taliban, chúng chỉ cần thu thuế từ các vùng lãnh thổ bị kiểm soát. Trước khi lên nắm quyền vào tháng 8 năm 2021, Taliban đã thành lập hệ thống thu thuế ở Afghanistan và các vùng lãnh thổ khác do chúng kiểm soát. Về cơ bản, đây là thuế đánh vào thu hoạch mùa màng của dân cư, áp dụng đối với cả cây trồng được phép lẫn không được phép (thuốc phiện), thuế vận chuyển hàng hóa (tương tự như hải quan), các loại thuế kinh doanh khác nhau (trên thực tế là một hình thức đấu giá) và các loại thuế về viện trợ nhân đạo.
Theo các đánh giá khác nhau, Nhà nước Hồi giáo thu về 800 triệu USD mỗi năm. Ví dụ, ở châu Phi, một khu chợ lớn ở thủ đô Somalia đã buộc phải đóng cửa do phiến quân IS áp thuế cắt cổ đối với các doanh nhân địa phương. Tại một thành phố khác của Somalia, Bosaso, những kẻ khủng bố đã đốt cháy tòa nhà của một công ty địa phương vì từ chối trả cho nhóm này 500 nghìn USD.
Hoat dong tai chinh cua cac to chuc khung bo IS, Hamas va Hezbollah-Hinh-2
Các phiến quân tại lễ kỷ niệm 31 năm thành lập HAMAS, năm 2018. 
Đầu tư vào khủng bố
Sự quyên góp của những người đồng chính kiến từ khắp nơi trên thế giới là một nguồn tài chính nữa dành cho những kẻ khủng bố. Gần đây, nó được thực hiện bằng tiền điện tử. Ba năm gần đây, Hamas đã nhận được 41 triệu USD tiền điện tử, còn nhóm “Thánh chiến Hồi giáo Palestine” - 93 triệu. Các chiến dịch quyên góp tiền điện tử cho Nhà nước Hồi giáo thường được ngụy trang dưới hình thức quyên góp viện trợ nhân đạo cho các tù nhân khủng bố. Những người phụ trách chiến dịch nhấn mạnh hoàn cảnh khó khăn của tù nhân và kể về những điều kiện tồi tệ của họ để khuyến khích mọi người quyên góp. Tuy nhiên, trong các cuộc trò chuyện riêng, những người phụ trách một số chiến dịch “nhân đạo” này không giấu giếm rằng tiền có thể không được dành cho viện trợ nhân đạo mà là cung cấp cho “những người anh em đang chiến đấu vì tự do của người khác”.
Tiền điện tử không phải là khoản duy nhất của những kẻ khủng bố. Các băng nhóm quản lý các danh mục đầu tư, từ vài trăm triệu đến một tỷ USD. Thông qua mạng lưới phức tạp gồm nhiều cá nhân được liên kết với nhau, mỗi người chịu trách nhiệm quản lý cổ phần trong các công ty ở các nước Arập, có thể kiếm được hàng chục triệu mỗi năm.
HAMAS sử dụng các nhân viên chủ chốt của mình để thành lập những công ty như vậy ở Trung Đông, nơi chính quyền ngầm đồng ý cho các hoạt động tương tự. Mạng lưới của chúng bao gồm các doanh nghiệp ở UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria, Ả Rập Saudi và Sudan. Theo điều tra của Newsweek, nhóm này đang mở rộng sang Tây Âu. Cụ thể, một doanh nhân Yemen có quan hệ với Hamas sở hữu cổ phần trong một công ty bất động sản ở UAE, công ty có một tòa nhà văn phòng trị giá 150 triệu USD. Ông này cũng sở hữu 20% cổ phần trong một công ty bình phong của Hamas ở Arập Saudi và có chân trong hội đồng quản trị của một công ty khác ở Sudan. Ngoài ra, ông còn nắm giữ những vị trí quan trọng tại 4 công ty xây dựng lớn ở Trung Đông.
Tổng giám đốc Công ty xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ Trend GYO, Amer Kamal Sharif Al-Shawa, là nhà tài chính của Hamas, công ty này có liên quan đến những kẻ khủng bố. Đồng thời, cổ phiếu của nó được giao dịch trên sàn chứng khoán - tổng vốn hóa của công ty là hơn 1 tỷ USD, 75% trong đó, theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ, thuộc về HAMAS.
