Hoàn cảnh đáng thương của những trẻ em ở mái ấm Phúc Lâm

“Đến giờ, con không biết ba mẹ ruột mình là ai, nhưng con không trách họ”, Phúc Ly nói khi nhắc đến bố mẹ đẻ.

Hoàn cảnh đáng thương của những trẻ em ở mái ấm Phúc Lâm
Những ngày này, xã Long An, huyện Long Thành, Đồng Nai bước vào mùa nắng nóng. Giữa trưa, không khí trở nên oi bức hơn.
Kết thúc giờ học buổi sáng, Phúc Ly (12 tuổi) trở về nhà và phụ các cô bảo mẫu ở mái ấm Phúc Lâm (xã Long An) cho các em ít tuổi hơn ăn cơm, đi ngủ.
2 giờ chiều, Ly lần lượt đánh thức các em dậy để các cô giáo đến dạy học. Dáng người ốm gầy, đôi tay nhỏ nhắn nhưng em rửa mặt, thay áo quần, hướng dẫn các em đi vệ sinh rất thuần thục.
Ly đến đây từ 10 năm trước. Khi đó, em khoảng 2-3 tuổi, người nhà mang đến bỏ trước cổng mái ấm Phúc Lâm.
Hoan canh dang thuong cua nhung tre em o mai am Phuc Lam
Phúc Ly 12 tuổi, đang học lớp 1. 
Nghe tiếng khóc, anh Nguyễn Văn Lâm, 47 tuổi, người thành lập mái ấm, bước ra thì thấy một bé gái mặt tái nhợt vì sợ hãi, miệng khóc không ngớt, mắt dáo dác tìm người thân.
“Ban đầu, con khóc, không chịu chơi với ai và đòi về với mẹ. Phải mất nửa năm con mới quen với cuộc sống mới”, anh Lâm nhớ lại.
Bị sang chấn tâm lý lúc nhỏ, vì thế 12 tuổi Phúc Ly mới học lớp 1.
“Đến giờ, con không biết ba mẹ mình là ai. Bị bỏ rơi từ lúc nhỏ nhưng con không oán trách họ”, Phúc Ly không giấu được ánh mắt buồn khi nhắc đến bố mẹ đẻ.
Anh Lâm cho biết, không chỉ Phúc Ly đi học không đúng tuổi mà đa số các em ở mái ấm đều vậy vì sức khỏe và chậm hiểu hơn.
Phúc Nam (11 tuổi) cũng đang theo học lớp 1. Dù học kém, chưa đọc hết mặt chữ và làm các phép tính nhưng Phúc Nam luôn là người anh mạnh mẽ bảo vệ các em khi có mâu thuẫn xảy ra.
Trong những ký ức tuổi thơ của cậu bé, kỷ niệm vui nhất là được ba Lâm cho đi chơi biển. “Hôm đó, tụi con được đi ô tô, thích lắm. Ra đến biển, con đùa nghịch với cát, với sóng, quần áo ướt hết nhưng rất vui”, giọng hồn nhiên, Phúc Nam kể.
Hoan canh dang thuong cua nhung tre em o mai am Phuc Lam-Hinh-2
Cậu bé Phúc Nam. 
Thích môn Toán và tiếng Việt, Phúc Nhài (7 tuổi), có ước mơ sau này sẽ trở thành cô giáo đứng trên bục giảng. Hiện, Phúc Nhài đang học lớp 2. Em cho biết, nhìn cô giáo đứng trên bục giảng giảng bài em rất mê.
Được thành lập từ năm 2008 đến nay, mái ấm Phúc Lâm có hơn 84 trẻ. Trong đó có đến 70% bé là sinh non, 30% là các bé từ 3 tuổi trở xuống. Mái ấm do anh Nguyễn Văn Lâm, một giám đốc ở Đồng Nai thành lập. Anh nguyện không kết hôn để có thời gian, sức lực chăm sóc các em nhỏ bị bỏ rơi.
“Cô giáo nói, cả lớp bạn nào cũng nghe theo. Có mấy bạn hay nói con là trẻ mồ côi, cô yêu cầu các bạn phải xin lỗi con. Nhất định con sẽ học thật giỏi để bảo vệ các bạn khác giống như cô”, Phúc Nhài nói, miệng phụng phịu.
Anh Lâm cho biết, điều anh trăn trở hiện nay các con đến lớp thường bị các bạn trêu chọc về chuyện mình là trẻ mồ côi.
“Các bé quen rồi thì không sao, nhưng mấy bé mới đi học nghe về thường xuyên khóc", người cha của 84 đứa trẻ mồ côi trăn trở.
Hoan canh dang thuong cua nhung tre em o mai am Phuc Lam-Hinh-3
 Anh Nguyễn Văn Lâm và các em ở mái ấm Phúc Lâm.
Ông bố đơn thân cũng cho biết, anh sẽ luôn tạo điều kiện cho các con được đi học đầy đủ, để sau này các con tự lo cho bản thân, hướng đến những điều thiện lành.
“Tôi cứ động viên con, gắng học giỏi ba sẽ thưởng cho nhưng phần thưởng cho con chỉ là đôi dép, bộ quần áo. Các con nhận quà đều giữ rất cẩn thận, thương lắm”, anh Lâm nói.