Đại diện của các nhóm khác, chẳng hạn như Hezbollah, tuyên bố rằng thu nhập từ các danh mục đầu tư gần như là nguồn tài chính chủ yếu của họ.
Ma túy, dầu mỏ, rửa tiền và chiếm đoạt
Những kẻ khủng bố kiếm tiền bằng cả hoạt động tội phạm đơn giản. Hơn nữa, mỗi nhóm chuyên về một loại tội phạm riêng. Hezbollah đặc biệt thành công trong việc buôn bán ma túy. Vào những năm 1980, một trong những giáo sĩ của nhóm đã ra sắc lệnh tán thành việc bán ma túy cho những người không theo đạo Hồi ở phương Tây. Trong những thập kỷ gần đây, Hezbollah đã xây dựng một cỗ máy buôn bán ma túy hoạt động hiệu quả ở châu Mỹ Latinh, mỗi năm đưa hàng tỷ đôla lợi nhuận bất hợp pháp qua châu Âu và châu Phi để rửa tiền.
Thu nhập hàng năm của nhóm từ việc bán ma túy ước tính vào khoảng 300 triệu USD. Tuy nhiên, trên thực tế, số tiền thu nhập bất hợp pháp cao hơn nhiều.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây và sự thất thường của thị trường dầu mỏ đang làm giảm khả năng tài trợ của Tehran cho Hezbollah, rất có thể, chúng làm tăng nhu cầu huy động vốn của nhóm. Hezbollah thực hiện điều này bằng cách sử dụng tài sản chính của mình: mạng lưới gia tộc không chính thức gồm các gia đình lớn, có thành viên sống rải rác trên khắp thế giới và hòa nhập tốt vào đời sống kinh tế, tội phạm của nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là ở Mỹ Latinh.
Các phương pháp kiếm tiền đang được đổi mới. Chỉ vài năm trước, IS thu được lợi nhuận khổng lồ từ việc bán dầu ở các vùng lãnh thổ chúng kiểm soát. Theo ước tính của các nhà phân tích năng lượng ở UAE, năm 2014, tổng thu nhập của IS từ khai thác dầu đạt 3 triệu USD mỗi ngày. Vào cuối năm 2015, các cuộc không kích các giếng dầu bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầu và đến tháng 3 năm 2016, thu nhập của nhóm này đạt khoảng 0,7 triệu USD mỗi ngày. Chẳng bao lâu, do mất lãnh thổ ở Syria và Iraq, dầu mỏ không còn là nguồn thu nhập của những kẻ khủng bố.
Cấu trúc của Nhà nước Hồi giáo đã thay đổi mạnh mẽ - nhóm trước đây tập trung ở Syria và Iraq đã phân chia thành một số đơn vị độc lập trên khắp thế giới. Mỗi đơn vị kiếm tiền bằng các phương pháp thông thường, chẳng hạn như tống tiền, bắt cóc, cướp của, buôn bán ma túy, cũng như bằng các phương pháp cụ thể đặc trưng cho địa phương của chúng.
Hiểu rằng mở rộng quy mô và đa dạng hóa là chìa khóa dẫn đến thành công và tăng trưởng lợi nhuận, Cơ quan Trung ương của IS bắt đầu coi các chi nhánh của mình như những công ty khởi nghiệp, cung cấp cho chúng vốn ban đầu, đồng thời nói rõ rằng chúng phải trả “cổ tức” cho Cơ quan Trung ương sau khi đạt được sự độc lập về tài chính.
Wilayat Khorasan, chi nhánh của IS ở Nam Á được cấp khoảng 100 triệu USD vốn ban đầu từ Cơ quan Trung ương trong năm đầu tiên tồn tại, còn một đơn vị của IS ở Somalia hàng tháng gửi vài chục nghìn USD tiền điện tử cho tổ chức của mình ở Trung Đông. Wilayat Khorasan đã chuyển trọng tâm của IS từ dầu mỏ sang chiếm giữ các khu mỏ khai thác đá tan và crôm giàu lợi nhuận. Đến giữa năm 2016, tổ chức này bắt đầu trực tiếp quản lý sản xuất thay vì chỉ đánh thuế các thợ mỏ như phong trào Taliban đã làm trước đây.

Nga oanh kích dữ dội hủy diệt khủng bố IS ở miền trung Syria

(Kiến Thức) - Các chiến đấu cơ của Không quân Nga đã tiến hành hơn 50 cuộc không kích nhằm vào các căn cứ của tổ chức khủng bố IS ở khu vực miền trung Syria.

Nga oanh kích dữ dội hủy diệt khủng bố IS ở miền trung Syria
South Front dẫn thông tin về Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, ngày 20/7, các chiến đấu cơ của Không quân Nga đã tiến hành hơn 50 cuộc không kích nhằm vào căn cứ của nhóm khủng bố IS ở miền trung Syria.
Nga oanh kich du doi huy diet khung bo IS o mien trung Syria
Không quân Nga tiếp tục oanh kích nhằm vào các nhóm phiến quân tại Syria. Ảnh: Getty.
"6 chiến đấu cơ Nga liên tục dội bão lửa xuống các hang động và boongke ở vùng nông thôn phía đông Hama, sa mạc Maadan ở Raqqah, vùng sa mạc phía đông Homs cũng như khu vực lân cận Jabal al-Bishri", SOHR cho biết.
Theo SOHR, tổ chức khủng bố IS đã hứng chịu thiệt hại về người trong cuộc oanh kích của Nga, song không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Syria tấn công phiến quân IS ở Nam Damascus (Nguồn video: AMN)

South Front đưa tin, phiến quân IS đang tìm cách mở rộng hoạt động của chúng ở miền trung Syria. Trong vài tháng qua, các tay súng khủng bố đã tiến hành hàng chục cuộc tấn công nhằm vào lực lượng chính phủ Syria và dân thường ở Đông Homs, Đông Hama, Nam Aleppo, Nam Raqqa và Tây Deir Ezzor.

Mô hình tập đoàn của các tổ chức khủng bố

Về mặt cơ cấu tổ chức, phần lớn các tổ chức khủng bố hiện nay đều giống như những tập đoàn hiện đại.

Mô hình tập đoàn của các tổ chức khủng bố

Các tổ chức khủng bố có những quy định và nguyên tắc riêng. Nhiều tổ chức có cơ cấu kiểu cổ đông trong một tập đoàn lớn. Một số tổ chức thiết lập các cấp quyền lực và chỉ huy rõ ràng. Đây là nỗ lực để chúng hỗ trợ, huấn luyện, ra quyết định và tiến hành các hoạt động ở những "môi trường thù địch".

Mo hinh tap doan cua cac to chuc khung bo

Ảnh minh họa: AP

Vụ ám sát gián tiếp dẫn tới cái chết của 20 triệu người

Đã 100 năm kể từ vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand, người kế vị ngai vàng của đế chế Áo – Hung. Chính sự kiện lịch sử này đã gián tiếp dẫn tới cái chết của hàng triệu người khác.

Vụ ám sát gián tiếp dẫn tới cái chết của 20 triệu người
Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand bị sát hại năm 1914 được các nhà sử học coi là vụ ám sát tồi tệ nhất lịch sử nhân loại, bên cạnh cái chết của hoàng đế La Mã Julius Caesar. Vì chính vụ ám sát này là nguyên nhân làm bùng nổ Thế chiến I – một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại với khoảng 20 triệu người thiệt mạng.
Vu am sat gian tiep dan toi cai chet cua 20 trieu nguoi
Ảnh phác họa vụ ám sát Thái tử Áo – Hung Franz Ferdinand năm 1914.

Franz Ferdinand sinh ngày 18/12/1863, là con trai trưởng của Hoàng tử Áo Karl Ludwig (em trai của Hoàng đế Áo Franz Joseph).

Từ khi sinh ra, Ferdinand vốn không phải là người kế vị ngai vàng. Tuy nhiên cái chết của người anh họ đã khiến ông đương nhiên trở thành người nối ngôi.