Ảnh: Linh vật Tết “mái ấm hạnh phúc” ở Quảng Ngãi

Để hoàn thành "mái ấm hạnh phúc" linh vật mừng đón Tết Đinh Dậu, Quảng Ngãi mời các nghệ nhân Đà Nẵng cùng nhóm thợ thực hiện suốt một tháng.

Ảnh: Linh vật Tết “mái ấm hạnh phúc” ở Quảng Ngãi
Anh: Linh vat Tet “mai am hanh phuc” o Quang Ngai
Gia đình gà mang tên "Cổng đại cát" chúc mừng năm mới 2017 ở công viên Ba Tơ (TP Quảng Ngãi). Trong đó mô hình gà trống cao nhất đàn đến 6,5 m. Sau một tháng thực hiện, ngày 22/1, các nghệ nhân Đà Nẵng cùng nhóm thợ hoàn thành mô hình "Mái ấm hạnh phúc" của gia đình gà linh vật mừng đón Tết Đinh Dậu phục vụ nhu cầu du xuân người dân địa phương và du khách. 

Trào nước mặt chuyện tình thôn nữ miền Tây và chàng “tí hon”

Vì tình thương yêu, cô thôn nữ Ngô Thị Cẩm Giang đã chấp nhận rời xa vùng sông nước miền Tây về làm dâu xứ Nghệ, nếm trải nắng lửa, mưa dầm và rét buốt để dựng xây hạnh phúc.

Trào nước mặt chuyện tình thôn nữ miền Tây và chàng “tí hon”
Chuẩn bị vào Nam mưu sinh, Đậu Văn Quý (sinh năm 1994) ở xóm 2, Diễn Hải (huyện Diễn Châu, Nghệ An) rất đỗi bịn rịn khi phải chia tay con gái tròn 2 tuổi. Người bố tật nguyền ấy dùng đôi tay co quắp ôm chặt con gái vào lòng, âu yếm dặn dò: “Bố phải đi kiếm tiền, con ở nhà với mẹ và ông bà nội phải thật ngoan nhé. Ít tháng nữa bố về sẽ mua quần áo mới và nhiều bánh kẹo cho con”.

Người mẹ đơn thân nuôi 7 con trong căn nhà đặc biệt giữa lòng HN

Cũng giống như những đứa trẻ khác trong làng, các con của chị Sinh đều có hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Có con bị bố mẹ bỏ rơi từ lúc mới sinh, có con còn bố/mẹ nhưng bố/mẹ bệnh tật hoặc bị cách ly xã hội, không còn khả năng nuôi…

Người mẹ đơn thân nuôi 7 con trong căn nhà đặc biệt giữa lòng HN
Đó là một ngôi làng đặc biệt, nằm phía Tây Hà Nội. Trong làng tất cả các nhà đều có thiết kế dạng biệt thự, hoàn toàn giống nhau. Mỗi ngôi nhà mang tên một loài hoa: Phong Lan, Thủy Tiên, Đỗ Quyên, Hoa Phượng ...

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.