Mặc dù là người sẽ nắm ngai vàng đế quốc Áo-Hung, Ferdinand trên thực tế không được giới quý tộc ủng hộ. Ở tuổi 37, ông đem lòng yêu và cưới Sophie Chotek, bất chấp sự phản đối của người bác.

Năm 1899, Hoàng đế thời đó Franz Joseph cho phép Ferdinand cưới Sophia, với điều kiện con cái của hai người sẽ không được quyền kế vị ngai vàng. Sophia cũng không được phong tước vị hoàng gia, không được ưu đãi, không được xuất hiện ở nơi công cộng bên cạnh chồng, không được phép đi xe hoàng gia…

Đám cưới được tổ chức vào năm 1900. Hoàng đế Franz Joseph và cả những người anh em hoàng tộc của chú rể không tham dự lễ cưới này. Thành viên duy nhất hoàng gia đến chúc mừng đám cưới là mẹ kế của Ferdinand, bà Maria Theresia.

Ngày 28/6/1914, Tỉnh trưởng Oskar Potiorek mời Thái tử Ferdinand đến Sarajevo, thủ phủ của Bosnia - một phần của đế quốc Áo – Hungary để thị sát một cuộc diễn tập quân sự. Không ai ngờ, đó là ngày định mệnh khiến vị Thái tử này thiệt mạng.

Thái tử Franz Ferdinand đến Sarajevo bất chấp tất cả những lời cảnh báo về một âm mưu ám sát vì ông cho rằng, với tư cách là một tướng thanh tra của lực lượng quân đội Áo-Hung, ông không thể vắng mặt. Đồng thời, ông cũng muốn nhân dịp này giới thiệu vợ ông, bà Sophia, đến với đông đảo công chúng. Một đoàn xe 6 chiếc hộ tống xe của Thái tử và Công nương. Cả hai ngồi trên một chiếc xe mui trần để có thể gần gũi với dân chúng hơn.

Thế nhưng họ không ngờ rằng, chính việc này đã tạo ra “cơ hội ngàn vàng” cho những người muốn ám sát họ, đó là những kẻ thuộc tổ chức khủng bố “Bàn Tay Đen”. Tổ chức này ra đời năm 1911 theo đường lối giải phóng Bosnia và Herzegovina, khu vực tranh chấp giữa Serbia và đế quốc Áo – Hung.

6 thành viên cuồng tín của tổ chức Bàn Tay Đen đã trà trộn vào trong đám đông từ rất sớm, mang theo súng và bom. Đúng 10h15, khi đoàn xe chạy qua cầu, một thanh niên từ trong đám đông xông ra ném bom vào xe Thái tử. Bom rơi đúng vào nóc xe, lăn xuống vỉa hè rồi rơi vào bánh trước và nổ tung. 22 người bị thương trong đó có 2 viên quan hộ tống.

Thái tử vẫn tếp tục ra lệnh cho xe đi tiếp nhưng khi phát hiện Công nương bị trúng một mảnh bom ở cổ, Thái tử vô cùng tức giận và vội vàng dẹp bỏ cuộc đón tiếp và ra lệnh đến quân y viện gần nhất. Tuy nhiên, Công nương vẫn kiên quyết đi tiếp cùng chồng và ngồi hàng ghế sau cùng với Thái tử. Chiếc xe phóng nhanh dọc theo con phố đông người. Tuy nhiên, khi xe rẽ về bên phải thì bất ngờ từ trong đám đông một thanh niên tóc sẫm màu rút súng bắn 2 phát vào xe. Viên đầu tiên trúng cổ thái tử. Viên thứ hai trúng bụng Công nương. Chiếc xe hơi sau đó phóng nhanh về dinh tỉnh trưởng nhưng cuối cùng bác sĩ không thể cứu cả hai.

Hung thủ bắn chết Thái tử Franz Ferdinand được xác định là Gavrilo Princip, một sinh viên người Serbia thuộc tổ chức “Bàn tay đen”.

Vu am sat gian tiep dan toi cai chet cua 20 trieu nguoi-Hinh-2

Thái tử Áo-Hung và vợ Sophie, trước thời điểm bị ám sát.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.